Hiện nay, mẫu văn bản đề nghị cấp đổi giấy phép môi trường đang được quy định tại Phụ lục XIV ban hành kèm theo Nghị định 08/2022/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
Mục lục bài viết
1. Mẫu văn bản đề nghị cấp đổi giấy phép môi trường:
(1) _____________ Số: … V/v đề nghị cấp đổi giấy phép môi trường của dự án, cơ sở (2) | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
…, ngày … tháng … năm … |
Văn bản đề nghị cấp đổi giấy phép môi trường của dự án đầu tư, cơ sở
Kính gửi: …(3)…
Chúng tôi là: (1), chủ đầu tư dự án, cơ sở (2).
Để đảm bảo thực hiện đúng quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, (1) đề nghị (3) xem xét, cấp đổi giấy phép môi trường với các thông tin cụ thể như sau:
1. Thông tin về giấy phép môi trường đã được cấp: Giấy phép môi trường số …/GPMT- … ngày … tháng … năm …
– Tên dự án đầu tư, cơ sở: …
– Tên chủ đầu tư dự án, cơ sở: …
2. Thông tin đề nghị thay đổi trong giấy phép môi trường của (2).
– Tên dự án đầu tư, cơ sở: …
– Tên chủ đầu tư dự án, cơ sở: …
3. Địa chỉ liên hệ của (1): …
– Người đại diện theo pháp luật của (1): … Chức vụ …
– Điện thoại: …; Fax: …; E-mail: …
Chúng tôi xin gửi đến (3) Bản Phụ lục kèm theo Văn bản này, gồm: …
Chúng tôi cam kết về độ trung thực, chính xác, toàn vẹn của các hồ sơ, tài liệu được cung cấp kèm theo văn bản này, đồng thời cam kết không thay đổi các nội dung khác của Giấy phép môi trường số …. /GPMT- …. ngày …. tháng …. năm … nêu trên. Nếu có gì sai trái, chúng tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật của Việt Nam.
Đề nghị (3) xem xét cấp đổi giấy phép môi trường của dự án, cơ sở (2)./.
Nơi nhận: – Như trên; – Lưu: … | ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA …(1)… (Ký, ghi rõ họ tên; chức vụ và đóng dấu) |
Ghi chú:
(1) Tên chủ dự án đầu tư và các cơ sở;
(2) Tên đầy đủ, chính xác của dự án đầu tư và các cơ sở;
(3) Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép môi trường của (2).
2. Trình tự và thủ tục đề nghị cấp đổi giấy phép môi trường:
Bước 1: Nộp hồ sơ.
Thành phần hồ sơ bao gồm 1 bản chính của văn bản đề nghị cấp điều chỉnh giấy phép môi trường của dự án đầu tư, cơ sở (được sử dụng theo mẫu quy định tại Phụ lục XIII ban hành kèm theo Nghị định 08/2022/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường. Tổ chức hoặc cá nhân nộp hồ sơ đề nghị cấp điều chỉnh giấy phép môi trường đến cơ quan có thẩm quyền. Có thể nộp trực tiếp hoặc nộp hồ sơ thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến của Sở Tài nguyên và Môi trường. Chủ dự án đầu tư, cơ sở nộp hồ sơ đề nghị cấp điều chỉnh giấy phép môi trường đến cơ quan cấp phép khi có thay đổi một trong các nội dung cấp phép không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 3 và khoản 4 Điều 30 của Nghị định 08/2022/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường (trừ trường hợp thay đổi giảm nội dung cấp phép môi trường hoặc thay đổi khối lượng, loại chất thải nguy hại phát sinh; trường hợp thay đổi giảm nội dung cấp phép môi trường, việc thay đổi giấy phép môi trường được thực hiện khi có đề nghị của chủ dự án đầu tư, cơ sở) như sau:
– Có sự thay đổi về nguồn phát sinh chất thải, có sự thay đổi về lượng nước thải, lưu lượng xả thải tối đa của các hộ dân, các chất gây ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải, vị trí xả thải và phương thức xả nước thải của người dân, nguồn tiếp nhận nước thải;
– Nguồn phát sinh khí thải, lưu lượng xả khí thải tối đa ra ngoài môi trường, dòng khí thải, có sự thay đổi đối với các chất ô nhiễm, giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng khí thải, vị trí xả khí thải, phương thức giả khí thải;
– Có sự thay đổi về nguồn phát sinh tiếng ồn, nguồn phát sinh độ rung, giá trị giới hạn đối với tiếng ồn và độ rung;
– Có thay đổi khác.
Bước 2: Kiểm tra hồ sơ. Cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ theo quy định; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì thông báo để tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ theo quy định.
Bước 3: Thẩm định hồ sơ, trả kết quả. Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, cơ quan cấp phép cấp giấy phép môi trường điều chỉnh cho chủ dự án đầu tư, cơ sở. Trường hợp hồ sơ phải chỉnh sửa, bổ sung để bảo đảm đủ căn cứ cho việc cấp phép, cơ quan cấp phép có văn bản thông báo cho chủ dự án, cơ sở và nêu rõ các nội dung phải chỉnh sửa, bổ sung. Cơ quan cấp phép không yêu cầu chủ dự án, cơ sở thực hiện các công việc khác ngoài các nội dung trong văn bản thông báo yêu cầu chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ này. Sau khi nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, cơ quan cấp phép cấp giấy phép môi trường điều chỉnh cho chủ dự án đầu tư, cơ sở.
3. Quyền và nghĩa vụ của chủ dự án đầu tư, cơ sở được cấp giấy phép môi trường:
Căn cứ theo quy định tại Điều 47 của Văn bản hợp nhất Đợt bảo vệ môi trường năm 2022 có quy định về quyền và nghĩa vụ của chủ dự án đầu tư, cơ sở được cấp giấy phép môi trường. Theo đó, chủ dự án đầu tư và các cơ sở khi được cấp giấy phép môi trường sẽ có một số quyền và nghĩa vụ cơ bản sau đây:
– Được quyền thực hiện các nội dung quy định cụ thể trong giấy phép môi trường được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Đề nghị cấp đổi, điều chỉnh hoặc cấp lại giấy phép môi trường theo quy định của pháp luật;
– Một số quyền khác theo quy định của pháp luật;
– Cần phải có nghĩa vụ thực hiện đúng, thực hiện đầy đủ các yêu cầu về vấn đề bảo vệ môi trường được quy định cụ thể trong giấy phép môi trường. Trong trường hợp có sự thay đổi so với nội dung giấy phép môi trường đã được cấp trước đó thì cần phải có nghĩa vụ thông báo với cơ quan cấp giấy phép môi trường để cơ quan đó xem xét và giải quyết theo quy định của pháp luật;
– Nộp đầy đủ phí thẩm định trong quá trình cấp, cấp lại hoặc điều chỉnh giấy phép môi trường khi có nhu cầu;
– Thực hiện đúng và đầy đủ quy định về vấn đề vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của các dự án đầu tư theo quy định tại Điều 46 của Văn bản hợp nhất Luật bảo vệ môi trường năm 2022;
– Chịu trách nhiệm về tính chính xác, chịu trách nhiệm về tính trung thực của thành phần hồ sơ trong quá trình đề nghị cấp, cấp lại giấy phép môi trường;
– Công khai giấy phép môi trường theo quy định của pháp luật, ngoại trừ các thông tin thuộc về bí mật nhà nước, bí mật của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật;
– Cung cấp các thông tin có liên quan theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong vấn đề bảo vệ môi trường khi các cơ quan đó tiến hành hoạt động kiểm tra, thanh tra trên thực tế;
– Thực hiện một số nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Theo đó thì có thể nói, chủ dự án đầu tư và cơ sở khi được cấp giấy phép môi trường sẽ có một số quyền và nghĩa vụ cơ bản nêu trên.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định 08/2022/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
– Văn bản hợp nhất 21/VBHN-VPQH năm 2022 hợp nhất Luật Bảo vệ môi trường do Văn phòng Chính phủ ban hành;
– Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.