Tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại được xem là một trong những hình thức kinh doanh hết sức phổ biến tại nước ta. Dưới đây là bài phân tích về mẫu xác nhận đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại.
Mục lục bài viết
1. Mẫu xác nhận đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại:
BỘ CÔNG THƯƠNG CỤC XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI (SỞ CÔNG THƯƠNG) ——- | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ————— |
Số: ……………. V/v xác nhận đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại | ……… , ngày …. tháng …. năm ……. |
Kính gửi: ………
Căn cứ
Trả lời công văn số ngày…. tháng…. năm… của (tên thương nhân) về việc đăng ký (thay đổi, bổ sung nội dung đăng ký) tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại (tại nước ngoài), Cục Xúc tiến thương mại (Sở Công Thương) xác nhận (tên thương nhân) đăng ký (thay đổi, bổ sung nội dung đăng ký) tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại (tại nước ngoài) với các nội dung sau:
Tên hội chợ/triển lãm thương mại: …………
– Tên tiếng Việt (tên đầy đủ/viết tắt): ………..
– Tên tiếng Anh (tên đầy đủ/viết tắt): ……….
– Thời gian: ……..
– Địa điểm : ……..
– Chủ đề (nếu có): ……….
– Ngành hàng dự kiến tham gia: …….
– Quy mô dự kiến (Số lượng gian hàng hoặc số doanh nghiệp): ….
– Việc trưng bày hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ để so sánh với hàng thật (nếu có)
– Việc tổ chức cấp giải thưởng, chứng nhận chất lượng, danh hiệu của hàng hóa, dịch vụ, chứng nhận uy tín, danh hiệu của thương nhân, tổ chức hoặc cá nhân tham gia hội chợ, triển lãm thương mại (nếu có) ……………
– Việc sử dụng danh nghĩa Quốc gia Việt Nam hoặc danh nghĩa tỉnh, thành phố (nếu có) ……….
(Tên thương nhân) có trách nhiệm:
– Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của Luật thương mại, Nghị định số 81/2018/NĐ-CP ngày 22 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại và các quy định có liên quan (của nước sở tại) (trường hợp tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại ở nước ngoài).
– Thực hiện thủ tục hành chính với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền (nếu có) trước khi tổ chức cấp giải thưởng, chứng nhận chất lượng, danh hiệu của hàng hóa, dịch vụ chứng nhận uy tín, danh hiệu của thương nhân, tổ chức hoặc cá nhân tham gia hội chợ, triển lãm thương mại.
– Báo cáo kết quả về Cục Xúc tiến thương mại (Sở Công Thương) về việc thực hiện những nội dung đã đăng ký và các kiến nghị cụ thể./.
Nơi nhận: – Như trên; – Lưu: VT,… | CỤC TRƯỞNG (GIÁM ĐỐC) (Ký tên và đóng dấu) |
2. Quy trình đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại:
2.1. Nội dung đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại:
Khi đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại, các thương nhân cần đảm bảo các nội dung cơ bản sau đây:
– Tên, địa chỉ của thương nhân, tổ chức hoạt động có liên quan đến thương mại tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại;
– Tên, chủ đề hội chợ, triển lãm thương mại (nếu có);
– Thời gian, địa điểm tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại;
– Quy mô dự kiến của hội chợ, triển lãm thương mại;
– Việc tổ chức trưng bày hàng giả, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ; việc tổ chức cấp giải thưởng, chứng nhận chất lượng, danh hiệu của hàng hóa, dịch vụ, chứng nhận uy tín, danh hiệu của thương nhân, tổ chức hoặc cá nhân tham gia hội chợ, triển lãm thương mại; việc tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại với danh nghĩa của tỉnh, thành phố hoặc danh nghĩa quốc gia Việt Nam.
2.2. Hồ sơ đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại:
Theo quy định tại Điều 29 Nghị định 81/2018/NĐ-CP, hồ sơ đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại gồm các giấy tờ, tài liệu sau đây:
+ 01 Đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại theo Mẫu số 10 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
+ 01 Bản sao hợp lệ của Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Quyết định thành lập hoặc các quyết định khác có giá trị pháp lý tương đương theo quy định của pháp luật.
Đây là những chứng từ, tài liệu mang tính bắt buộc mà các thương nhân cần chuẩn bị trong hồ sơ đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại. Trong trường hợp hồ sơ không hoàn chỉnh, cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ không tiếp nhận và thụ lý cho các thương nhân có nhu cầu.
