Môi trường hiện nay ngày một bị suy giảm chất lượng do các tác động trực tiếp, gián tiếp của con người, dẫn đến việc môi trường bị phá hủy. Các quốc gia trên thế giới đã và đang thực hiện các kế hoạch bảo vệ môi trường, và Việt Nam cũng vậy. Hiện nay, đối với các dự án nhất định thì cần tiến hành hoạt động đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường.
Mục lục bài viết
- 1 1. Văn bản đề nghị đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường là gì?
- 2 2. Chủ thể nào phải tiến hành hoạt động đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường của dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ:
- 3 3. Hoạt động đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường của dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ:
- 4 4. Mẫu Văn bản đề nghị đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường của dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và hướng dẫn soạn thảo văn bản:
1. Văn bản đề nghị đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường là gì?
Văn bản đề nghị đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường có tên gọi là Văn bản đề nghị đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường của dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; đây là văn bản do chủ dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc trường hợp phải đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường nộp cho cơ quan có thẩm quyền nhằm đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường.
Văn bản đề nghị đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường của dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ được dùng để gửi cùng kế hoạch bảo vệ môi trường của dự án thành hồ sơ đề nghị. Đây chính là cơ sở để cơ quan có thẩm quyền tiến hành xem xét, thẩm định kế hoạch bảo vệ môi trường của dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ do chủ dự án nộp.
2. Chủ thể nào phải tiến hành hoạt động đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường của dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ:
“1. Đối tượng phải đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường:
a) Dự án đầu tư mới hoặc dự án đầu tư mở rộng quy mô, nâng công suất có tổng quy mô, công suất của cơ sở đang hoạt động và phần đầu tư mới thuộc đối tượng quy định tại cột 5 Phụ lục II Mục I ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc dự án, phương án đầu tư mở rộng quy mô, nâng công suất các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, có phát sinh lượng nước thải từ 20 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 500 m3/ngày (24 giờ) hoặc chất thải rắn từ 01 tấn/ngày (24 giờ) đến dưới 10 tấn/ngày (24 giờ) hoặc khí thải từ 5.000 m3 khí thải/giờ đến dưới 20.000 m3 khí thải/giờ (bao gồm cả cơ sở đang hoạt động và phần mở rộng) trừ các dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh, dịch vụ quy định tại cột 3 Phụ lục II Mục I ban hành kèm theo Nghị định này.”
Đối chiếu với các quy định tại phụ lục và trong quy định trên, thì các dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phải tiến hành hoạt động đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường đều là các dự án có quy mô sản xuất lớn, có tác động mạnh mẽ đến môi trường không khí, nước, đất, rừng, sông, biển,….. Những dự án này có thể có tác động đến sự sống của các sinh vật trong môi trường, thải ra lượng chất thải lớn ra môi trường,… hoặc các tác động tiêu cực khác. Các dự án này cần phải có kế hoạch bảo vệ môi trường cụ thể nhằm tránh phá hủy đến môi trường mà nơi thực hiện dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Chủ dự án, chủ cơ sở các dự án thuộc đối tượng phải đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường có trách phải đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường tại cơ quan có thẩm quyền. Chỉ sau khi được cấp có thẩm quyền xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường thì các chủ dự án, chủ cơ sở mới được triển khai thực hiện hoặc xây dựng dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Còn đối với các dự án không thuộc đối tượng phải đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường thì được miễn thực hiện đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường. Chủ dự án, chủ cơ sở đó có trách nhiệm quản lý, xử lý chất thải và thực hiện các nghĩa vụ khác về bảo vệ môi trường được thực hiện theo quy định của pháp luật bảo vệ môi trường và quy định khác có liên quan.
3. Hoạt động đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường của dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ:
Cơ quan có thẩm quyền đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường đó chính là Cơ quan chuyên môn bảo vệ môi trường cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện, các cơ quan này có thẩm quyền đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường đối với những dự án theo luật định.
Để thực hiện đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường, thì các chủ dự án, cơ sở gửi hồ sơ theo quy định bằng cách gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc gửi bản điện tử thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến đến Sở Tài nguyên và Môi trường và Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Hồ sơ đề nghị gồm các văn bản sau: 01 văn bản đề nghị đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường của dự án, cơ sở; 03 bản kế hoạch bảo vệ môi trường (kèm theo bản điện tử) của dự án, cơ sở; và 01 báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng của dự án, cơ sở (kèm theo bản điện tử).
Cơ quan có thẩm quyền nhận được hồ sơ có trách nhiệm xem xét, xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường trong thời hạn 10 ngày làm việc, thời hạn này tính từ ngày cơ quan nhận được hồ sơ đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường. Khi tiến hành xem xét hồ sơ, cần bổ sung, hoàn thiện hồ sơ tức thuộc trường hợp chưa xác nhận thì cơ quan này phải có thông báo bằng một văn bản và nêu rõ lý do, đồng thời nêu rõ tất cả các nội dung cần phải bổ sung, hoàn thiện một lần.
Sau khi kế hoạch bảo vệ môi trường được xác nhận thì các chủ dự án, chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và cơ quan nhà nước thực hiện các trách nhiệm được quy định cụ thể tại các Điều 33 và Điều 34 Luật bảo vệ môi trường năm 2010
Trong các trường hợp thay đổi địa điểm thực hiện dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ so với phương án trong kế hoạch bảo vệ môi trường đã được xác nhận; hoặc trong trường hợp không triển khai thực hiện dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong thời hạn 24 tháng kể từ ngày kế hoạch bảo vệ môi trường được xác nhận tức việc chủ dự án, chủ cơ sở không triển khai hạng mục nào trong giai đoạn thực hiện dự án, phương án theo quy định của pháp luật về xây dựng thì các chủ dự án, chủ cơ sở phải có trách nhiệm thực hiện đăng ký lại kế hoạch bảo vệ môi trường.
Còn nếu dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thay đổi chủ dự án thì chủ dự án, chủ cơ sở mới có trách nhiệm tiếp tục thực hiện kế hoạch bảo vệ môi trường đã được xác nhận đăng ký đồng thời tiến hành thông báo cho cơ quan đã xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường biết việc thay đổi chủ dự án.
4. Mẫu Văn bản đề nghị đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường của dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và hướng dẫn soạn thảo văn bản:
Mẫu Văn bản đề nghị đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường của dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ được ban hành trong
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
(1)
——-
Số: …
V/v đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường của (2)
(Địa danh), ngày … tháng … năm …
Kính gửi: (3)
(1) Là chủ đầu tư của (2), thuộc đối tượng phải đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường quy định tại mục số …, cột 5 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số …./2019/NĐ-CP ngày tháng năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường. Chúng tôi đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường như sau:
Tên của (1): ……
Địa điểm thực hiện của (2): …….
Địa chỉ liên hệ của (1): …; Điện thoại: …; Fax: ……….; E-mail: ……
Chúng tôi gửi đến (3) hồ sơ gồm:
– Ba (03) bản kế hoạch bảo vệ môi trường.
– Một (01) báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng của dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
– Một (01) bản điện tử của các hồ sơ nêu trên.
Chúng tôi cam kết bảo đảm về độ trung thực, chính xác của các số liệu, tài liệu trong các văn bản nêu trên. Nếu có gì sai trái, chúng tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật của Việt Nam.
Đề nghị (3) xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường của (2)./.
Nơi nhận:
– Như trên;
– …;
– Lưu: …
(4)
(Ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu)
Soạn thảo văn bản đề nghị đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường
(1) Chủ dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ;
(2) Tên đầy đủ, chính xác của dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ;
(3) Cơ quan có thẩm quyền xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường của dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ;
(4) Đại diện có thẩm quyền của chủ dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.