Hiện nay, việc mua bán nhà đất thông qua hình thức lập vi bằng diễn ra rất nhiều. Dưới đây là mẫu vi bằng mua bán nhà đất và hướng dẫn cách lập chuẩn:
Mục lục bài viết
1. Mẫu vi bằng mua bán nhà đất và hướng dẫn cách lập chuẩn:
TP-TPL-N-05
(Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2020/TT-BTP)
VĂN PHÒNG THỪA PHÁT LẠI ……… | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc |
Số: ……/(năm)/VB-TPL |
VI BẰNG
Vào hồi…… giờ……. ngày…….. tháng…… năm…….., tại……
Chúng tôi gồm: (1)…………
Ông (bà): , chức vụ: Thừa phát lại,
Người yêu cầu lập vi bằng:………
Ông (bà)/cơ quan/tổ chức:………
Địa chỉ:………
Số CMND/CCCD/Hộ chiếu: ………ấp ngày: …….. bởi:
Người tham gia lập vi bằng (nếu có):………
Ông (bà)/cơ quan/tổ chức: ………
Địa chỉ:……
Số CMND/CCCD/Hộ chiếu: ……. cấp ngày: …….. bởi:
Người chứng kiến (nếu có):………
Ông (bà):………
Địa chỉ:………
Số CMND/CCCD/Hộ chiếu: …….. cấp ngày: ……bởi:
Tiến hành lập vi bằng ghi nhận sự kiện, hành vi sau đây: (nêu tên sự kiện, hành vi lập vi bằng)
Nội dung của sự kiện, hành vi lập vi bằng: (mô tả trung thực, khách quan nội dung sự kiện, hành vi xảy ra)
Sự kiện, hành vi lập vi bằng kết thúc vào lúc… giờ… phút, ngày… tháng… năm…
Thừa phát lại cam kết ghi nhận trung thực, khách quan sự kiện, hành vi nêu trên trong Vi bằng này.
Kèm theo Vi bằng này là các tài liệu, giấy tờ sau (nếu có):
1)………
2)………
Thừa phát lại đã giải thích rõ cho người yêu cầu lập vi bằng và những người tham gia (nếu có) về giá trị pháp lý của Vi bằng này. Vi bằng này không thay thế văn bản công chứng, chứng thực, văn bản hành chính khác.
Vi bằng này được lập thành…. bản, có giá trị như nhau; lập xong vào lúc……. giờ…… phút, ngày… tháng… năm…, đã đọc lại cho mọi người nghe và nhất trí, cùng ký tên.
THƯ KÝ NGHIỆP VỤ (nếu có) (Ký, ghi rõ họ tên) | THỪA PHÁT LẠI (Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu) |
NGƯỜI THAM GIA (nếu có) (Ký, ghi rõ họ tên) | NGƯỜI YÊU CẦU LẬP VI BẰNG (Ký, ghi rõ họ tên) |
NGƯỜI CHỨNG KIẾN (nếu có) (Ký, ghi rõ họ tên) |
Ghi chú:
(1) Tùy trường hợp Thừa phát lại có thể bổ sung người tham gia lập vi bằng bổ sung nội dung đã ghi cho phù hợp với thực tế và quy định của pháp luật.
2. Mua bán nhà đất bằng hình thức có giá trị pháp lý không?
Lập vi bằng theo quy định tại Khoản 3 Điều 2 Nghị định số 08/2020/NĐ-CP là một văn bản được lập ra nhằm mục đích ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến và lập dựa trên các yêu cầu của cá nhân, tổ chức, cơ quan khác.
Bản chất của việc lập vi bằng khi mua nhà đất chỉ mang tính chất làm chứng, ghi nhận sự kiện thực tế rằng các bên có giao dịch mua bán nhà đất, bên bán giao nhà, bên mua giao tiền và kí và văn bản xác nhận. Còn thực tế, việc lập vi bằng khi mua bất động sản là nhà ở xã hội là một hình thức không được pháp luật công nhận, nó sẽ không có giá trị như một hợp đồng mua bán được chứng thực bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo luật định.
Hình thức mua bán nhà đất qua hình thức lập vi bằng thực tế hiện nay được nhiều người áp dụng vì những lý do khác nhau. Nhưng chung quy lại, hình thức mua bán nhà đất qua lập vi bằng đều đang không đúng quy định của pháp luật trong quy trình mua bán, chuyển nhượng bất động sản.