2.3. Thẩm quyền giải quyết hồ sơ đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại:
Việc giải quyết hồ sơ đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Công Thương nơi tổ chức đối với hội chợ, triển lãm thương mại tại Việt Nam; Bộ Công Thương đối với hội chợ, triển lãm thương mại tại nước ngoài.
2.4. Trình tự đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại:
– Bước 1: Chuẩn bị và hồ sơ.
+ Thương nhân có nhu cầu đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại sẽ chuẩn bị đầy đủ một bộ hồ sơ theo quy định của Nghị định 81/2018/NĐ-CP.
+ Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, cá nhân có yêu cầu sẽ nộp hồ sơ theo hai cách thức sau đây:
Nộp hồ sơ đăng ký qua đường bưu điện đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
Nộp hồ sơ đăng ký trực tiếp tại trụ sở cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
Sử dụng hệ thống dịch vụ công trực tuyến do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cung cấp.
– Bước 2: Thụ lý hồ sơ.
+ Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền trả lời xác nhận hoặc không xác nhận bằng văn bản việc đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại trong vòng 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ.
+ Trong trường hợp không xác nhận thì cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phải nêu rõ lý do.
– Bước 3: Trả kết quả.
Trong khoảng thời gian 30 ngày kể từ ngày kết thúc hội chợ, triển lãm thương mại, thương nhân, tổ chức hoạt động có liên quan đến thương mại phải có văn bản theo Mẫu số 14 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về kết quả việc tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại theo những nội dung đã đăng ký và được xác nhận.
– Bước 4: Tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại.
Sau khi nhận kết quả hoàn tất việc đăng ký tổ chức hội chợ, thương mại, thương nhân có quyền tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại.
3. Quyền và nghĩa vụ của thương nhân tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại:
– Điều 28 Nghị định 81/2018/NĐ-CP quy định về nghĩa vụ của thương nhân tổ chức, tham gia hội chợ, triển lãm thương mại như sau:
+ Thương nhân tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại có nghĩa vụ đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
+ Thương nhân tổ chức, tham gia hội chợ phải có trách nhiệm giải quyết khiếu nại, phản ánh của người tiêu dùng hoặc tổ chức, cá nhân về hội chợ, triển lãm thương mại; về hàng hóa trưng bày tại hội chợ, triển lãm thương mại;
+ Chủ thể tổ chức hội chợ có nhiệm vụ cung cấp đến thương nhân tham gia đầy đủ, chính xác thông tin liên quan đến việc tham gia hội chợ, triển lãm thương mại, các hoạt động trong khuôn khổ hội chợ, triển lãm thương mại ngoài hoạt động trưng bày hàng hóa.
– Theo quy định tại Điều 139
+ Thương nhân tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại được tạm xuất, tái nhập hàng hóa và tài liệu về hàng hoá, dịch vụ để trưng bày, giới thiệu tại hội chợ, triển lãm thương mại. Chủ thể này được bán, tặng hàng hóa trưng bày, giới thiệu tại hội chợ, triển lãm thương mại ở nước ngoài; phải nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.
+ Thương nhân tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại phải tuân thủ các quy định về việc tổ chức, tham gia hội chợ, triển lãm thương mại ở nước ngoài.
– Điều 140 Luật thương mại 2005 cũng đưa ra quy định về quyền và nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh dịch vụ hội chợ, triển lãm thương mại. Cụ thể:
+ Thương nhân kinh doanh dịch vụ hội chợ, triển lãm thương mại có quyền yêu cầu bên thuê dịch vụ cung cấp hàng hoá để tham gia hội chợ, triển lãm thương mại theo thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng.
+ Chủ thể này có quyền yêu cầu bên thuê dịch vụ cung cấp thông tin về hàng hoá, dịch vụ để tham gia hội chợ, triển lãm thương mại và các phương tiện cần thiết khác theo thoả thuận trong hợp đồng; quyền được nhận thù lao dịch vụ và các chi phí hợp lý khác.
+ Thương nhân kinh doanh sẽ có nghĩa vụ thực hiện việc tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại theo thỏa thuận trong hợp đồng.
Văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết:
Luật thương mại 2005;
Nghị định 81/2018/NĐ-CP Quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại