Đối với việc nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ cũng giống như các loại hàng hóa khác thì doanh nghiệp cần được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép nhập khẩu thì mới được thực hiện nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ.
Mục lục bài viết
- 1 1. Mẫu văn bản đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ là gì?
- 2 2. Mẫu văn bản đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ:
- 3 3. Một số quy định về cấp Giấy phép nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ:
- 3.1 3.1. Nguyên tắc nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng:
- 3.2 3.2. Các loại tàu biển đã qua sử dụng được phép nhập khẩu để phá dỡ:
- 3.3 3.3. Điều kiện nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ:
- 3.4 3.4. Trình tự cấp giấy phép nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ:
- 3.5 3.5. Thủ tục hải quan nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng:
1. Mẫu văn bản đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ là gì?
– Phá dỡ tàu biển là hoạt động tháo dỡ toàn bộ cấu trúc tàu biển tại cơ sở phá dỡ tàu biển.
– Cơ sở phá dỡ tàu biển là khu vực chuyên dụng để phá dỡ tàu biển.
– Phương án phá dỡ tàu biển là kế hoạch do chủ cơ sở phá dỡ tàu biển lập để thực hiện việc phá dỡ đối với từng tàu biển.
Mẫu văn bản đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ là mẫu đơn đề nghị được doanh nghiệp nhập khẩu tàu biển lập ra để gửi tới cục Hàng hải Việt Nam đề nghị với cơ quan này về việc cấp giấy phép nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ.
Mẫu văn bản đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ được doanh nghiệp nhập khẩu tàu biển lập ra để đề nghị cơ quan có thẩm quyền mà ở đây là Cục Hàng hải Việt Nam về việc cấp giấy phép nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ. Đây là cơ sở để cơ quan có thẩm quyền xem xét về điều kiện nhập khẩu tàu biển này đã đúng chưa và có đủ để cấp giấy phép nhập khẩu cho doanh nghiệp này hay không. Mẫu nêu rõ nội dung đề nghị, thông tin cấp giấy phép … Mẫu được ban hành theo Nghị định 82/2019/NĐ-CP của Chính phủ.
2. Mẫu văn bản đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ:
TÊN DOANH NGHIỆP NHẬP KHẨU TÀU BIỂN ĐÃ QUA SỬ DỤNG ĐỂ PHÁ DỠ
Số: ….
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
ĐỀ NGHỊ
Cấp giấy phép nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ
Kính gửi: Cục Hàng hải Việt Nam.
1. Tên doanh nghiệp đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ: ….
2. Địa chỉ trụ sở chính:
Địa chỉ: ….
Điện thoại: …. Fax: ….Email: ….
3. Địa chỉ kinh doanh:
Địa chỉ: ….
Điện thoại: ….Fax: ….Email: …
4. Người đại diện theo pháp luật:
– Họ tên: …. Chức danh: …
– Số CMND/Hộ chiếu: …. Ngày, nơi cấp: ….
– Quốc tịch: ….
5. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số …. do (Tên cơ quan cấp) cấp ngày…..tháng ……..năm ………….
6. định đưa cơ sở phá dỡ tàu biển thuộc sở hữu hoặc quản lý, khai thác của doanh nghiệp vào hoạt động số …….. ngày … tháng …..năm …
Đề nghị Cục Hàng hải Việt Nam thẩm định hồ sơ, trình Bộ Giao thông vận tải cấp Giấy phép nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ đối với:
a) Tên tàu: ….
b) Số IMO: ….
c) Loại tàu: ….
d) Trọng tải toàn phần (DWT): ….
đ) Ngày tàu đến cảng biển đầu tiên của Việt Nam: ….
(Tên doanh nghiệp) cam kết thực hiện nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng theo đúng Giấy phép nhập khẩu và các quy định của pháp luật./.
Văn bản kèm theo:
– …;
….., ngày … tháng ….. năm …..
ĐẠI DIỆN DOANH NGHIỆP
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
Hướng dẫn soạn thảo mẫu văn bản đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ:
– Ghi rõ tên doanh nghiệp đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ; địa chỉ trụ sở chính; địa chỉ kinh doanh;
– Ghi rõ thông tin về người đại diện theo pháp luật như: họ tên, Chức danh, số CMND/Hộ chiếu: …. Ngày, nơi cấp, Quốc tịch: ….
– Ghi rõ thông tin về Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số …. do (Tên cơ quan cấp) cấp ngày…..tháng ……..năm
3. Một số quy định về cấp Giấy phép nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ:
3.1. Nguyên tắc nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng:
– Việc nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng phải bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, an toàn lao động, an toàn phòng, chống cháy, nổ; bảo vệ sức khỏe con người và môi trường.
– Việc phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng chỉ được thực hiện tại cơ sở phá dỡ tàu biển đã được đưa vào hoạt động theo quy định.
– Tàu biển đã qua sử dụng được nhập khẩu để phá dỡ phải được đưa vào cơ sở phá dỡ trong vòng 30 ngày kể từ ngày hoàn thành thủ tục hải quan nhưng không vượt quá 90 ngày kể từ ngày tàu đến cảng biển đầu tiên của Việt Nam; thời gian phá dỡ tàu biển không được kéo dài quá 180 ngày kể từ ngày bắt đầu phá dỡ.
– Doanh nghiệp nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng phải mua bảo hiểm và thực hiện các nghĩa vụ về bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường liên quan đến hoạt động nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng theo quy định.
3.2. Các loại tàu biển đã qua sử dụng được phép nhập khẩu để phá dỡ:
-Tàu chở hàng khô, gồm: Hàng tổng hợp, hàng rời, hàng thiết bị, gỗ dăm, gỗ cây, ngũ cốc, hàng đóng bao, hàng sắt thép.
– Tàu công-ten-nơ.
– Tàu chở quặng.
– Tàu chở hàng lỏng, gồm: Dầu thô, dầu sản phẩm, dầu thực vật.
– Tàu chở gas, khí hóa lỏng.
– Tàu Ro-Ro, tàu khách, sà lan biển, phà biển.
– Giàn khoan nổi.
– Giàn khoan tự nâng.
– Tàu chứa nổi.
– Phương tiện chứa nổi và chuyển tải sản phẩm.
– Các loại tàu biển khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
3.3. Điều kiện nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ:
– Doanh nghiệp phá dỡ tàu biển có đủ các điều kiện quy định dưới đây được Bộ Giao thông vận tải cấp Giấy phép nhập khẩu tàu biển để phá dỡ:
+ Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật;
+ Có bộ phận về an toàn lao động và bảo vệ môi trường;
+ Có vốn pháp định 50 (năm mươi) tỷ đồng Việt Nam
– Giấy phép nhập khẩu có hiệu lực thực hiện trong 05 (năm) năm kể từ ngày cấp.
– Bộ Giao thông vận tải là cơ quan có thẩm quyền cấp, cấp lại và thu hồi Giấy phép nhập khẩu
3.4. Trình tự cấp giấy phép nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ:
Trình tự thực hiện:
– Nộp hồ sơ thủ tục hành chính:
Doanh nghiệp gửi hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ đến Cục Hàng hải Việt Nam.
Giải quyết thủ tục hành chính:
– Cục Hàng hải Việt Nam tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn doanh nghiệp hoàn thiện hồ sơ theo quy định;
– Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Cục Hàng hải Việt Nam thẩm định và báo cáo Bộ Giao thông vận tải xem xét, quyết định;
– Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Cục Hàng hải Việt Nam, Bộ Giao thông vận tải cấp Giấy phép nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ theo mẫu; trường hợp không chấp thuận cấp Giấy phép nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ, Bộ Giao thông vận tải phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Thời hạn giải quyết:
– Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Cục Hàng hải Việt Nam thẩm định và báo cáo Bộ Giao thông vận tải xem xét, quyết định;
– Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận văn bản đề nghị của Cục Hàng hải Việt Nam, Bộ GTVT cấp Giấy phép nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ.
Đối tượng thực hiện: Tổ chức.
Cơ quan thực hiện:
– Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Bộ Giao thông vận tải;
– Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có;
– Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Cục Hàng hải Việt Nam, Bộ Giao thông vận tải;
– Cơ quan phối hợp: Không có.
3.5. Thủ tục hải quan nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng:
Doanh nghiệp khi làm thủ tục nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ phải nộp cho cơ quan hải quan khu vực 01 bộ hồ sơ theo quy định tại Điều 20 Nghị định 82/2019/NĐ-CP, cụ thể sau đây:
– Giấy phép nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ (01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao kèm bản chính để đối chiếu).
– Quyết định của doanh nghiệp về việc mua tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ (01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao kèm bản chính để đối chiếu).
–
– Biên bản giao nhận tàu biển đã qua sử dụng được ký kết giữa người bàn giao và người nhận bàn giao (01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao kèm bản chính để đối chiếu).
Căn cứ hồ sơ nhập khẩu tàu biển, quy định của pháp luật về hải quan và các quy định có liên quan khác của pháp luật, cơ quan hải quan có trách nhiệm làm thủ tục nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ.
Nghị định 82/2019/NĐ-CP cũng có hướng dẫn về thủ tục cấp Giấy phép nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ sau đây:
Hồ sơ đề nghị, gồm:
– Văn bản đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ theo Mẫu số 06 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này (01 bản chính);
– Quyết định đưa cơ sở phá dỡ tàu biển vào hoạt động (01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao kèm bản chính để đối chiếu);
– Quyết định của doanh nghiệp về việc mua tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ (01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao kèm bản chính để đối chiếu).
Quy trình xử lý:
– Cục Hàng hải Việt Nam tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn doanh nghiệp hoàn thiện hồ sơ theo quy định;
– Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Cục Hàng hải Việt Nam thẩm định và báo cáo Bộ Giao thông vận tải xem xét, quyết định;
– Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Cục Hàng hải Việt Nam, Bộ Giao thông vận tải cấp Giấy phép nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ theo Mẫu số 07 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này; trường hợp không chấp thuận cấp Giấy phép nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ, Bộ Giao thông vận tải phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Cơ sở pháp lý:
– Nghị định 82/2019/NĐ-CP quy định về nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng