Để được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận về mục tiêu, địa điểm, quy mô, tiến độ, thời hạn thực hiện dự án;...( chấp thuận đăng ký đầu tư) thì các chủ thể sẽ lập văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư theo Mẫu A.I.1 gửi cho cơ quan đăng ký đầu tư xem xét và chấp thuận.
Mục lục bài viết
1. Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư là gì?
Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư (Mẫu A.I.1:) là mẫu văn bản do các nhà đầu tư thực hiện một dự án nhất định lập ra gửi cho Cơ quan Nhà nước, chủ thể có thẩm quyền (Bộ Kế hoạch và Đầu tư/Tên cơ quan đăng ký đầu tư) để được chấp nhận thực hiện dự án đầu tư. Trong văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư phải nêu được những nội dung về thông tin của các chủ đầu tư thực hiện dự án, nội dung thực hiện dự án, một số cam kết của các nhà đầu tư và hồ sơ kèm theo văn bản đề nghị,..
Điều 3, Luật Đầu tư 2020 cung cấp cho chúng ta một số khái niệm sau đây:
Cơ quan đăng ký đầu tư là cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp, điều chỉnh và thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Chấp thuận chủ trương đầu tư là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận về mục tiêu, địa điểm, quy mô, tiến độ, thời hạn thực hiện dự án; nhà đầu tư hoặc hình thức lựa chọn nhà đầu tư và các cơ chế, chính sách đặc biệt (nếu có) để thực hiện dự án đầu tư.
Dự án đầu tư là tập hợp đề xuất bỏ vốn trung hạn hoặc dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư kinh doanh trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định.
Nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh, gồm nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư là văn bản ghi chép lại những thông tin về các chủ đầu tư thực hiện dự án, nội dung thực hiện dự án, một số cam kết của các nhà đầu tư và hồ sơ kèm theo văn bản đề nghị,.. Ngoài ra, văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư còn là cơ sở pháp lý để Cơ quan Nhà nước, chủ thể có thẩm quyền (Bộ Kế hoạch và Đầu tư/Tên cơ quan đăng ký đầu tư) xem xét và chấp thuận lời đề nghị thực hiện dự án đầu tư của các chủ đầu tư.
2. Mẫu văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ
Kính gửi: …….. (Bộ Kế hoạch và Đầu tư/Tên cơ quan đăng ký đầu tư)
Nhà đầu tư đề nghị thực hiện dự án đầu tư với các nội dung như sau:
I. NHÀ ĐẦU TƯ
1. Nhà đầu tư thứ nhất:
a) Đối với nhà đầu tư là cá nhân:
Họ tên: ……Giới tính: ..
Ngày sinh: …….Quốc tịch: …
…… (Tài liệu về tư cách pháp lý của cá nhân1) số:……; ngày cấp…….; Nơi cấp: …
Địa chỉ thường trú: …
Chỗ ở hiện tại: …
Mã số thuế (tại Việt Nam – nếu có): …
Điện thoại: …….Fax: …….Email: …
b) Đối với nhà đầu tư là doanh nghiệp/tổ chức:
Tên doanh nghiệp/tổ chức: …
…(Tài liệu về tư cách pháp lý của tổ chức2) số: ……; ngày cấp: ……; Cơ quan cấp:…..
Địa chỉ trụ sở: ….
Mã số thuế (tại Việt Nam – nếu có): …
Điện thoại: ……Fax: …… Email: …… Website (nếu có): …
Tỷ lệ nắm giữ vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài trong doanh nghiệp/tổ chức (chỉ áp dụng đối với trường hợp nhà đầu tư là doanh nghiệp/tổ chức thành lập tại Việt Nam.3):
Tên nhà đầu tư nước ngoài
Quốc tịch
Số vốn góp
Tỷ lệ (%)
Tỷ lệ thành viên hợp danh là nhà đầu tư nước ngoài trong công ty hợp danh (chỉ áp dụng đối với trường hợp nhà đầu tư là công ty hợp danh thành lập tại Việt Nam):
Thông tin về người đại diện theo pháp luật/đại diện theo ủy quyền của doanh nghiệp/tổ chức đăng ký đầu tư, gồm:
Họ tên: ……Giới tính:
Ngày sinh: ….Quốc tịch:
…… (Tài liệu về tư cách pháp lý của cá nhân) số:…….; ngày cấp…….; Nơi cấp:
Địa chỉ thường trú:
Chỗ ở hiện tại:
Điện thoại: …….Fax: ….Email:
2. Nhà đầu tư tiếp theo (nếu có): kê khai thông tin tương tự như nội dung đối với nhà đầu tư thứ nhất.
II. THÔNG TIN VỀ TỔ CHỨC KINH TẾ DỰ KIẾN THÀNH LẬP (đối với nhà đầu tư nước ngoài đầu tư theo hình thức thành lập tổ chức kinh tế)
1. Tên tổ chức kinh tế:
2. Loại hình tổ chức kinh tế
3. Vốn điều lệ:……..(bằng chữ) đồng và tương đương …… (bằng chữ)đô la Mỹ (tỷ giá….. ngày….. của…….).
4. Tỷ lệ góp vốn điều lệ của từng nhà đầu tư:
Tên nhà đầu tư
Số vốn góp
Tỷ lệ (%)
III. THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
1. Tên dự án, địa điểm thực hiện dự án:
1.1. Tên dự án:
1.2. Địa điểm thực hiện dự án:
(Đối với dự án ngoài KCN, KCX, KCNC, KKT: ghi số nhà, đường phố/xóm, phường/xã, quận/huyện, tỉnh/thành phố. Đối với dự án trong KCN, KCX, KCNC, KKT: ghi số, đường hoặc lô…, tên khu, quận/huyện, tỉnh/thành phố).
2. Mục tiêu dự án:
Mục tiêu hoạt động
Mã ngành CPC (*)
Mã ngành CPC (*)
(đối với ngành nghề có mã CPC, nếu có)
Ghi chú:
– Ngành kinh doanh ghi đầu tiên là ngành kinh doanh chính của dự án.
– (*) Chỉ ghi mã ngành CPC đối với các mục tiêu hoạt động thuộc ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài.
3. Quy mô dự án:
Miêu tả quy mô bằng các tiêu chí (nếu có):
– Diện tích: liệt kê cụ thể diện tích đất, mặt nước, mặt bằng dự kiến sử dụng (m2 hoặc ha);
– Diện tích đất phù hợp quy hoạch: m2 (trừ diện tích đất thuộc lộ giới hoặc diện tích đất không phù hợp quy hoạch);
– Công suất thiết kế;
– Sản phẩm, dịch vụ cung cấp;
– Quy mô kiến trúc xây dựng dự kiến (diện tích xây dựng, diện tích sàn, số tầng, chiều cao công trình, mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất…);
Trường hợp dự án có nhiều giai đoạn, từng giai đoạn được miêu tả như trên.
Trong trường hợp có mục tiêu đầu tư xây dựng nhà ở (để bán, cho thuê, cho thuê mua), khu đô thị đề nghị ghi rõ:
– Diện tích đất xây dựng:…. m2;
– Diện tích sàn xây dựng nhà ở:…. m2;
– Loại nhà ở (nhà liền kề, căn hộ chung cư, biệt thự … theo quy định của Luật Nhà ở);
– Số lượng nhà ở: …… căn;
– Quy mô dân số: … người;
– Vị trí dự án thuộc khu vực đô thị:…..(có/không);
– Dự án thuộc phạm vi bảo vệ của di tích được cấp có thẩm quyền công nhận là di tích quốc gia, di tích quốc gia đặc biệt:…..(có/không);
– Dự án thuộc khu vực hạn chế phát triển hoặc nội đô lịch sử (được xác định trong đồ án quy hoạch đô thị) của đô thị loại đặc biệt:…..(có/không);
4. Vốn đầu tư và phương án huy động vốn:
4.1. Tổng vốn đầu tư: ……(bằng chữ) đồng và tương đương … (bằng chữ) đô la Mỹ (tỷ giá….. ngày….. của…….), trong đó:
– Vốn góp của nhà đầu tư:…(bằng chữ) đồng và tương đương … (bằng chữ) đô la Mỹ.
