Việc cung cấp, quản lý, sử dụng dịch vụ chứng thực chữ ký số, cá nhân được cấp chứng thư số khi có đủ các điều kiện luật định và việc cấp chứng thư số cho cá nhân cần phải lập văn bản đề nghị cấp chứng thư số của cá nhân gửi cho cơ quan tổ chức, quản lý trực tiếp nhằm đề nghị cấp chứng thư số cho cá nhân.
Mục lục bài viết
1. Mẫu văn bản đề nghị cấp chứng thư số của cá nhân là gì, mục đích của mẫu văn bản?
Theo Khoản 3 Nghị định số 130/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành luật giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số quy định về khái niệm chứng thư số như sau:
“Chứng thư số là một dạng chứng thư điện tử do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số cấp nhằm cung cấp thông tin định danh cho khóa công khai của một cơ quan, tổ chức, cá nhân, từ đó xác nhận cơ quan, tổ chức, cá nhân là người ký chữ ký số bằng việc sử dụng khóa bí mật tương ứng.”
Chứng thư số có hiệu lực là chứng thư số chưa hết hạn, không bị tạm dừng hoặc bị thu hồi.
Chứng thư số công cộng là chứng thư số do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng cấp.
Chứng thư số nước ngoài là chứng thư số do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số nước ngoài cấp.
Mẫu văn bản đề nghị cấp chứng thư số cho cá nhân của Cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp là văn bản được lập ra để ghi chép về việc đề nghị cấp chứng thư số cho cá nhân của cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp, nội dung văn bản nêu rõ nội dung đề nghị, thông tin cấp chứng thư số..
Mục đích của mẫu văn bản đề nghị cấp chứng thư số cho cá nhân: Khi người đứng đầu cơ quan quản lý cá nhân cần cấp chứng thư số muốn cấp chứng thư số cho cá nhân thì sẽ phải lập văn bản đề nghị cấp chứng thư số của cá nhân gửi cho cơ quan tổ chức, quản lý trực tiếp nhằm đề nghị cấp chứng thư số cho cá nhân.
2. Quy định về cấp chứng thư số của cá nhân:
Nội dung của chứng thư số được quy định tại Điều 5 Thông tư số 185/2019/TT-BQP hướng dẫn việc cung cấp, quản lý, sử dụng dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng chính phủ
“Chứng thư số do Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số quốc gia, tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng, tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ, tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng của cơ quan, tổ chức cấp phải bao gồm các nội dung sau:
1. Tên của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số.
2. Tên của thuê bao.
3. Số hiệu chứng thư số.
4. Thời hạn có hiệu lực của chứng thư số.
5. Khóa công khai của thuê bao.
6. Chữ ký số của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số.
7. Các hạn chế về mục đích, phạm vi sử dụng của chứng thư số.
8. Các hạn chế về trách nhiệm pháp lý của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số.
9. Thuật toán mật mã.
10. Các nội dung cần thiết khác theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.”
Chứng thư số được cấp cần có đầy đủ các nội dung bao gồm thông tin về tên của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số, tên của thuê bao, số hiệu chứng thư số, thời hạn có hiệu lực của chứng thư số, khóa công khai của thuê bao, chữ ký số của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số, các hạn chế về mục đích, phạm vi sử dụng của chứng thư số, các hạn chế về trách nhiệm pháp lý của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số, thuật toán mật mã, các nội dung cần thiết khác theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Cá nhân được cấp chứng thư số theo Khoản 1 Điều 8 Thông tư số 185/2019/TT-BQP hướng dẫn việc cung cấp, quản lý, sử dụng dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng chính phủ
+ Cá nhân có văn bản đề nghị cấp mới chứng thư số theo Mẫu 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 185/2019/TT-BQP gửi cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp;
+ Cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp gửi văn bản đề nghị cấp mới chứng thư số theo Mẫu 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này đến Cục Chứng thực số và Bảo mật thông tin.
3. Mẫu văn bản đề nghị cấp chứng thư số của cá nhân:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
<CƠ QUAN CHỦ QUẢN>
<CƠ QUAN, TỔ CHỨC QUẢN LÝ TRỰC TIẾP>
——————————————————–
<Số, ký hiệu>
V/v đề nghị cấp chứng thư số cho cá nhân
<Địa danh>, ngày … tháng … năm …
1. Thông tin người tiếp nhận chứng thư số (thiết bị lưu khóa bí mật):Kính gửi: Cục Chứng thực số và Bảo mật thông tin, Ban Cơ yếu Chính phủ.
– Họ và tên:…………Số CMND/CCCD/Hộ chiếu:………Ngày cấp:………………..Nơi cấp: ……
– Chức vụ:…………..Số điện thoại di động:………Địa chỉ thư điện tử công vụ:………
– Địa chỉ tiếp nhận: <Chi tiết địa chỉ của cơ quan, tổ chức công tác>.
2. Số lượng và danh sách đăng ký: <Tổng số cá nhân đăng ký>, gồm:
TT | Họ và tên | Ngày sinh | Số CMND/ CCCD/Hộ chiếu; Ngày cấp, nơi cấp | Địa chỉ thư điện tử công vụ (1) | Tên cơ quan, tổ chức công tác | Tỉnh/Thành phố (2) | Chức vụ | Số điện thoại di động | Số hiệu chứng thư số cũ (nếu có) | SIM PKI (3) |
01 | ||||||||||
02 | ||||||||||
… |
Nơi nhận:
– Như trên;
– Lưu: VT,…
Người đứng đầu Cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp (4)
(Ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên)
4. Hướng dẫn soạn thảo mẫu văn bản:
(1) Địa chỉ hộp thư điện tử của cá nhân được cấp bởi cơ quan nhà nước (không sử dụng các địa chỉ thư điện tử gmail, yahoo, hotmail…)
(2) Tỉnh/Thành phố của cơ quan, tổ chức công tác.
(3) Nếu Thuê bao muốn đăng ký sử dụng SIM PKI thì điền thông tin nhà mạng viễn thông (Viettel, Vinaphone, Mobifone); Thuê bao muốn chuyển sổ đang sử dụng sang SIM PKI thì ghi thêm ký hiệu “cs” (Ví dụ: Viettel/cs).
(4) Đối với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao là người đứng đầu các tổ chức Cơ yếu trực thuộc.
5. Những quy định về trách nhiệm của các cơ quan về cấp chứng thư số:
Trách nhiệm của các cơ quan Đảng, Nhà nước được quy định theo Điều 12 Thông tư số 185/2019/TT-BQP hướng dẫn việc cung cấp, quản lý, sử dụng dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng chính phủ:
– Xây dựng, ban hành quy chế, quy định về quản lý, sử dụng dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ trong phạm vi quản lý.
– Hằng năm, báo cáo tình hình triển khai, sử dụng dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ trong năm và xây dựng kế hoạch, nhu cầu sử dụng của năm kế tiếp cho thuê bao thuộc quyền quản lý theo hướng dẫn của Ban Cơ yếu Chính phủ.
– Quản lý, hướng dẫn, kiểm tra các thuê bao trong quá trình triển khai, quản lý và sử dụng chứng thư số, thiết bị lưu khóa bí mật, dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ thuộc phạm vi quản lý.
– Chủ trì, phối hợp với Cục Chứng thực số và Bảo mật thông tin tổ chức tập huấn, huấn luyện triển khai, sử dụng chứng thư số, thiết bị lưu khóa bí mật, dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ.
– Người đứng đầu các cơ quan, tổ chức: Văn phòng Trung ương Đảng và các ban, cơ quan tham mưu, giúp việc trực thuộc Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam; Hội đồng dân tộc; các Ủy ban của Quốc hội; Văn phòng Quốc hội; Văn phòng Chủ tịch nước; các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
Cơ quan Đảng, Nhà nước có trách nhiệm trong việc xây dựng, ban hành quy chế, quy định về quản lý, sử dụng dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ trong phạm vi quản lý. Việc cơ quan Đảng, Nhà nước thực hiện đúng trách nhiệm của mình sẽ quản lý được việc cấp chứng thư số cho cá nhân, cơ quan, tổ chức.
Trách nhiệm của Ban Cơ yếu Chính phủ được quy định tại Điều 12 Thông tư số 185/2019/TT-BQP hướng dẫn việc cung cấp, quản lý, sử dụng dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng chính phủ:
– Giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thực hiện quản lý nhà nước về dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ; tổ chức thực hiện cung cấp chứng thực chữ ký số, xác thực và an toàn thông tin trong các giao dịch điện tử phục vụ các cơ quan Đảng, Nhà nước.
– Phối hợp với các cơ quan Đảng, Nhà nước xây dựng quy chế, quy định về quản lý, sử dụng dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ.
– Hướng dẫn, kiểm tra các tổ chức, cá nhân có liên quan việc đăng ký, cung cấp, quản lý, sử dụng dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ.
– Phối hợp, hỗ trợ các cơ quan liên quan tích hợp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ vào các ứng dụng công nghệ thông tin nhằm đảm bảo an toàn, xác thực và bảo mật thông tin.
– Nghiên cứu, ứng dụng các công nghệ liên quan đến dịch vụ chứng thực chữ ký số phù hợp với các ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ các cơ quan, tổ chức.
– Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan bố trí, đảm bảo nhân sự, kinh phí và trụ sở làm việc để triển khai các nhiệm vụ, quản lý, duy trì hoạt động, bảo đảm cung cấp chứng thư số, thiết bị lưu khóa bí mật và dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ theo nhu cầu thực tế của các cơ quan Đảng, Nhà nước đảm bảo an toàn, liên tục.
– Quản lý, chỉ đạo Cục Chứng thực số và Bảo mật thông tin bảo đảm việc cung cấp chứng thư số, thiết bị lưu khóa bí mật, dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ một cách hiệu quả trên cơ sở kế hoạch, nhu cầu của các cơ quan, tổ chức.
– Giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng theo dõi và kiểm tra việc thực hiện Thông tư này.
Cùng với trách nhiệm của cơ quan Đảng, Nhà nước, Ban cơ yếu Chính phủ có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan Giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thực hiện quản lý nhà nước về dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ; tổ chức thực hiện cung cấp chứng thực chữ ký số, xác thực và an toàn thông tin trong các giao dịch điện tử phục vụ các cơ quan Đảng, Nhà nước.