Quá trình giám định tư pháp phải được ghi nhận bằng văn bản ghi nhận quá trình thực hiện giám định. Vậy văn bản ghi nhận quá trình thực hiện giám định có nội dung và hình thức ra sao?
Mục lục bài viết
1. Mẫu văn bản ghi nhận quá trình thực hiện giám định là gì, mục đích của mẫu văn bản?
Theo Khoản 1 Điều 2
Mẫu văn bản ghi nhận quá trình thực hiện giám định là văn bản do người giám định tư pháp lập ra để ghi chép về việc ghi nhận quá trình thực hiện giám định với nội dung nêu rõ nội dung ghi nhận, thông tin văn bản…
Mục đích của mẫu văn bản ghi nhận quá trình thực hiện giám định: văn bản này được người giám định tư pháp lập ra nhằm mục đích ghi chép lại quá trình giám định tư pháp.
2. Mẫu văn bản ghi nhận quá trình thực hiện giám định:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————-
VĂN BẢN GHI NHẬN QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN GIÁM ĐỊNH
Tôi/Chúng tôi gồm: ….Thực hiện Quyết định số ….(3) về việc tiếp nhận trưng cầu và cử người tham gia giám định tư pháp hình thức … (giám định tập thể/giám định cá nhân) đối với trưng cầu giám định ….(4), giám định viên/các thành viên giám định tập thể đã tiến hành giám định các nội dung yêu cầu được ghi nhận quá trình như sau:
NỘI DUNG: (5)
Văn bản ghi nhận quá trình thực hiện giám định đã được cá nhân giám định viên (trường hợp giám định hình thức cá nhân)/tập thể các thành viên giám định (đối với trường hợp giám định tập thể) thảo luận, thông qua, đồng ký tên và lưu hồ sơ giám định (6)./.
(7)…, ngày …. tháng …. năm….
CHỮ KÝ GIÁM ĐỊNH VIÊN/CÁC THÀNH VIÊN GIÁM ĐỊNH TẬP THỂ
(Ký, ghi rõ họ, tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo văn bản:
Người soạn thảo văn bản ghi nhận quá trình thực hiện giám định phải đảm bảo đầy đủ về nội dung và hình thức cho văn bản nhằm thể hiện một văn bản chính xác và có hiệu lực.
Theo đó về hình thức văn bản, người soạn thảo cần đáp ứng về các lưu ý soạn thảo sau:
Góc trái trên cùng của văn bản: Ghi tên của cơ quan/ Giám định viên tiếp nhận trưng cầu;
Góc phải trên cùng của văn bản: Là vị trí đặt quốc hiệu và tiêu ngữ; quốc hiệu “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM” phải được viết in hoa, bôi đậm; tiêu ngữ “Độc lập – Tự do – Hạnh phúc” viết in thường, bôi đậm.
Phía dưới quốc hiệu tiêu ngữ là ngày tháng năm thực hiện báo cáo, cần ghi chính xác thời gian này;
Chính giữa văn bản là tên văn bản ghi nhận quá trình thực hiện giám định;
Về nội dung văn bản: người soạn thảo văn bản cần trình bày đầy đủ các nội dung văn bản, bao gồm thông tin của người giám định, nội dung giám định.
Cuối văn bản ghi nhận quá trình thực hiện giám định phải có chữ ký và xác nhận, đóng dấu của giám định viên hoặc giám định viên tập thể nhằm xác nhận việc giám định là đúng thẩm quyền và nội dung văn bản đã được xác nhận là chính xác.
Hướng dẫn soạn thảo chi tiết:
(1) Tên cơ quan/ Giám định viên tiếp nhận trưng cầu.
(2) Giám định cá nhân/giám định tập thể.
(3) Tên, loại, số, ký hiệu, ngày, tháng, năm và trích yếu nội dung tiếp nhận trưng cầu và cử người tham gia giám định tư pháp hình thức cá nhân hoặc tập thể.
(4) Tên, loại, số, ký hiệu, ngày, tháng, năm và trích yếu nội dung văn bản trưng cầu giám định.
(5) Ghi đầy đủ, chi tiết diễn biến quá trình giám định theo từng ngày; nhiệm vụ của mỗi giám định viên tư pháp, người giám định theo vụ việc trong thực hiện giám định các nội dung theo yêu cầu giám định; Phương pháp thực hiện giám định; Kết luận và các ý kiến giống, khác nhau về đối tượng giám định; Thời gian, địa điểm diễn ra việc giám định theo từng ngày cụ thể; Ngày kết thúc giám định; Địa điểm hoàn thành kết luận giám định và các vấn đề có liên quan khác cần ghi nhận.
(6) Văn bản ghi nhận quá trình giám định phải được thực hiện hàng ngày trong suốt quá trình giám định. Các thành viên tham gia giám định ngày nào thì trực tiếp ghi ý kiến của mình và ký xác nhận vào văn bản ghi nhận quá trình giám định của ngày đó.
(7) Địa điểm hành chính nơi diễn ra quá trình giám định.
4. Những quy định liên quan đến quá trình thực hiện giám định:
4.1. Tiếp nhận trưng cầu, yêu cầu và đối tượng giám định:
Tiếp nhận trưng cầu, yêu cầu và đối tượng giám định được quy định tại Điều 3 Thông tư 25/2013/TT-BTTTT quy định về hồ sơ giám định tư pháp và biểu mẫu giám định tư pháp trong lĩnh vực thông tin và truyền thông do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành, cụ thể như sau:
– Về nguyên tắc, để đảm bảo quá trình giao nhận hồ sơ giám định của các bên được thực hiện đầy đủ và đúng luật thì việc giao, nhận trực tiếp hồ sơ, đối tượng trưng cầu, yêu cầu giám định phải được lập thành biên bản.
Đối với việc các cá nhân, tổ chức trưng cầu, yêu cầu giám định thì cơ quan giám định sẽ chỉ nhận văn bản trưng cầu, yêu cầu giám định hợp lệ, đúng đối tượng trưng cầu, yêu cầu và đúng đối tượng được trưng cầu, yêu cầu.
– Đối với việc tiếp nhận đối tượng cần giám định, tài liệu có liên quan hoặc mẫu so sánh gửi kèm theo:
+ Nếu các đối tượng tiếp nhận này đang trong tình trạng niêm phong thì trước khi mở phải kiểm tra kỹ niêm phong.
Về nguyên tắc mở niêm phong thì quá trình mở niêm phong phải có sự chứng kiến của cá nhân hoặc đại diện tổ chức thực hiện giám định và người trưng cầu, yêu cầu giám định.
+ Nếu các đối tượng tiếp nhận khác thì cần có người làm chứng.
– Cá nhân hoặc tổ chức được trưng cầu, yêu cầu thực hiện giám định là những người có trách nhiệm phải có văn bản trả lại cơ quan hoặc người trưng cầu, yêu cầu và nêu rõ lý do không thực hiện giám định đối với trưng cầu, yêu cầu giám định không hợp lệ. Người yêu cầu giám định, trưng cầu không chấp nhận kết quả được trả về có thể thực hiện khiếu nại theo quy định của
– Đối với việc hoàn trả đối tượng giám định: thời gian hoàn trả là sau khi việc thực hiện giám định hoàn thành.
Trách nhiệm hoàn trả thuộc về cá nhân, tổ chức thực hiện giám định. Cá nhân tổ chức phải giao lại đối tượng giám định cho cơ quan hoặc người trưng cầu, yêu cầu giám định.
4.2. Các nguyên tắc giao nhận hồ sơ trưng cầu, yêu cầu giám định:
Điều 27 Luật giám định tư pháp 2012 quy định về giao nhận hồ sơ trưng cầu, yêu cầu giám định như sau:
– Bước 1: Hồ sơ trưng cầu, yêu cầu giám định được giao, nhận qua hai phương thức là giao nhận trực tiếp hoặc gửi cho cá nhân, tổ chức thực hiện giám định qua đường bưu chính.
– Bước 2: Thực hiện giao nhận trực tiếp hồ sơ trưng cầu, yêu cầu giám định.
Theo đó việc giao nhận hồ sơ qua hình thức trực tiếp phải được các bên lập thành biên bản.
Biên bản giao, nhận phải có nội dung sau đây:
+ Thời gian, địa điểm giao, nhận hồ sơ giám định;
+ Họ, tên người đại diện của bên giao và bên nhận đối tượng giám định;
+ Quyết định trưng cầu hoặc văn bản yêu cầu giám định; đối tượng cần giám định; tài liệu, đồ vật có liên quan;
+ Cách thức bảo quản đối tượng giám định, tài liệu, đồ vật có liên quan khi giao, nhận;
+ Tình trạng đối tượng giám định, tài liệu, đồ vật có liên quan khi giao, nhận;
+ Chữ ký của người đại diện bên giao và bên nhận đối tượng giám định.
Lưu ý: Đối với việc gửi hồ sơ, đối tượng trưng cầu, yêu cầu giám định qua đường bưu chính phải được thực hiện theo hình thức gửi dịch vụ có số hiệu nhằm đảm bảo được niêm phong và bảo mật, xác nhận và đảm bảo an toàn cho hồ sơ yêu cầu giám định.
Bên nhận hồ sơ được gửi theo dịch vụ có số hiệu có trách nhiệm bảo quản hồ sơ tài liệu. Cũng như hình thức giao nhận trực tiếp phải lập biên bản khi giao nhận tài liệu thì đối với phương thức này, các bên cũng thực hiện lập biên bản khi mở niêm phong.
Một lưu ý tiếp theo về đối với việc giao, nhận đối tượng giám định pháp y, pháp y tâm thần là con người nhằm giám định tình trạng tâm thần thì người trưng cầu, yêu cầu giám định và cá nhân, tổ chức được trưng cầu giám định có trách nhiệm, nghĩa vụ phối hợp và thực hiện quản lý đối tượng giám định trong quá trình thực hiện giám định, đảm bảo an toàn cho đối tượng giám định.