– Vốn huy động: …. (bằng chữ) đồng và tương đương … (bằng chữ) đô la Mỹ, trong đó:
+ Vốn vay từ các tổ chức tín dụng :
+ Vốn huy động từ cổ đông, thành viên, từ các chủ thể khác :
+ Vốn huy động từ nguồn khác (ghi rõ nguồn) :
– Lợi nhuận để lại của nhà đầu tư để tái đầu tư (nếu có):
4.2. Nguồn vốn đầu tư:
a) Vốn góp để thực hiện dự án (ghi chi tiết theo từng nhà đầu tư):
Tên nhà đầu tư
Số vốn góp
Tỷ lệ (%)
Phương thức góp vốn (*)
Tiến độ góp vốn
Ghi chú:
(*) Phương thức góp vốn: ghi giá trị bằng tiền mặt, máy móc thiết bị, giá trị quyền sử dụng đất, bí quyết công nghệ,
b) Vốn huy động: ghi rõ số vốn, phương án huy động (vay từ tổ chức tín dụng/công ty mẹ,…) và tiến độ dự kiến.
c) Lợi nhuận để lại của nhà đầu tư để tái đầu tư (nếu có):
5. Thời hạn hoạt động của dự án:
6. Tiến độ thực hiện dự án: (ghi theo mốc thời điểm tháng (hoặc quý)/năm. Ví dụ: tháng 01 (hoặc quý I)/2021):
a) Tiến độ góp vốn và huy động các nguồn vốn;
b) Tiến độ thực hiện các mục tiêu hoạt động chủ yếu của dự án đầu tư;
c) Tiến độ xây dựng cơ bản và đưa công trình vào hoạt động hoặc khai thác vận hành (nếu có);
d) Sơ bộ phương án phân kỳ đầu tư hoặc phân chia dự án thành phần (nếu có);
(Trường hợp dự án đầu tư chia thành nhiều giai đoạn thì phải ghi rõ tiến độ thực hiện từng giai đoạn).
IV. NHÀ ĐẦU TƯ/TỔ CHỨC KINH TẾ CAM KẾT
1. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, chính xác, trung thực của hồ sơ và các văn bản gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam và Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư/ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
3. Cam kết chịu mọi chi phí, rủi ro nếu dự án không được chấp thuận.
4. Đối với nhà đầu tư là công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài: Trường hợp lựa chọn áp dụng điều kiện tiếp cận thị trường và thủ tục đầu tư như quy định đối với nhà đầu tư trong nước, thì từ bỏ tất cả các quyền và lợi ích của nhà đầu tư nước ngoài theo pháp luật trong nước hoặc theo bất kỳ điều ước quốc tế nào có thể áp dụng đối với nhà đầu tư đó.
V. HỒ SƠ KÈM THEO
1. Các văn bản quy định tại khoản 1 Điều 33 Luật Đầu tư.
2. Các văn bản quy định tại các khoản 2 Điều 31 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP đối với dự án thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư (nếu có).
3. Các văn bản theo pháp luật về xây dựng, nhà ở, kinh doanh bất động sản đối với các dự án đầu tư xây dựng nhà ở, khu đô thị, kinh doanh bất động sản.
4. Các hồ sơ liên quan khác (nếu có).
…., ngày ….. tháng …..năm…
Nhà đầu tư
(Từng nhà đầu tư ký, ghi rõ họ tên, chức danh và đóng dấu (nếu có))
3. Hướng dẫn viết văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư:
Phần kính gửi của văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư thì người làm đơn phải ghi rõ ràng tên của Cơ quan Nhà nước, chủ thể có thẩm quyền (Bộ Kế hoạch và Đầu tư/Tên cơ quan đăng ký đầu tư).
Phần nội dung của văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư thì các chủ đầu tư phải nêu được những nội dung như sau: những thông tin về các chủ đầu tư thực hiện dự án, nội dung thực hiện dự án, một số cam kết của các nhà đầu tư và hồ sơ kèm theo văn bản đề nghị,… Chủ đầu tư cần phải cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, chính xác, trung thực của hồ sơ và các văn bản gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đồng thời, tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam và Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư/ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Cuối văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư chủ đầu tư sẽ ký, ghi rõ họ tên, chức danh, và đóng dấu.