Khi có yêu cầu thu mẫu và kiểm định môi trường thì phải lập thành văn bản về việc yêu cầu thu mẫu và kiểm định môi trường. Vậy mẫu yêu cầu thu mẫu và kiểm định môi trường là gì? Mẫu yêu cầu thu mẫu và kiểm định môi trường bao gồm những nội dung gì?
Mục lục bài viết
1. Mẫu yêu cầu thu mẫu và kiểm định môi trường là gì?
Mẫu yêu cầu thu mẫu và kiểm định môi trường là mẫu văn bản ghi lại quá trình kiểm định môi trường của cán bộ kiểm định môi trường. Mẫu yêu cầu thu mẫu và kiểm định môi trường nêu rõ thông tin về nội dung yêu cầu thu mẫu và kiểm định, thời gian dự kiến tiến hành, họ tên, chức danh, số điện thoại của người liên lạc…Từ mẫu yêu cầu thu mẫu và kiểm định môi trường cơ quan kiểm định sẽ tổng hợp và đưa ra kết luận kiểm định môi trường. Từ kết luận kiểm định môi trường mà cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền sẽ đưa ra những biện pháp, những quy định, những phương án nhằm khắc phục những hậu quả, góp phần bảo vệ môi trường. Nếu trong quá trình thu mẫu và kiểm định môi trường, trong kết luận kiểm định mà cán bộ kiểm định chỉ ra được những sai phạm của đơn vị, tổ chức, cá nhân nào đó thì những đơn vị, tổ chức, cá nhân phải chịu xử phạt theo quy định của pháp luật về môi trường tuỳ thuộc vào mức độ, tính chất của hành vi.
Mẫu yêu cầu thu mẫu và kiểm định môi trường là mẫu văn bản được dùng để yêu cầu về việc thu mẫu và kiểm định môi trường, kết quả kiểm định, để từ đó cán bộ kiểm định sẽ đưa ra kết luận kiểm định môi trường. Mẫu yêu cầu thu mẫu và kiểm định môi trường là cơ sở để cơ quan có thẩm quyền tiến hành thu mẫu và kiểm định môi trường theo đúng trình tự, thủ tục về thu mẫu và kiểm định môi trường. Sau đó, trong kết quả của kết luận của kiểm định chỉ có giá trị đối với mẫu thử, và mẫu kết luận kiểm định này không được trích sao một phần kết quả này nếu không được sự đồng ý của đơn vị kiểm định, và tên mẫu, tên khách hàng được ghi theo yêu cầu của khách hàng.
2. Mẫu yêu cầu thu mẫu và kiểm định môi trường:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———————–
(1) …………………….
—————–
Số: …../YCKĐ- ….
…, ngày ….. tháng ….. năm 20 …
YÊU CẦU THU MẪU VÀ KIỂM ĐỊNH MÔI TRƯỜNG
Kính gửi: ……
(2) ……
Yêu cầu ………
tiến hành công tác thu mẫu, kiểm định môi trường tại cơ sở/ địa điểm trên.
Dự kiến thời gian tiến hành: ……
Họ tên, chức danh, điện thoại người liên lạc: ………
Nơi nhận:
– Như trên;
– ……………
– ……………
– ……………
– Lưu: ………
(3) …………
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn mẫu yêu cầu thu mẫu và kiểm định môi trường:
(1) Tên cơ quan chủ quản cấp trên và cơ quan yêu cầu.
(2) Nội dung văn bản gồm tóm tắt nội dung sự việc (lý do yêu cầu thu mẫu và kiểm định môi trường).
(3) Chức danh người có thẩm quyền.
4. Quy định của pháp luật về thu mẫu và kiểm định môi trường:
– Theo quy định của pháp luật quy định về kiểm định môi trường, theo đó, kiểm định kiểm định ban đầu trước khi đưa vào sử dụng, kiểm định định kỳ trong quá trình sử dụng và kiểm định sau sửa chữa được hiểu là hoạt động đánh giá, xác nhận đặc tính kỹ thuật đo lường của thiết bị quan trắc môi trường theo yêu cầu kỹ thuật đo lường và thực hiện biện pháp kiểm soát về đo lường của cơ quan kiểm định.
– Việc kiểm định môi trường sẽ phụ thuộc vào yêu cầu cũng như đối tượng được kiểm định, những đối tượng được kiểm định khá đa dạng. Và quá trình kiểm định được diễn ra theo đúng trình tự, thủ tục về kiểm định theo quy định của pháp luật, ví dụ về kiểm định mẫu nước thải thì quy trình kiểm định mẫu nước thải được diễn ra như sau: tiếp nhận, xem xét yêu cầu kiểm định và mẫu vật; chẩn bị dung cụ, thiết bị và xử lý mẫu nước được phân tích; triển khai phân tích; kết thúc công tác phân tích trong phòng thử nghiệm
+ Bước 1: Tiếp nhận, xem xét yêu cầu kiểm định và mẫu vật. Cơ quan tiếp nhận mẫu vật là Phòng thử nghiệm hoặc đơn vị kiểm định. Khi tiếp nhận mẫu vật thì phòng thử nghiệm hoặc đơn vị kiểm định có trách nhiệm đánh giá chất lượng mẫu cần kiểm định và xem xét yêu cầu kiểm định để xác định sự phù hợp với năng lực kiểm định. Nếu trong trường hợp Phòng thử nghiệm hoặc đơn vị kiểm định nhận thấy không phù hợp thì từ chối kiểm định hoặc sử dụng nhà thầu phụ thực hiện. Đối với trường hợp phù hợp thì tiến hành mã hóa mẫu với mẫu chưa được mã hóa hoặc mã hóa chưa đạt yêu cầu và phân công thực hiện nhiệm vụ phân tích theo các thông số cần kiểm định theo quy định của pháp luật.
