Tiền ký quỹ là một trong những điều kiện để doanh nghiệp được phép kinh doanh lữ hành quốc tế. Khi các doanh nghiệp kinh doanh ngành dịch vụ này cần xác nhận tiền ký quỹ kinh doanh lữ hành thì cần lập mẫu xác nhận ký quỹ ngân hàng kinh doanh lữ hành quốc tế.
Mục lục bài viết
1. Xác nhận ký quỹ ngân hàng kinh doanh lữ hành quốc tế là gì?
Du lịch có những vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế quốc gia, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của rất nhiều đất nước. Không những thế du lịch giúp cho con người nâng cao hiểu biết, nâng cao chất lượng các mối quan hệ xã hội, giúp mang lại cuộc sống hạnh phúc và thành công. Ký quỹ là việc bên có nghĩa vụ gửi một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc các giấy tờ trị giá được bằng tiền vào tài khoản phong tỏa tại một tổ chức tín dụng để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ. Mẫu xác nhận ký quỹ ngân hàng kinh doanh lữ hành quốc tế được sử dụng phổ biến trong thực tiễn và có những vai trò quan trọng.
Mẫu xác nhận ký quỹ ngân hàng kinh doanh lữ hành quốc tế là mẫu giấy xác nhận về việc nhận tiền ký quỹ kinh doanh lữ hành. Mẫu giấy xác nhận nêu rõ tên doanh nghiệp, tên ngân hàng hoặc chi nhánh ngân hàng, chủ tài khoản, số lãi suất được hưởng… Sau khi hoàn thành việc lập mẫu xác nhận giám đốc ngân hàng hay chi nhánh ngân hàng cần ký tên và đóng dấu để biên bản xác nhận ký quỹ ngân hàng kinh doanh lữ hành quốc có giá trị.
2. Mẫu xác nhận ký quỹ ngân hàng kinh doanh lữ hành quốc tế:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———————————–
……., ngày….. tháng……. năm………
GIẤY CHỨNG NHẬN TIỀN KÝ QUỸ KINH DOANH LỮ HÀNH
Căn cứ Thông tư số …/……/TT-NHNN ngày …./…../….. của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam “Hướng dẫn về Quản lý Tiền quỹ của các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành”.
Ngân hàng (chi nhánh Ngân hàng):………………
Địa chỉ:………………..
Điện thoại liên hệ:………………..
Chứng nhận doanh nghiệp:…………….
Địa chỉ trụ sở chính:……………
Chủ tài khoản:………..
Chức danh của Chủ tài khoản:…………..
Đã nộp tiền ký quỹ với tổng số tiền là:…………..
Số tiền bằng chữ:………………..
Tại Ngân hàng:……………..
Vào ngày tháng năm:…………….
Tài khoản:…………..
Được hưởng lãi suất: ………….Tiền gửi không kỳ hạn.
Ngân hàng (Chi nhánh NH)……………………….
Giám đốc
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
3. Hướng dẫn soạn thảo xác nhận ký quỹ ngân hàng kinh doanh lữ hành quốc tế:
– Phần mở đầu:
+ Ghi đầy đủ các thông tin về quốc hiệu và tiêu ngữ.
+ Tên biên bản cụ thể là giấy chứng nhận tiền ký quỹ kinh doanh lữ hành.
– Phần nội dung chính của biên bản:
+ Căn cứ lập giấy chứng nhận.
+ Thông tin ngân hàng.
+ Thông tin doanh nghiệp.
+ Thông tin chủ tài khoản.
+ Tổng số tiền nộp ký quỹ.
+ Thời gian nộp tiền ký quỹ.
+ Lãi suất.
– Phần cuối biên bản:
+ Tên ngân hàng.
+ Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu của giám đốc ngân hàng.
4. Một số quy định về ký quỹ ngân hàng kinh doanh lữ hành quốc tế:
Căn cứ pháp lý:
– Luật du lịch số 09/2017/QH14 ngày 19 tháng 6 năm 2017.
–
–
– Một số văn bản pháp luật khác có liên quan.
