Sau khi tổ chức cá nhân lập báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung thì cần phải có văn bản đề nghị cơ quan có thẩm quyền thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung. Mẫu văn bản đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung có nội dung như thế nào?
Mục lục bài viết
- 1 1. Mẫu văn bản đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung là gì?
- 2 3. Mẫu văn bản đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung:
- 3 3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu văn bản đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung:
- 4 4. Quy định về báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung:
1. Mẫu văn bản đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung là gì?
Quy định của pháp luật hiện hành về định nghĩa của đánh giá tác động môi trường được xác định một cách đơn giản là quá trình phân tích, đánh giá, dự báo ảnh hưởng đến môi trường của các dự án quy hoạch, phát triển kinh tế – xã hội, của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, công trình kinh tế, khoa học kỹ thuật, y tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng và các công trình khác, đề xuất các giải pháp thích hợp về bảo vệ môi trường.
Mẫu văn bản đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung chính là văn bản của tổ chức, cá nhân là chủ dự án đã lập ra và gửi tới cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để đề nghị về việc đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung khi dựa án có sự thay đổi về quy mô, diện tích sử dụng đất, không khí. Mẫu văn bản đề nghị thẩm định thể hiện sự mong muốn của cá nhân, tổ chức gửi đến cơ quan có thẩm quyền để đề nghị về việc đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung.
Do đó, trên cơ sở quy định của pháp luật hiện hành thì đối với những chủ đầu tư lần đầu xây dựng các dự án sẽ thường gặp khó khăn trong việc lập báo cáo đánh giá tác động môi trường. Mặt khác, khi tổ chức, cá nhân là chủ dự án mà muốn tiến hành mở rộng đầu tư, nâng cấp quy mô dự án và nhiều hoạt động khác đối với dự án đó thì việc đầu tiên mà tổ chức, cá nhân cần làm là lập báo cáo tác động môi trường bổ sung.
Việc lập báo cáo tác động môi trường bổ sung là điều rất cần thiết và được pháp luật hiện hành quy định rất rõ ràng. Cho dù trước đó, tổ chức và cá nhân đã lập lập báo cáo ĐTM cho dự án đó rồi và đã được chấp nhận, thì khi nâng cấp dự án vẫn cần phải thực hiện báo cáo này nữa thì mới được cơ quan Nhà nước chấp thuận. Bởi vì khi một dự án liên quan đến môi trường có bất kỳ sự thay đổi nào về quy mô, diện tích sử dụng đất, không khí thì bạn đều phải lập báo cáo bổ sung, đây là điều bắt buộc.
Mẫu văn bản đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung đã thể hiện sự ý chí, mong muốn của tổ chức, cá nhân là chủ dự án gửi tới cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để đề nghị về việc thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung khi dựa án có sự thay đổi về quy mô, diện tích sử dụng đất, không khí,…. Mẫu được thành lập và nêu rõ các nội dung báo cáo đánh giá… Ngoài ra thì việc lập báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung có thế tiết kiệm được thời gian và tiền của trong thời hạn phát triển lâu dài. Qua các nhân tố môi trường tổng hợp, được xem xét đến trong quá trình ra quyết định ở giai đoạn quy hoạch của các cơ sở, địa phương và Chính phủ sẽ tránh được những chi phí không cần thiết, tránh được những hoạt động sai lầm mà hậu họa của nó phải khắc phục một cách rất tốn kém trong tương lai.
3. Mẫu văn bản đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————–
… (1) …
——-
Số: …
V/v thẩm định và phê duyệt báo cáo ĐTM của Dự án “ …(2) …”
…, ngày…tháng…năm…
Kính gửi: … (3) …
Chúng tôi là: … (1) …, Chủ Dự án: … (2) …:
Dự án (báo cáo đầu tư/báo cáo kinh tế – kỹ thuật/dự án đầu tư hoặc tài liệu tương đương của dự án) sẽ do … (4) … phê duyệt.
– Địa điểm thực hiện Dự án: ….
– Địa chỉ liên hệ: ….
– Điện thoại: … Fax: …; E-mail: ….
Xin gửi đến quý … (3) … những hồ sơ sau:
– 01 (một) bản báo cáo đầu tư/báo cáo kinh tế – kỹ thuật/dự án đầu tư hoặc tài liệu tương đương của Dự án;
– 07 (bảy) bản báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án bằng tiếng Việt.
Chúng tôi xin bảo đảm về độ trung thực của các số liệu, tài liệu trong các văn bản nêu trên và cam kết rằng: Dự án của chúng tôi không sử dụng các loại hóa chất, chủng vi sinh bị cấm theo quy định của Việt Nam và theo quy định của các công ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; các tiêu chuẩn, quy chuẩn, các quy định được trích lục và sử dụng là hoàn toàn đúng sự thực và đang còn hiệu lực áp dụng.
Nếu có gì sai phạm chúng tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật của Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Đề nghị … (3) … thẩm định và cấp Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá môi trường cho Dự án.
Nơi nhận:
– Như trên;
– Lưu …
… (5) …
(Ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu)
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu văn bản đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung:
(1) Cơ quan, doanh nghiệp chủ dự án;
(2) Tên đầy đủ của dự án;
(3) Cơ quan tổ chức việc thẩm định hoặc Ban Quản lý được ủy quyền (đối với dự án đầu tư vào khu kinh tế, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu chế xuất);
(4) Cơ quan phê duyệt dự án;
(5) Thủ trưởng, người đứng đầu cơ quan, doanh nghiệp chủ dự án;
4. Quy định về báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung:
Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung được xác định là bước thực hiện cần phải có nếu tổ chức, cá nhân có nhu cầu mở rộng quy mô hoạt động hoặc mở rộng diện tích sử dụng mà trước đó đã có trong hồ sơ báo cáo đánh giá tác động môi trường. Sau khi đã hoàn thiện báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung, tổ chức, cá nhân cần phải trình nộp lên cơ quan có thẩm quyền xem xét và thẩm định thì mới có hiệu lực để dự án của bạn bước vào giai đoạn nâng cấp đúng với pháp luật.
Căn cứ theo Nghị định 40/2019/ NĐ – CP có quy định đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung đối với trường hợp dự án đã có phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường và đi vào hoạt động, thuộc trường hợp là chủ dự án phải lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung khi tăng quy mô, công suất, thay đổi công nghệ làm tăng tác động xấu đến môi trường so với phương án trong báo cáo báo cáo đánh giá tác động môi trường trước đó đã phê duyệt như việc bổ sung những hạng mục đầu tư có quy mô, công suất tương đương với đối tượng thuộc danh mục trong Phụ lục II của Nghị định số 18/2015/NĐ – CP hoặc là có những thay đổi về quy mô, công suất, công nghệ hoặc những thay đổi khác đến công trình bảo vệ môi trường không có khả năng giải quyết các vấn đề môi trường. bên cạnh đó thì việc lập báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung trong trường hợp lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung theo đề nghị của chủ dự án
Tiếp theo, lập báo cáo đầu tư, báo cáo về mức kinh phí khả thi cho dự án, giải trình về kinh tế kỹ thuật. Phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay
Cơ sở pháp lý:
–