+ Bước 2: Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị và xử lý mẫu trước phân tích. Phòng thử nghiệm hoặc đơn vị kiểm định sau khi tiếp nhận mẫu kiểm định thì sẽ xăn cứ vào các thông số cần phân tích của mẫu nước thải và phương pháp phân tích sẽ thực hiện để chuẩn bị đúng chủng loại, đúng và đủ về số lượng và chất lượng các trang thiết bị, dụng cụ, hóa chất, thuốc thử và các mẫu QC phục vụ việc kiểm định. Sau đó, Phòng thử nghiệm hoặc đơn vị kiểm định sẽ tiến hành xử lý mẫu trước phân tích theo quy trình xử lý mẫu trước phân tích ứng với phương pháp phân tích và thông số môi trường cụ thể để cho ra được kết quả phù hợp và chính xác nhất đối với từng trường hợp.
+ Bước 3: Triển khai phân tích: Sau khi đã chuẩn bị dụng cụ, thiết bị và xử lý mẫu trước phân tích thì Phòng thử nghiệm hoặc đơn vị kiểm định thực hiện tiến hành phân tích. Quy trình phân tích được tiến hành theo quy trình kỹ thuật phân tích đã được phòng thử nghiệm xây dựng theo từng phương pháp cụ thể. Khi đó, Phòng thử nghiệm hoặc đơn vị kiểm định phải phân tích đồng thời mẫu cần kiểm định với các mẫu kiểm soát chất lượng.
+ Bước 4: Kết thúc công tác phân tích trong phòng thử nghiệm: Tại bước này thì Phòng thử nghiệm hoặc đơn vị kiểm định sẽ dựa vào từng phép đo tương ứng mà tính toán, xử lý số liệu phân tích, và kiểm tra tổng hợp về tính hợp lý của các kết quả, những loại hồ sơ kiểm định được dùng để kiểm tra đó là: bên bản kiểm định và các kết quả đo, kết quả phân tích, biên bản đo kiểm hiện trường…. Trong trường hợp đã hoàn thành và đã đủ điều kiện thì sẽ tiến hành viết kết luận kiểm định môi trường theo quy định của pháp luật về kết luận kiểm định môi trường.
– Có thể thấy được vai trò quan trọng và cần thiết của việc yêu cầu và kiểm định môi trường. Theo đó, kiểm định môi trường là một trong những hoạt động không thể thiếu, theo quy định của pháp luật thì cán bộ và hành trạm phải được đào tạo đầy đủ về công tác quản lý và vận hành trạm, khắc phục sự cố. Trong quá trình kiểm định thì những thiết bị quan trắc tự động, liên tục phải được bảo trì, sửa chữa, thay thế linh phụ kiện phải được đơn vị vận hành lập kế hoạch và được quy định chi tiết trong quy trình vận hành chuẩn SOP. Theo quy định của pháp luật khuyến khích kiểm tra định kỳ thông qua việc đối chứng với kết quả quan trắc định kỳ theo các phương pháp đã được quy định nhằm góp phần vào công tác quản lý, bảo vệ môi trường, phát hiện, xử lý kịp thời những hành vi vi phạm.
– Theo đó, kiểm định, hiệu chuẩn và kiểm tra định kỳ đối với thiết bị quan trắc tự động, liên tục và phải đảm bảo về những thiết bị tiến hành kiểm định. Quá trình kiểm tra thiết bị bằng chất chuẩn và kiểm định, hiệu chuẩn thiết bị phải được ghi lại trong nhật ký vận hành trạm. Ngoài ra, những thiết bị đo quan trắc trước khi đưa vào tiến hành kiểm định thì phải được kiểm định, hiệu chuẩn theo quy định của pháp luật hiện hành về đo lường.
Những thiết bị quan trắc trừ thiết bị đo nhiệt độ, bụi PM10, bụi PM2,5 phải được kiểm tra định kỳ bằng chất chuẩn theo khuyến cáo của nhà sản xuất nhưng phải bảo đảm tối thiểu 01 tháng/lần bởi đơn vị vận hành trạm. Bên cạnh đó, những thiết bị quan trắc tự động, liên tục phải thực hiện kiểm định, hiệu chuẩn lại thiết bị đo khi giá trị đo được trên thiết bị đo so với giá trị nồng độ của chất chuẩn có sai lệch ≥ 10%. Trong quá trình kiểm định thì khuyến khích kiểm định, hiệu chuẩn lại thiết bị đo khi giá trị đo được trên thiết bị đo so với giá trị nồng độ của chất chuẩn có sai lệch < 10%.
– Cơ sở pháp lý:
+
+ Thông tư 41/2020/TT-BCA quy định về kiểm định nước thải do Bộ Công an ban hành.
+ Thông tư 10/2021/TT-BTNMT quy định về kỹ thuật quan trắc môi trường và quản lý thông tin, dữ liệu quan trắc chất lượng môi trường do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.