Ký quỹ ngân hàng kinh doanh lữ hành quốc tế:
– Doanh nghiệp lữ hành được hiểu là các đơn vị có tư cách pháp nhân độc lập. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành được thành lập và sinh lời bằng phương thức giao dịch, ký kết các hợp đồng du lịch hoặc tổ chức thực hiện các chương trình du lịch trọn gói cho kinh doanh du lịch.
– Tiền ký quỹ trong kinh doanh là số tiền Doanh nghiệp phải thực hiện nghĩa vụ ký quỹ khi có ý định thành lập đối với những ngành nghề pháp luật quy định về số tiền ký quỹ. Pháp luật quy định cụ thể về các trường hợp sử dụng tiền ký quỹ này trên thực tế.
– Doanh nghiệp thực hiện ký quỹ bằng đồng Việt Nam tại ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài thành lập, hoạt động tại Việt Nam, được hưởng lãi suất theo thỏa thuận giữa doanh nghiệp và ngân hàng nhận ký quỹ. Tiền ký quỹ phải được duy trì trong suốt thời gian doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành.
Mức ký quỹ lữ hành quốc tế:
Mức ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế tùy thuộc vào từng dịch vụ mà doanh nghiệp dự kiến cung cấp, cụ thể:
– Mức ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam: 250.000.000 (Hai trăm năm mươi triệu) đồng.
– Mức ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế đối với khách du lịch ra nước ngoài: 500.000.000 (Năm trăm triệu) đồng.
– Mức ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài: 500.000.000 (Năm trăm triệu) đồng.
Phương thức ký quỹ lữ hành quốc tế:
Doanh nghiệp thực hiện ký quỹ bằng đồng Việt Nam tại ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài thành lập và hoạt động tại Việt Nam và được hưởng lãi suất theo thỏa thuận giữa doanh nghiệp và ngân hàng nhận ký quỹ phù hợp với quy định của pháp luật.
Tiền ký quỹ phải được duy trì trong suốt thời gian doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành.
Thủ tục nộp tiền ký quỹ và cấp giấy chứng nhận tiền kỹ quỹ lữ hành quốc tế:
Theo quy định của pháp luật, khi doanh nghiệp có yêu cầu nộp tiền ký quỹ vào tài khoản tại ngân hàng, ngân hàng nhận ký quỹ và doanh nghiệp thực hiện giao kết hợp đồng ký quỹ. Trên cơ sở hợp đồng ký quỹ, ngân hàng nhận ký quỹ thực hiện phong tỏa số tiền ký quỹ của doanh nghiệp gửi tại ngân hàng.
Hợp đồng ký quỹ có các nội dung chính bao gồm:
– Tên, địa chỉ, người đại diện của doanh nghiệp.
– Tên, địa chỉ, người đại diện của ngân hàng.
– Lý do nộp tiền ký quỹ.
– Số tiền ký quỹ.
– Lãi suất tiền gửi ký quỹ.
– Trả lãi tiền gửi ký quỹ.
– Sử dụng tiền ký quỹ.
– Rút tiền ký quỹ.
– Hoàn trả tiền ký quỹ.
– Trách nhiệm của các bên liên quan và các thỏa thuận khác phù hợp với quy định của pháp luật.
Sau khi phong tỏa số tiền ký quỹ, ngân hàng nhận ký quỹ cấp Giấy chứng nhận tiền ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành cho doanh nghiệp.
Thủ tục ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế gồm các bước sau đây:
Bước 1: Doanh nghiệp yêu cầu nộp tiền ký quỹ vào tài khoản ngân hàng.
Bước 2: Ngân hàng nhận ký quỹ và doanh nghiệp thực hiện giao kết hợp đồng ký quỹ.
Bước 3: Ngân hàng phong tỏa số tiền ký quỹ.
Bước 4: Ngân hàng cấp Giấy chứng nhận tiền ký quỹ.
