Vì nhiều yếu tố khách quan mà Thủ trưởng cơ quan đơn vị chưa ra quyết định truy nã, do đó pháp luật trao quyền cho Viện Kiểm sát yêu cầu ra quyết định truy nã người bị kết án phạt tù trốn thi hành án.
Mục lục bài viết
- 1 1. Yêu cầu ra quyết định truy nã người bị kết án phạt tù trốn thi hành án là gì?
- 2 2. Mục đích yêu cầu ra quyết định truy nã người bị kết án phạt tù trốn thi hành án:
- 3 3. Mẫu yêu cầu ra quyết định truy nã người bị kết án phạt tù trốn thi hành án:
- 4 4. Hướng dẫn mẫu yêu cầu ra quyết định truy nã người bị kết án phạt tù trốn thi hành án:
1. Yêu cầu ra quyết định truy nã người bị kết án phạt tù trốn thi hành án là gì?
Thi hành án hình sự là việc thực hiện công lý, công bằng xã hội trong thực tế. Bảo đảm thi hành các bản án hoặc quyết định có hiệu lực pháp luật của
Mục đích của thi hành án hình sự là giáo dục người có tội trở thành người lương thiện, có ý thức tôn trọng pháp luật và các quy tắc của cuộc sống xã hội, thói quen lao động, hành vi hướng thiện vì lợi ích cá nhân và cộng đồng. Ngoài ra thông quá việc tổ chức thi hành án hình sự, nhà nước chứng tỏ cho mọi công dân biết tính nghiêm minh của pháp luật sự, trừng trị nghiêm minh, kịp thời đối với bất cứ ai phạm tội.
Từ sự phân tích trên có thể hiểu: Thi hành án hình sự là việc các cơ quan, người có thẩm quyền thực hiện nhiệm vụ theo trình tự, thủ tục do luật định nhằm đưa bản án và quyết định hình sự có hiệu lực pháp luật ra thi hành.
Thi hành án phạt tù là một trong những hoạt động của thi hành án hình sự. Bản án phạt tù của tòa án đã có hiệu lực pháp luật phải được thực hiện đúng với nội dung trong bản án trên thực tế, mà cụ thể là buộc người bị kết án tù chấp hành hình phạt tại trại giam, trại tạm giam nhằm giáo dục họ trở thành người lương thiện. Trong thời gian chấp hành hình phạt, người bị kết án phạt tù phải bị giam giữ, lao động và học tập theo quy định của pháp luật. Hình phạt tù về thực chất là tước một số quyền tự do, giam giữ người bị kết án phạt tù tại trại giam, cách ly người đó khỏi môi trường xã hội bình thường một khoảng thời gian nhất định để thực hiện mục đích của hình phạt là bảo đảm công lý, công bằng xã hội, cải tạo, giáo dục người phạm tội và biện pháp phòng ngừa.
Quyết định truy nã là văn bản do chủ thể có thẩm quyền ban hành nhằm truy tìm, tìm kiếm và bắt giữ người bị kết án phạt tù trốn thi hành án để thực hiện thi hành án.
Yêu cầu ra quyết định truy nã người bị kết án phạt tù trốn thi hành án là văn bản do Viện kiểm sát ban hành nhằm đề nghị Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh có thẩm quyền truy nã khi xét thấy người bị kết án đã hết thời hạn luật định mà không tự nguyện đi chấp hành án hoặc người được hoãn, tạm đình chỉ chấp hành án đã hết thời hạn hoãn, tạm đình chỉ, có đủ điều kiện để thi hành án nhưng bỏ trốn mà Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh chưa ra quyết định truy nã.
2. Mục đích yêu cầu ra quyết định truy nã người bị kết án phạt tù trốn thi hành án:
Việc trao quyền yêu cầu ra quyết định truy nã người bị kết án phạt tù trốn truy nã cho Viện kiểm sát xuất phát từ chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp và thực hành quyền công tố của cơ quan này. Đây là văn bản có ý nghĩa quan trọng, thể hiện sự quan tâm, sát sao của cơ quan tiến hành tố tụng, là cơ sở để phát sinh nghĩa vụ của cơ quan ra quyết định truy nã và gửi quyết định đó cho Viện kiểm sát. Bên cạnh đó, yêu cầu ra quyết định truy nã còn là cơ sở để hợp pháp hóa hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng.
Thẩm quyền ra quyết định truy nã được trao cho cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh; cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu.
Yêu cầu này chỉ diễn ra khi người bị kết án đang tại ngoại. Tuy nhiên, pháp luật lại không quy định cụ thể về hoạt động yêu cầu, ví dụ như lí do, trình tự, thủ tục, thời hạn, điều này dẫn đến những khó khăn nhất định. Luật Thi hành án hình sự chỉ nêu rõ: “Trường hợp người bị kết án phạt tù đang tại ngoại thì trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được quyết định thi hành án, người chấp hành án phải có mặt tại trụ sở cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện hoặc cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu được chỉ định trong quyết định thi hành án; quá thời hạn này mà người đó không có mặt, Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp hoặc Vệ binh hỗ trợ tư pháp thực hiện áp giải thi hành án.
Trường hợp người bị kết án phạt tù đang tại ngoại bỏ trốn thì cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu ra quyết định truy nã và tổ chức truy bắt;….”
Hay trong trường hợp hết thời hạn hoãn thi hành án mà người bị kết án bỏ trốn: “Trường hợp người được hoãn chấp hành án bỏ trốn thì cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu ra quyết định truy nã và tổ chức truy bắt.”
Hoặc trường hợp: “Trường hợp người được tạm đình chỉ bỏ trốn, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu ra quyết định truy nã và tổ chức truy bắt.”
Như vậy, theo những quy định này, trách nhiệm lớn nhất vẫn thuộc về cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cấp quân khu mà không nhắc tới quyền yêu cầu của Viện kiểm sát. Điều này cho thấy Viện kiểm sát chỉ yêu cầu khi người bị kết án bỏ trốn mà chủ thể có thẩm quyền không ra quyết định truy nã, làm mất đi tính nghiêm minh của pháp luật.
3. Mẫu yêu cầu ra quyết định truy nã người bị kết án phạt tù trốn thi hành án:
VIỆN KIỂM SÁT………………………….[1]
VIỆN KIỂM SÁT …………..[2]
Số: ……../YC-VKS…-…[3]
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
…….., ngày …………… tháng…………..năm 20………..
YÊU CẦU
Ra quyết định truy nã người bị kết án phạt tù trốn thi hành án
VIỆN TRƯỞNG VIỆN KIỂM SÁT ……………………2……………..………..
Căn cứ Điều 25 và Điều 26 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân;
Căn cứ Điều 141 và Điều 143 Luật Thi hành án hình sự;
Căn cứ Bản án…[4]… số……ngày….tháng……năm…..của Tòa án……. [5]…………
và Quyết định thi hành án số…….ngày……tháng……năm……của Tòa án……[6]………..
đối với người bị kết án …….…………….; Tên gọi khác:……………………………………..
Sinh ngày…………tháng……..….năm…….….tại…………..; Giới tính:……………
Quốc tịch:………….……….; Dân tộc:……………………..; Tôn giáo:…………..
Nghề nghiệp:…………
Nơi cư trú: ………
Phạm tội: ………………………….; Xử phạt:…………………[7]
Xét thấy,…………….[8]………..……đã trốn từ ngày…….tháng……năm……đến nay (Thủ trưởng đơn vị được yêu cầu)[9]……………………..chưa ra quyết định truy nã,
YÊU CẦU:
(Thủ trưởng đơn vị được yêu cầu) 9……………………ra quyết định truy nã đối với ..…….8………… và gửi quyết định cho Viện kiểm sát…….. 2……để kiểm sát./.
Nơi nhận:
– Đơn vị được yêu cầu (để thực hiện);
– Lưu: VT, hồ sơ kiểm sát.
VIỆN TRƯỞNG[10]
4. Hướng dẫn mẫu yêu cầu ra quyết định truy nã người bị kết án phạt tù trốn thi hành án:
[1] Ghi tên Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp hoặc Viện kiểm sát nhân dân tối cao
[2] Ghi tên Viện kiểm sát ban hành. Trường hợp Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành thì bỏ mục này
[3] Viết tắt tên Viện kiểm sát ban hành – đơn vị phụ trách (nếu có)
[4] Nếu là sơ thẩm thì ghi “sơ thẩm”, nếu là phúc thẩm thì ghi “phúc thẩm”…
[5] Ghi tên Tòa án đã ban hành Bản án
[6] Ghi tên Tòa án đã ra Quyết định thi hành án
[7] Ghi thông tin của người bị kết án theo Quyết định thi hành án
[8] Nêu rõ người bị kết án đã hết thời hạn luật định mà không tự nguyện đi chấp hành án hoặc người được hoãn, tạm đình chỉ chấp hành án đã hết thời hạn hoãn, tạm đình chỉ, có đủ điều kiện để thi hành án nhưng bỏ trốn
[9] Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh có thẩm quyền truy nã
[10] Thẩm quyền ký thực hiện theo Phụ lục ban hành kèm theo Quy chế Công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, thi hành án hình sự.
Cơ sở pháp lý:
Luật thi hành án hình sự năm 2019
Quyết định 39/QĐ-VKSTC năm 2018 về biểu mẫu nghiệp vụ công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, thi hành án hình sự do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành