Trên thực tế, khi chủ đầu tư hoặc chủ các cơ sở thực hiện dự án hoặc tiến hành quá trình sản xuất kinh doanh thì phải đảm bảo vệ bảo vệ môi trường và tránh ô nhiễm môi trường thì phải làm thủ tục cấp giấy xác nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường theo quy định.
Mục lục bài viết
1. Mẫu văn bản đề nghị xác nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường là gì?
Mẫu văn bản đề nghị xác nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường là mẫu văn bản của chủ đầu tư hoặc chủ các cơ sở thực hiện dự án hoặc tiến hành quá trình sản xuất kinh doanh dùng để gửi tới cơ quan có thẩm quyền để đề nghị xác nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường
Mẫu văn bản đề nghị xác nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường được lập ra với mục địch đề nghị xác nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường của chủ đầu tư hoặc chủ các cơ sở để ề xuất các giải pháp giảm thiểu bao gồm việc quản lý và kỹ thuật phải nhằm mục đích phát huy những tác động tích cực và giảm thiểu các tác động tiêu cục về khí thải, nước thải từ đó đề xuất các giải pháp để cải thiện bảo vệ môi trường.
2. Mẫu văn bản đề nghị xác nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường chi tiết nhất:
… (1) …
——-
Số: ……..
V/v đề nghị xác nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường của Dự án “… (2) …”
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————–
…, ngày … tháng … năm …
MẪU VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ XÁC NHẬN ĐĂNG KÝ
BẢN CAM KẾT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Kính gửi: … (3)
Chúng tôi là: … (1), Chủ Dự án: …(2)
Địa điểm thực hiện Dự án: …
Địa chỉ liên hệ: …
Điện thoại: …; Fax: …; E-mail: …
Xin gửi đến … (3) những hồ sơ sau:
– 01 (một) báo cáo đầu tư/báo cáo kinh tế – kỹ thuật/dự án đầu tư/phương án sản xuất -kinh doanh hoặc tài liệu tương đương của Dự án;
– 05 (năm) bản cam kết bảo vệ môi trường của Dự án bằng tiếng Việt.
Chúng tôi xin bảo đảm về độ trung thực của các số liệu, tài liệu trong các văn bản nêu trên và cam kết rằng:
Dự án của chúng tôi không sử dụng các loại hóa chất, chủng vi sinh bị cấm theo quy định của Việt Nam và quy định của các công ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định được trích lục và sử dụng trong các hồ sơ nêu trên của chúng tôi là đúng sự thực và đang có hiệu lực áp dụng.
Nếu có gì sai trái chúng tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật của Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Đề nghị … (3) xem xét, đăng ký và cấp giấy xác nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường của Dự án.
Nơi nhận
Như trên;
Lưu …
… (4) …
(Ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu)
Hướng dẫn soạn thảo mẫu văn bản đề nghị xác nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường chi tiết nhất:
(1) Tên cơ quan/doanh nghiệp chủ cơ sở.
(2) Tên đầy đủ của cơ sở.
3. Một số quy định về bảo vệ môi trường:
Các đối tượng phải lập
Một là, Thông thường thì trong các dự án đầu tư mới hoặc dự án đầu tư mở rộng quy mô, nâng công suất có tổng quy mô, công suất của cơ sở đang hoạt động và phần đầu tư mới thuộc đối tượng quy định tại cột 5 Phụ lục II Mục I ban hành kèm theo Nghị định 40/2019/NĐ-CP thuộc đối tượng phải đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
Hai là, Các dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc dự án, phương án đầu tư mở rộng quy mô, nâng công suất các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và có phát sinh lượng nước thải từ 20 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 500 m3/ngày (24 giờ) hoặc chất thải rắn từ 01 tấn/ngày (24 giờ) đến dưới 10 tấn/ngày (24 giờ) hoặc khí thải từ 5.000 m3 khí thải/giờ đến dưới 20.000 m3 khí thải/giờ (bao gồm cả cơ sở đang hoạt động và phần mở rộng) trừ các dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh, dịch vụ quy định tại cột 3 Phụ lục II Mục I ban hành kèm theo Nghị định 40/2019/NĐ-CP.
Ngoài các dự án, phương án được nêu như dự án, phương án đầu tư mở rộng quy mô, nâng công suất các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và có phát sinh lượng nước thải từ 20 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 500 m3/ngày (24 giờ) hoặc chất thải rắn từ 01 tấn/ngày (24 giờ) đến dưới 10 tấn/ngày (24 giờ) hoặc khí thải từ 5.000 m3 khí thải/giờ đến dưới 20.000 m3 khí thải/giờ thì các dự án, phương án còn lại thuộc đối tượng không thuộc quy định trên được miễn thực hiện đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường. Việc quản lý, xử lý chất thải và các nghĩa vụ khác về bảo vệ môi trường được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì nội dung chủ yếu của kế hoạch bảo vệ môi trường bao gồm có hai phần đó là:
-Phần thứ nhất là phần thuyết minh có các nội dung quy định
+Phần thứ hai là phần thiết kế cơ sở hoặc thiết kế bản vẽ thi công đối với công trình xử lý chất thải (đối với trường hợp phải xây lắp công trình xử lý chất thải theo quy định) theo quy định của pháp luật về xây dựng; có phương án phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường trong quá trình thi công xây dựng và khi dự án đi vào vận hành, đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật
Hiện nay đối với dự án, phương án mở rộng quy mô, nâng công suất của cơ sở đang hoạt động, nội dung kế hoạch bảo vệ môi trường phải có nội dung đánh giá về tình hình hoạt động, việc thực hiện công tác bảo vệ môi trường của cơ sở cũ và đánh giá tổng hợp tác động môi trường của cơ sở cũ và dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ mở rộng, nâng công suất mới thì cũng thuộc đối tượng lập kế hoạch bảo vệ môi trường
Không những vậy, các chủ dự án, chủ cơ sở phải đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường tại cơ quan có thẩm quyền theo quy định và chỉ được triển khai thực hiện hoặc xây dựng dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ sau khi được cấp có thẩm quyền xác nhận về việc đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường.
Trong những trường hợp các dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nằm trên địa bàn từ hai tỉnh trở lên thì việc đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường này được thực hiện tại một trong các cơ quan chuyên môn bảo vệ môi trường cấp tỉnh theo đề nghị của chủ dự án, chủ cơ sở theo quy định của pháp luật trước khi thực hiện các dự án của chủ dự án, chủ cơ sở.
Trình tự thực hiện đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường
Bước 1: Cá nhân, chủ cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ tập trung làm hồ sơ đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường tại Sở Tài nguyên và Môi trường và cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp huyện là phòng tài nguyên môi trường để được xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường
Bước 2: Trong thời hạn năm 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho chủ dự án, chủ cơ sở biết về việc chấp nhận hồ sơ hoặc không chấp nhận hồ sơ bản cam kết bảo vệ môi trường.
-Trường hợp không chấp nhận, phải nêu rõ lý do bằng văn bản thông báo cho cá nhân hoặc tổ chức nộp hồ sơ theo mẫu số 04 Phụ lục VII Mục I Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 40/2019/NĐ-CP.
-Trường hợp chấp nhận, Sở Tài nguyên và Môi trường và cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp huyện là phòng tài nguyên môi trường để được xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường có trách nhiệm thông báo bằng văn bản theo mẫu quy định tại Mẫu số 03 Phụ lục VII Mục I Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 40/2019/NĐ-CP cho chủ dự án và gửi bản kế hoạch bảo vệ môi trường cho chủ dự án, cơ quan quản lý về bảo vệ môi trường cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thực hiện dự án đầu tư, sản xuất, kinh doanh và dịch vụ mỗi nơi một (01) bản cam kết bảo vệ môi trường đã đăng ký; trường hợp dự án đầu tư, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thực hiện trên địa bàn từ hai (02) huyện trở lên, phải gửi cho Ủy ban nhân dân cấp huyện có liên quan.
Bước 3: Tổ chức, công dân nhận kết quả tại Sở Tài nguyên và Môi trường và cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp huyện là phòng tài nguyên môi trường
Như vậy, để việc đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường được thực hiện đúng theo quy định thì chủ dự án, chủ cơ sở thực hiện theo thủ tục quy định ở trên. Và trong thời hạn năm 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho chủ dự án, chủ cơ sở biết về việc chấp nhận hồ sơ hoặc không chấp nhận hồ sơ bản cam kết bảo vệ môi trường. Trong trường hợp không chấp nhận, phải nêu rõ lý do bằng văn bản thông báo cho cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ theo quy định của Nghị định 40/2019/NĐ-CP.