Quản lý, sử dụng tiền ký quỹ kinh doanh lữ hành quốc tế:
Về quản lý, sử dụng số tiền ký quỹ đối với doanh nghiệp hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế, pháp luật hiện hành, cụ thể tại
Trong thời hạn 48 giờ kể từ thời điểm nhận được đề nghị của doanh nghiệp, cơ quan cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành xem xét và đề nghị ngân hàng cho doanh nghiệp trích tài khoản tiền ký quỹ để sử dụng hoặc từ chối.
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày tiền được rút khỏi tài khoản tiền ký quỹ, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành có trách nhiệm bổ sung số tiền ký quỹ đã sử dụng để bảo đảm mức ký quỹ theo quy định. Trường hợp doanh nghiệp không thực hiện, ngân hàng gửi văn bản thông báo cho cơ quan cấp phép để có biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật.
Pháp luật cũng quy định việc hoàn trả tiền ký quỹ đến ngân hàng được áp dụng trong những trường hợp sau đây:
– Thứ nhất, có thông báo bằng văn bản của cơ quan cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành về việc doanh nghiệp không được cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành hoặc thay đổi ngân hàng nhận ký quỹ;
– Thứ hai, có văn bản của cơ quan cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành về việc hoàn trả tiền ký quỹ sau khi thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành.
Điều kiện xin giấy chứng nhận tiền kỹ quỹ lữ hành quốc tế:
Đối với trường hợp doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh lữ hành quốc tế đối với công ty có vốn nước ngoài:
– Theo hình thức liên doanh hoặc hình thức khác phù hợp với quy định của pháp luật; các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
– Có phương án kinh doanh lữ hành; có chương trình du lịch cho khách du lịch quốc tế theo phạm vi kinh doanh là “kinh doanh lữ hành đối với khách du lịch vào Việt Nam”.
– Người điều hành có thời gian ít nhất 4 năm hoạt động trong lĩnh vực lữ hành. Thời gian làm việc trong lĩnh vực lữ hành được xác định bằng tổng thời gian trực tiếp làm việc trong:
+ Quản lý hoạt động lữ hành.
+ Hướng dẫn du lịch.
+ Quảng bá, xúc tiến du lịch.
+ Xây dựng và điều hành chương trình du lịch.
+ Nghiên cứu, giảng dậy về lữ hành, hướng dẫn du lịch.
Thời gian làm việc trong lĩnh vực lữ hành được xác định thông qua giấy xác nhận của cơ quan; tổ chức; doanh nghiệp nơi cá nhân đó đã hoặc đang làm việc; các giấy tờ hợp lệ khác xác nhận.
+ Có ít nhất 3 hướng dẫn viên được cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế.
+ Có tiền ký quỹ theo quy định của Chính phủ.
Đối với trường hợp doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế đối với công ty trong nước:
– Có phương án kinh doanh lữ hành.
– Có chương trình du lịch cho khách du lịch quốc tế theo phạm vi kinh doanh, bao gồm:
+ Kinh doanh lữ hành đối với khách du lịch vào Việt Nam.
+ Kinh doanh lữ hành đối với khách du lịch ra nước ngoài.
+ Kinh doanh lữ hành đối với khách du lịch vào Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài.
– Người điều hành có thời gian ít nhất 4 năm hoạt động trong lĩnh vực lữ hành. Thời gian làm việc trong lĩnh vực lữ hành được xác định bằng tổng thời gian trực tiếp làm việc trong:
+ Quản lý hoạt động lữ hành.
+ Hướng dẫn du lịch.
+ Quảng bá, xúc tiến du lịch.
+ Xây dựng và điều hành chương trình du lịch.
+ Nghiên cứu, giảng dậy về lữ hành, hướng dẫn du lịch.
Thời gian làm việc trong lĩnh vực lữ hành được xác định thông qua giấy xác nhận của cơ quan; tổ chức; doanh nghiệp nơi cá nhân đó đã hoặc đang làm việc; các giấy tờ hợp lệ khác xác nhận.
+ Có ít nhất 3 hướng dẫn viên được cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế.
+ Có tiền ký quỹ theo quy định của Chính phủ.