3. Một số rủi ro khi mua nhà đất bằng hình thức lập vi bằng:
Như trên đã phân tích, việc các bên mua nhà đất thông qua hình thức lập vi bằng đều không có giá trị pháp lý và không được công nhận. Do đó, việc mua bán này sẽ tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Những rủi ro có thể kể đến như:
Việc mua bán nhà ở thông qua vi bằng như đã phân tích nó không có giá trị pháp lý ghi nhận quyền sử dụng đất cho bên mua. Bản chất của vi bằng chỉ mang tính chất là văn bản ghi nhận lại sự việc có thật. Khi có tranh chấp xảy ra giữa người mua và người bán, thì giao dịch mua bán nhà đất thông qua vi bằng sẽ bị tuyên vô hiệu, hậu quả pháp lý hai bên sẽ hoàn trả lại cho nhau những gì đã nhận. Như vậy, cuối cùng người mua cũng chỉ có thể lấy lại được khoản tiền đã chi trả, chứ không nuôi hi vọng sẽ lấy được căn nhà. Trong trường hợp này, vi bằng chỉ có tác dụng là cơ sở là một tài liệu làm chứng cho các bên tại Tòa án khi có tranh chấp.
Chính vì những rủi ro cao như trên, các cá nhân, hộ gia đình có nhu cầu mua nhà ở xã hội không nên mua qua hình thức lập vi bằng. Mọi hình thức mua bán nhà ở xã hội “lách luật” sẽ đều phải đối mặt với những nguy cơ thiệt hại cao về cả tiền bạc cũng như trách nhiệm pháp luật.
4. Những lưu ý khi mua bán nhà đất để đảm bảo tính hợp pháp:
– Kiểm tra đầy đủ các thông tin về nhà đất dự định mua như thông tin chủ nhà để xác nhận độ uy tín; hồ sơ pháp lý nhà đất như Giấy chứng nhận, hồ sơ thiết kế, Giấy phép xây dựng,…
– Xác minh rõ tình trạng, chất lượng nhà đất có tranh chấp hay không khi có dự tính giao dịch mua bán. Người mua có thể tìm hiểu nhà đất có tranh chấp không bằng cách thăm hỏi từ những hàng xóm xung quanh, kiểm tra tại ủy ban nhân dân nơi có nhà, đất,…
– Đảm bảo nhà đất trong nằm trong diện quy hoạch vì theo quy định đất nằm trong quy hoạch sẽ không được chuyển nhượng, mua bán. Trường hợp người mua không có đủ thông tin thì cần mang bản photo sổ đỏ đến bộ phận một cửa của Ủy ban nhân dân quận, huyện nơi có nhà, đất đó để hỏi thông tin cho chính xác.
– Kiểm tra nhà đất có nằm trong diện đang thế chấp không vì thực tế không thể giao dịch mua bán nhà đất khi nhà đất đang trong diện thế chấp tại ngân hàng khi chưa có sự đồng ý cho phép của ngân hàng. Nếu thửa đất có sổ đỏ đã được thế chấp ngân hàng thì nhận biết bằng cách xem ở bìa 4 (hoặc bìa 3) của sổ đỏ sẽ thấy thông tin thế chấp, hoặc đính kèm 1 tờ giấy riêng ghi thông tin thế chấp.
Bên cạnh đó, để xác định nhà đất có tranh chấp hay không thì người mua có thể xác nhận tại văn phòng công chứng qua bản photo sổ đỏ.
– Để đảm bảo giao dịch mua bán nhà đất được hợp pháp thì lưu ý phải ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo đúng quy định, tuyệt đối không được mua bán bằng hình thức viết tay không công chứng, chứng thực hay chỉ giao dịch mua bán bằng miệng. Hợp đồng công chứng là căn cứ pháp lý có hiệu lực và quan trọng nhất đối với một giao dịch mua bán, chuyển nhượng nhà đất, đồng thời cũng là một trong các loại giấy tờ chính để làm thủ tục sang tên sổ đỏ.
– Sau khi hoàn tất thủ tục công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì tiến hành sang tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Việc đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào Sổ địa chính. Theo quy định thì trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày ký hợp đồng công chứng mua bán đất phải làm thủ tục sang tên sổ đỏ.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
–
– Văn bản hợp nhất số 09/VBHN-VPQH năm 2019 hợp nhất Luật Nhà ở.
– Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định về tổ chức và hoạt động của thừa phát lại.
– Thông tư số 05/2020/TT-BTP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành nghị định số 08/2020/NĐ-CP ngày 08 tháng 01 năm 2020 của chính phủ về tổ chức và hoạt động của thừa phát lại.