Có thể nói công tác tiếp nhận nguồn tin tố giác về tội phạm có ý nghĩa to lớn trong việc đấu tranh và phòng chống tội phạm. Khi tiếp nhận nguồn tin tố giác tội phạm của cá nhân, cơ quan, tổ chức chuyển cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Vậy yêu cầu chuyển nguồn tin về tội phạm được tiến hành như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mẫu yêu cầu chuyển nguồn tin về tội phạm là gì?
Căn cứ dựa trên quy định của pháp luật tại Điều 4 bộ luật hình sự 2015 có đưa ra khái niệm về nguồn tin về tội phạm gồm tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố của cơ quan, tổ chức, cá nhân, lời khai của người phạm tội tự thú và thông tin về tội phạm do cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trực tiếp phát hiện.
Dựa trên quy định chúng tôi đưa ra như trên có thể thấy theo quy định trên có 5 nguồn tin. Các khái niệm về: Tự thú, tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố được quy định rất rõ tại Điều 4, Điều 144
Theo quy định tại Điều 160. Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát trong việc tiếp nhận và kiểm sát việc giải quyết nguồn tin về tội phạm bộ luật tố tụng hình sự quy định về chuyển nguồn tin về tội phạm:
” 1. Tiếp nhận đầy đủ tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố do cơ quan, tổ chức, cá nhân chuyển đến, tiếp nhận người phạm tội tự thú, đầu thú và chuyển ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền giải quyết.”
Theo đó, có thể hiểu việc chuyển nguồn tin về tội phạm đó là một công việc khi đã tiếp nhận thông tin tố giác về tội phạm thì sẽ được chuyển cho cơ quan điều tra tiến hành các thủ tục để giải quyết.
Mẫu yêu cầu chuyển nguồn tin về tội phạm là mẫu với các nội dung và thông tin về nguồn tin tố giác tội phạm của cá nhân, cơ quan, tổ chức chuyển cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết với mục đích thu thập, củng cố chứng cứ, tài liệu, đồ vật để làm rõ những tình tiết liên quan đến những vấn đề phải chứng minh trong vụ án hình sự
2. Mẫu yêu cầu chuyển nguồn tin về tội phạm:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
VIỆN KIỂM SÁT (1)
… …….(2)
Số:…../YC-VKS…-… (3)
….., ngày…tháng…năm…
YÊU CẦU
CHUYỂN NGUỒN TIN VỀ TỘI PHẠM (4)
VIỆN TRƯỞNG VIỆN KIỂM SÁT…
Căn cứ các điều 41, 145, 146, và 159 Bộ luật Tố tụng hình sự;
Sau khi nghiên cứu hồ sơ vụ việc…., xét thấy (Nêu lý do chuyển nguồn tin về tội phạm): , (5)
YÊU CẦU:
1. Cơ quan……(6)… chuyển nguồn tin về tội phạm nêu trên và tài liệu, đồ vật kèm theo đến Cơ quan……(7)… để giải quyết theo thẩm quyền.
2. Cơ quan….. và …… thực hiện việc chuyển và tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm theo đúng quy định của pháp luật và thông báo kết quả đến Viện kiểm sát…./.(8)
Nơi nhận:
– Cơ quan, tổ chức đã tiếp nhận nguồn tin về tội phạm;
– Cơ quan có thẩm quyền giải quyết nguồn tin về tội phạm;
– ……;
– Lưu: HSVV, HSKS, VP.
VIỆN TRƯỞNG (9)
(Ký tên, đóng dấu)
3. Hướng dẫn làm mẫu yêu cầu chuyển nguồn tin về tội phạm:
[1] Ghi tên Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp hoặc Viện kiểm sát nhân dân tối cao
[2] Ghi tên Viện kiểm sát ban hành. Trường hợp Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành thì bỏ mục này
[3] Viết tắt tên Viện kiểm sát ban hành – đơn vị phụ trách (nếu có)
[4] Tố giác hoặc tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố hoặc nguồn tin khác
[5] Ghi tóm tắt nội dung nguồn tin về tội phạm
[6] Ghi tên cơ quan, tổ chức đã tiếp nhận nguồn tin về tội phạm
[7] Ghi tên cơ quan có thẩm quyền giải quyết nguồn tin về tội phạm
[8] Trường hợp VKS yêu cầu chuyển nguồn tin về tội phạm để giải quyết theo thẩm quyền thì không cần thông báo kết quả
[9] Trường hợp Phó Viện trưởng được Viện trưởng ủy quyền ký thay thì ghi như sau:
“KT. VIỆN TRƯỞNG
PHÓ VIỆN TRƯỞNG”
4. Quy định của pháp luật về giải quyết nguồn tin về tội phạm:
Theo quy định của bộ luật tố tụng hình sự và dựa trên tình hình thực tế ta có thể thấy công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố được
Đầu tiên, Căn cứ dựa trên những quy định tại bộ luật tố tụng hình sự quy định về nguồn tin về tội phạm được quy định tại điểm d khoản 1 Điều 4 Bộ luật Tố tụng hình sự gồm: “tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố của cơ quan, tổ chức, cá nhân, lời khai của người phạm tội tự thú và thông tin về tội phạm do cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trực tiếp phát hiện”, đây cũng là các căn cứ để Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng Quyết định khởi tố vụ án hình sự.
Tại Điều 143 bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định:
“Chỉ được khởi tố vụ án khi đã xác định có dấu hiệu tội phạm. Việc xác định dấu hiệu tội phạm dựa trên những căn cứ:
1. Tố giác của cá nhân;
2. Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
3. Tin báo trên phương tiện thông tin đại chúng;
4. Kiến nghị khởi tố của cơ quan nhà nước;
5. Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm;
6. Người phạm tội tự thú.”
Dựa trên quy định chúng tôi nêu ra như trên có thể thấy các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng (chủ yếu là Cơ quan Cảnh sát điều tra) đã phát hiện hành vi có dấu hiệu tội phạm qua “hoạt động nghiệp vụ”, mặc dù đã tiến hành kiểm tra, xác minh nhưng không tiến hành thụ lý, phân công người có thẩm quyền tiến hành tố tụng và không chuyển nguồn tin đến Viện kiểm sát để Viện kiểm sát thụ lý, phân công Kiểm sát viên theo quy định
Ngoài ra, dựa trên các căn cứ pháp lý về trình tự thủ tục, chức năng nhiệm vụ của Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong việc thụ lý, giải quyết một số nguồn tin được quy định từ Điều 144 đến Điều 152 Bộ luật Tố tụng hình sự và TTLT số 01/2017, cụ thể: Tố giác của công dân. Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân; Tin báo trên phương tiện thông tin đại chúng, kiến nghị khởi tố của cơ quan nhà nước và người phạm tội tự thú. Tuy nhiên, nguồn tin do “Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm” chưa được quy định trong BLTTHS và TTLT số 01/2017 gây khó khăn cho việc thụ lý, giải quyết về trình tự, thủ tục, thời hạn của Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng nói chung và Viện kiểm sát nhân dân nói riêng trong công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc giải quyết nguồn tin về tội phạm.
Đối với một số nguồn tin về tội phạm do “Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trực tiếp phát hiện”. Sau khi kiểm tra, xác minh có đủ dấu hiệu của tội phạm (không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 9 TTLT số 01/2017) được quy định trong
Theo căn cứ quy định tại Điều 86 BLTTHS quy định:
“Chứng cứ là những gì có thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định, được dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội và những tình tiết khác có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án”.
Tại Khoản 2 Điều 87 BLTTHS quy định:
“Những gì có thật nhưng không được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định thì không có giá trị pháp lý và không được dùng làm căn cứ để giải quyết vụ án hình sự”. Điều 102 BLTTHS quy định: “Những tình tiết được ghi trong biên bản về hoạt động kiểm tra, xác minh nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử được lập theo quy định của Bộ luật này có thể được coi là chứng cứ”.
Dựa trên những điều chúng tôi phân tích như trên chúng ta có thể thấy: Sau khi tiếp nhận, thụ lý Cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng chỉ được áp dụng 04 nhóm biện pháp (quyền) nêu trên và trong thời hạn luật định (tối đa 120 ngày) phải ban hành 01 trong 03 Quyết định quy định tại khoản 1 Điều 147 Bộ luật tố tụng hình sự 2015, cụ thể: Quyết định khởi tố vụ án hình sự; Quyết định không khởi tố vụ án hình sự và Quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.
Cơ sở pháp lý:
Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự 2015;