Để khắc phục tình trạng này cũng như đảm bảo cho hoạt động điều tra, giải quyết của cơ quan cố thẩm quyền được thuận lợi hơn, pháp luật Việt Nam đã có những quy định về việc giải quyết, uỷ thác, tương trợ tư pháp về hình sự. Khi đó, cơ quan có thẩm quyền phải lập mẫu yêu cầu tương trợ tư pháp về hình sự.
Mục lục bài viết
1. Mẫu yêu cầu tương trợ tư pháp về hình sự là gì?
Mẫu yêu cầu tương trợ tư pháp về hình sự là mẫu yêu cầu do cơ quan có thẩm quyền lập ra khi có yêu cầu về tương trợ tư pháp hình sự. Mẫu yêu cầu tương trợ tư pháp về hình sự nêu rõ thông tin về cơ quan uỷ thác tư pháp, tên cơ quan được ủy thác tư pháp, địa chỉ của cơ quan được uỷ thác tư pháp, họ và tên người có liên quan trực tiếp đến ủy thác tư pháp, nội dung công việc ủy thác tư pháp( mục đích ủy thác tư pháp, nội dung vụ án và các tình tiết liên quan, trích dẫn điều luật có thể áp dụng, nội dung yêu cầu tương trợ, các biện pháp có thể thực hiện ủy thác tư pháp, chứng nhận chứng thực, bảo đảm và cam kết, thời hạn thực hiện ủy thác tư pháp)
Mẫu yêu cầu tương trợ tư pháp được dùng để yêu cầu về tương trợ tư pháp về hình sự, mẫu yêu cầu tương trợ tư pháp về hình sự là cơ sở để cơ quan có thẩm quyền tiến hành những thủ tục về tương trợ tư pháp theo quy định của pháp luật. Về nguyên tắc, tương trợ tư pháp về hình sự được thực hiện trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng và các bên cùng có lợi, phù hợp với Hiến pháp, pháp luật của Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Theo quy định của pháp luật, phạm vi tương trợ tư pháp về hình sự giữa Việt Nam và nước ngoài bao gồm những hoạt động sau: (1) Tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu liên quan đến tương trợ tư pháp về hình sự, (2) Thu thập, cung cấp chứng cứ, (3) Triệu tập người làm chứng, người giám định, (4) trao đổi thông tin, (5) truy cứu trách nhiệm hình sự, (6) Các yêu cầu tương trợ tư pháp khác về hình sự.
2. Mẫu yêu cầu tương trợ tư pháp về hình sự:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
_____________
……, ngày…… tháng…… năm 20……
YÊU CẦU TƯƠNG TRỢ TƯ PHÁP VỀ HÌNH SỰ
……1…… Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam xin gửi lời chào trân trọng đến ……(5) ……….
Căn cứ pháp lý:………(6)
Tên cơ quan ủy thác tư pháp:..(1)
Địa chỉ:
Là cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền yêu cầu tương trợ tư pháp về hình sự theo pháp luật Việt Nam, thông qua Viện kiểm sát nhân dân tối cao – Cơ quan Trung ương về tương trợ tư pháp hình sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Trân trọng ủy thác cho: Tên cơ quan được ủy thác tư pháp:…(5)
Địa chỉ: (nếu có)…………..(5) ………..
Họ và tên người có liên quan trực tiếp đến ủy thác tư pháp:……(7)
Giới tính:……(8)
Quốc tịch:…(8)
Địa chỉ:………(8)
Nội dung công việc ủy thác tư pháp:
a) Mục đích ủy thác tư pháp:…………(9) ……..
b) Nội dung vụ án và các tình tiết liên quan:…………(10)
c) Trích dẫn điều luật có thể áp dụng:…………(11)
d) Nội dung yêu cầu tương trợ:………(12)
đ) Về các biện pháp có thể thực hiện ủy thác tư pháp:……(13)
e) Chứng nhận chứng thực:………(14)
g) Bảo đảm và cam kết:…………(15 )
h) Về thời hạn thực hiện ủy thác tư pháp:…………(16)
(Cơ quan yêu cầu) khẳng định rằng yêu cầu này là cần thiết cho quá trình điều tra, truy tố, xét xử vụ án đã nêu trên.
Nhân dịp này………(1)…… Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam một lần nữa xin gửi tới ………5………… lời chào trân trọng.
Tài liệu đính kèm:..(17)
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký tên, đóng dấu)
3. Hướng dẫn sử dụng mẫu yêu cầu tương trợ tư pháp về hình sự:
(1): Ghi tên cơ quan yêu cầu uỷ thác tư pháp (Ví dụ: Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Hà Nội hoặc Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội)
(2): Viết tắt Cơ quan yêu cầu ủy thác tư pháp
(3): Ghi rõ số lần yêu cầu tương trợ tư pháp
(4): Ghi mã số hồ sơ ủy thác lần 1
(5): Ghi đầy đủ tên và địa chỉ của cơ quan được ủy thác tư pháp theo quy định về địa giới hành chính của nước được ủy thác tư pháp (nếu biết). (Ví dụ: Viện kiểm sát nhân dân tối cao….., địa chỉ: số……, đường…, quận….., thành phố……, nước ……). Nếu giữa Việt Nam và nước ngoài có điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực hình sự thì cơ quan được ủy thác tư pháp là cơ quan có thẩm quyền theo quy định của điều ước quốc tế đó. Nếu Việt Nam và nước ngoài chưa có điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp về hình sự thì cơ quan được ủy thác tư pháp là cơ quan có thẩm quyền nước ngoài
(6): Ghi rõ văn bản pháp lý mà dựa vào đó hai nước thực hiện ủy thác tư pháp cho nhau (Ví dụ: Hiệp định tương trợ tư pháp……) hoặc căn cứ nguyên tắc có đi có lại (trong trường hợp Việt Nam và nước được yêu cầu chưa ký Hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự); Luật Tương trợ tư pháp 2007 của Việt Nam
(7): Ghi đầy đủ thông tin về người liên quan trực tiếp đến ủy thác tư pháp. Nếu người liên quan trực tiếp đến ủy thác tư pháp là cá nhân thì ghi đầy đủ tên, ngày tháng năm sinh; nếu người liên quan trực tiếp đến ủy thác tư pháp là cơ quan, tổ chức thì ghi tên đầy đủ hoặc văn phòng trụ sở chính của cơ quan, tổ chức đó (nếu có tên bằng tiếng nước ngoài thì ghi cả tên bằng tiếng nước ngoài)
(8): Trước khi tiến hành lập hồ sơ ủy thác tư pháp, cơ quan yêu cầu ủy thác tư pháp phải thu thập, xác minh chính xác các thông tin như giới tính, quốc tịch, địa chỉ nơi cư trú hoặc nơi làm việc của người liên quan trực tiếp đến việc ủy thác
(9): Mục đích của ủy thác tư pháp là nhằm phục vụ cho quá trình điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự đang được điều tra và nêu tại hồ sơ yêu cầu này tại Việt Nam
(10): Ghi tóm tắt nội dung vụ án, đặc biệt là các tình tiết hay thông tin về nội dung vụ án mà liên quan việc lập yêu cầu tương trợ. Nêu các thủ tục tố tụng đã áp dụng đối với vụ án, tiến độ điều tra, truy tố, xét xử.
(11): Trích dẫn điều luật quy định tội danh và hình phạt trong Bộ luật hình sự Việt Nam. Trường hợp mới xác định được tội danh thì trích dẫn toàn bộ điều luật đó; trường hợp đã xác định được tội danh và điều khoản áp dụng thì chỉ cần trích dẫn khoản 1 và điều khoản mô tả cấu thành tội đó và hình phạt áp dụng. “1….…3….”
(12): Nêu những công việc cụ thể mà Quốc gia được yêu cầu phải thực hiện.
Lưu ý: phải gửi yêu cầu tương trợ chậm nhất 90 ngày trước ngày dự định người đó phải có mặt.
– Khám xét người hay địa điểm (cơ quan lập yêu cầu có thể ban hành Lệnh khám xét và gửi kèm theo hồ sơ tương trợ để đề nghị cơ quan có thẩm quyền của nước được yêu cầu thi hành Lệnh khám xét đó hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền của nước được yêu cầu ban hành và thi hành Lệnh khám xét để thu thập chứng cứ, đồ vật, tài liệu, đồng thời nêu các thông tin như phần mục đích thu thập chứng cứ, cung cấp đồ vật tài liệu; hồ sơ yêu cầu tương trợ cần kèm theo các quyết định tố tụng hình sự của cơ quan tiến hành tố tụng và tài liệu, chứng cứ, thông tin khác cần thiết cho việc khám xét).
– Chuyển giao quyền truy cứu trách nhiệm hình sự (chuyển giao hồ sơ vụ án, tang vật, đồ vật, tài liệu khác có liên quan).
– Nội dung yêu cầu tương trợ khác (nếu có)
Lưu ý:
– Nếu kết quả tương trợ cần được thể hiện theo một mẫu văn bản tố tụng theo pháp luật Việt Nam thì cơ quan lập yêu cầu phải gửi kèm theo mẫu đó cùng bản dịch ra ngôn ngữ của nước được yêu cầu hoặc ngôn ngữ quy định tại Hiệp định mà các bên là thành viên hay ngôn ngữ khác được nước yêu cầu chấp nhận.
– Liên quan đến nội dung yêu cầu, nếu thấy cần thiết, cơ quan lập yêu cầu có thể gửi các tài liệu, đồ vật kèm theo để hỗ trợ cho việc thực hiện yêu cầu.
(13): Cơ quan ủy thác tư pháp có thể đề nghị cơ quan được ủy thác thực hiện theo các biện pháp cụ thể để đảm bảo việc giải quyết vụ án theo pháp luật Việt Nam. Các biện pháp này phải được miêu tả chi tiết để cơ quan được ủy thác thực hiện chính xác theo đúng yêu cầu của phía Việt Nam.
– Có thể lưu ý thêm: Trường hợp không thể thực hiện được theo địa chỉ đã nêu trong văn bản yêu cầu thì đề nghị cơ quan được yêu cầu căn cứ theo pháp luật của nước mình tiến hành các biện pháp cần thiết để xác minh địa chỉ đúng. Trường hợp không tống đạt được cho người có liên quan thì đề nghị cơ quan được yêu cầu thông báo theo quy định của pháp luật nước được yêu cầu.
– Trường hợp cần bổ sung thông tin để thực hiện ủy thác tư pháp thì đề nghị cơ quan được yêu cầu thông báo cho cơ quan đã yêu cầu biết
(14): Trong trường hợp kết quả tương trợ đòi hỏi phải chứng nhận, chứng thực thì nêu cách thức chứng thực, chứng nhận cần thực hiện
(15): Các tài liệu, thông tin do phía được yêu cầu ủy thác cung cấp sẽ chỉ được sử dụng cho mục đích điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự nêu trong yêu cầu. Kết quả thực hiện yêu cầu tương trợ sẽ được đảm bảo giữ bí mật theo quy định của pháp luật Việt Nam và yêu cầu của phía được yêu cầu ủy thác (nếu có). Trong trường hợp kết quả tương trợ cần được sử dụng ngoài mục đích nêu trên thì phải có sự đồng ý của phía được yêu cầu ủy thác
(16): Nêu thời hạn mong muốn nhận được kết quả thực hiện tương trợ tư pháp. (Ví dụ: Thời hạn nhận kết quả tương trợ tốt nhất là trước ngày.. tháng .. năm..). Trường hợp là yêu cầu khẩn thì phải nêu rõ lý do
(17): Liệt kê các văn bản gửi kèm theo Công văn ủy thác (gồm … trang tiếng Việt và … trang tiếng nước ngoài).
– Cơ sở pháp lý: Luật tương trợ tư pháp 2007.