Mọi tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân có nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật quản lý thuế. Trong một sô trường hợp chủ thể nộp thuế được miễn giảm thuế và khi đó người nộp thuế sẽ phải lập thành văn bản đề nghị miễn giảm thuế số.
Mục lục bài viết
1. Mẫu bản đề nghị miễn giảm thuế là gì?
Mẫu văn bản miễn giảm thuế số là mẫu văn bản do người nộp thuế ( tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế; tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân nộp các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước; tổ chức, cá nhân khấu trừ thuế) lập ra gửi đến cơ quan quản lý thuế trực tiếp. Mẫu văn bản đề nghị miễn giảm thuế số nêu rõ thông tin về người nộp thuế, lý do để được miễn giảm thuế, nội dung văn bản.
Mẫu văn bản đề nghị miễn giảm thuế số là mẫu văn bản được lập ra gửi đến cơ quan quản lý thuế để đề nghị được miễn giảm thuế số. Mẫu văn bản đề nghị miễn giảm thuế số là cơ sở để cơ quan quản lý thuế xem xét về nội dung đề nghị, lý do xin miễn giảm thuế của người nộp thuế.
2. Mẫu văn bản đề nghị miễn giảm thuế:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——————————-
…………, ngày ………. tháng …….. năm …..
VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ MIỄN (GIẢM) THUẾ
Kính gửi: … (tên cơ quan thuế) …………(1)
Tên người nộp thuế: ………(2)
Mã số thuế: ………(3)
Địa chỉ: ……….(4)
Quận/huyện….. Tỉnh/thành phố: …………..(5)
Điện thoại: …… Fax: … E-mail: …(6)
Đề nghị được miễn (giảm) thuế với lý do và số thuế miễn (giảm) cụ thể như sau:
1. Lý do đề nghị miễn (giảm) thuế: (7)
– ………….
(Ghi rõ loại thuế đề nghị miễn (giảm); căn cứ pháp lý và căn cứ thực tế để đề nghị miễn (giảm) thuế: thuộc đối tượng, trường hợp được miễn (giảm) nào, lý do cụ thể như: thu nhập thấp, nghỉ kinh doanh, thiên tai, địch họa, tai nạn bất ngờ, bị lỗ (ghi cụ thuể số tài sản bị thiệt hại, số lỗ)… Trường hợp đề nghị miễn (giảm) thuế tài nguyên thì cần ghi rõ thêm loại tài nguyên, địa điểm, hình thức khai thác, nơi tiêu thụ).
2. Xác định số thuế được miễn: (8)
Đơn vị tiền: Đồng Việt Nam
STT | Loại thuế đề nghị miễn (giảm) | Kỳ tính thuế | Số tiền thuế đề nghị miễn (giảm) | Số tiền thuế đã nộp (nếu có) |
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) |
1. | Thuế Thu nhập doanh nghiệp | |||
2. | Thuế Tiêu thụ đặc biệt | |||
… | …. | |||
Cộng |
3. Tài liệu gửi kèm: (ghi rõ tên tài liệu, bản chính hay bản sao) (9)
(1) …………………..
(2) …………………….
Tôi cam đoan số liệu khai trên là đúng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những số liệu đã khai./.
Xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn:
Xác nhận của cơ quan kiểm lâm trực tiếp quản lý rừng:
(đối với cá nhân, hộ gia đình)
NGƯỜI NỘP THUẾ hoặc
ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ
Ký, ghi rõ họ tên; chức vụ và đóng dấu (nếu có)
3. Hướng dẫn soạn thảo:
(1): Tên cơ quan thuế
(2): Tên người nộp thuế
(3): Mã số thuế
(4): Địa chỉ người nộp thuế
(5) : Quận/huyện, Tỉnh/thành phố của người nộp thuế
(6): Điện thoại/Fax/ E-mail của người nộp thuế
(7): Lý do đề nghị miễn (giảm) thuế
(8): Xác định số thuế được miễn
(9): Tài liệu kèm theo
4. Quy định về miễn giảm thuế:
– Cơ sở pháp lý: Thông tư 156/2013/TT- BTC
– Người nộp thuế tự xác định số tiền thuế được miễn thuế, giảm thuế trong hồ sơ khai thuế hoặc hồ sơ miễn thuế, giảm thuế gửi cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp, trừ các trường hợp hướng dẫn tại Điều 46 Thông tư 156/2013/TT- BTC
– Tài liệu liên quan đến việc xác định miễn thuế, giảm thuế là một phần của hồ sơ khai thuế.
* Trường hợp cơ quan thuế quyết định miễn thuế, giảm thuế (Điều 46 Thông tư 156/2013/TT- BTC)
Cơ quan thuế trực tiếp kiểm tra hồ sơ ra quyết định miễn thuế, giảm thuế đối với các trường hợp sau đây:
– Miễn, giảm thuế thu nhập cá nhân
+ Nguyên tắc miễn, giảm thuế thu nhập cá nhân
– Đối với người nộp thuế gặp khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn, bệnh hiểm nghèo việc xét giảm thuế thu nhập cá nhân được thực hiện theo năm dương lịch.
– Đối với cá nhân kinh doanh, nhóm cá nhân kinh doanh nộp thuế thu nhập cá nhân theo phương pháp khoán có tạm ngừng, nghỉ kinh doanh việc xét giảm thuế khoán được thực hiện theo tháng ngừng, nghỉ kinh doanh. Cách xác định số thuế được giảm và thủ tục hồ sơ giảm thuế thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 21 Thông tư 156/2013/TT- BTC
– Đối với cá nhân thuộc đối tượng được miễn thuế, giảm thuế thu nhập cá nhân theo quy định về chuyên gia nước ngoài thực hiện chương trình, dự án ODA tại Việt Nam; chuyên gia nước ngoài thực hiện chương trình, dự án viện trợ phi chính phủ tại Việt Nam; cá nhân nước ngoài làm việc tại văn phòng của tổ chức phi chính phủ; cá nhân làm việc tại khu kinh tế thực hiện thủ tục miễn thuế, giảm thuế theo hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính.
Như vậy, có thể thấy được nguyên tắc miễn giảm thuế thu nhập cá nhân được áp dụng đối với người nộp thuế gặp khó khăn do những trở ngại khách quan, lý do bất khả kháng như: hiên tai, hỏa hoạn, tai nạn, bệnh hiểm nghèo… thì việc xét giảm thuế thu nhập cá nhân được thực hiện theo năm dương lịch. Còn đối với cá nhân kinh doanh thì nếu nhóm cá nhân kinh doanh nộp thuế thu nhập cá nhân theo phương pháp khoán có tạm ngừng, nghỉ kinh doanh việc xét giảm thuế khoán được thực hiện theo tháng ngừng, nghỉ kinh doanh. Việc xét miễn giảm thuế được dựa trên những cơ sở, căn cứ được Bộ tài chính quy định, việc quy định này nhằm hỗ trợ đối với người nộp thuế khi gặp phải những bất lợi do khách quan mang lại.
* Hồ sơ miễn thuế, giảm thuế bao gồm:
– Đối với người nộp thuế gặp khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn
– Văn bản đề nghị giảm thuế theo mẫu số 18/MGT-TNCN ban hành kèm theo Thông tư này có xác nhận của chính quyền địa phương cấp xã nơi xảy ra thiên tai, hỏa hoạn.
– Biên bản xác định mức độ, giá trị thiệt hại về tài sản của cơ quan có thẩm quyền và có xác nhận của chính quyền địa phương cấp xã nơi xảy ra thiên tai, hỏa hoạn theo mẫu số 02/MGTH ban hành kèm theo Thông tư này;
Cơ quan có thẩm quyền xác định mức độ, giá trị thiệt hại là cơ quan tài chính hoặc các cơ quan giám định xác định mức độ, giá trị thiệt hại về tài sản.
Trường hợp thiệt hại về hàng hoá, dịch vụ: người nộp thuế cung cấp Biên bản giám định (chứng thư giám định) về mức độ thiệt hại của cơ quan giám định và cơ quan giám định phải chịu trách nhiệm pháp lý về tính chính xác của chứng thư giám định theo quy định của pháp luật.
Trường hợp thiệt hại về đất đai, hoa màu thì cơ quan tài chính có trách nhiệm xác định.
– Chứng từ bồi thường của cơ quan bảo hiểm (nếu có) hoặc thỏa thuận bồi thường của người gây hỏa hoạn (nếu có).
– Các chứng từ chi liên quan trực tiếp đến việc khắc phục thiên tai, hỏa hoạn.
–
+ Đối với người nộp thuế gặp khó khăn do bị tai nạn
– Văn bản đề nghị giảm thuế theo mẫu số 18/MGT-TNCN ban hành kèm theo Thông tư 156/2013/TT- BTC
– Văn bản hoặc biên bản xác nhận tai nạn có xác nhận của
– Giấy tờ xác định việc bồi thường của cơ quan bảo hiểm hoặc thỏa thuận bồi thường của người gây tai nạn (nếu có).
– Các chứng từ chi liên quan trực tiếp đến việc khắc phục tai nạn.
– Tờ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân (nếu thuộc đối tượng phải quyết toán thuế).
+ Đối với người nộp thuế mắc bệnh hiểm nghèo
– Văn bản đề nghị giảm thuế theo mẫu số 18/MGT-TNCN ban hành kèm theo Thông tư 156/2013/TT- BTC
– Bản chụp hồ sơ bệnh án hoặc sổ khám bệnh.
– Các chứng từ chứng minh chi phí khám chữa bệnh do cơ quan y tế cấp; hoặc hóa đơn mua thuốc chữa bệnh kèm theo đơn thuốc của bác sỹ.
– Tờ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân (nếu thuộc đối tượng phải quyết toán thuế).
+ Nơi nộp hồ sơ miễn, giảm thuế
Đối với người nộp thuế gặp khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn, bệnh hiểm nghèo nơi nộp hồ sơ miễn, giảm thuế là cơ quan thuế nơi cá nhân cư trú.
– Miễn hoặc giảm thuế tiêu thụ đặc biệt, tiền thuê đất, thuê mặt nước, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, thuế sử dụng đất nông nghiệp cho người nộp thuế gặp khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ theo quy định của pháp luật không có khả năng nộp thuế.
Hồ sơ đề nghị miễn hoặc giảm thuế bao gồm:
– Văn bản đề nghị miễn hoặc giảm thuế theo mẫu số 01/MGTH ban hành kèm theo Thông tư này, trong đó nêu rõ thời gian, lý do bị thiệt hại, giá trị tài sản bị thiệt hại, số lỗ do thiên tai, địch họa, tai nạn bất ngờ gây ra, số thuế phải nộp, số thuế đề nghị miễn, giảm và danh mục tài liệu gửi kèm;
– Biên bản xác định mức độ, giá trị thiệt hại về tài sản của cơ quan có thẩm quyền và có xác nhận của chính quyền địa phương cấp xã nơi xảy ra thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn theo mẫu số 02/MGTH ban hành kèm theo Thông tư này;
Cơ quan có thẩm quyền xác định mức độ, giá trị thiệt hại là cơ quan tài chính hoặc các cơ quan giám định độc lập xác định mức độ, giá trị thiệt hại về tài sản.
Trường hợp thiệt hại về hàng hóa, dịch vụ: người nộp thuế cung cấp Biên bản giám định (chứng thư giám định) về mức độ thiệt hại của cơ quan giám định và cơ quan giám định phải chịu trách nhiệm pháp lý về tính chính xác của chứng thư giám định theo quy định của pháp luật.
Trường hợp thiệt hại về đất đai, hoa màu (để miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp) thì cơ quan tài chính có trách nhiệm xác định.
– Bản quyết toán tài chính (nếu là doanh nghiệp) kèm theo giải trình phân tích xác định số bị thiệt hại, số lỗ do bị thiệt hại.
Tùy vào từng đối tượng đề nghị miễn giảm thuế số cũng như tuỳ từng lý do đề nghị miễn giảm thuế mà cơ quan có thẩm quyền xem xét về những đề nghị đấy, thì người nộp thuế sẽ phải chuẩn bị những hồ sơ, giấy tờ, tài liệu tương ứng kèm theo để gửi đến cơ quan quản lý thuế. Theo như hướng dẫn của Bộ tài chính tại Thông tư 156/2013/TT- BTC thì có chia ra những trường hợp đề nghị miễn giảm thuế số và ở mỗi trường hợp quy định riêng về hồ sơ kèm theo.