Đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, khi muốn tiến hành hoạt động liên kết đào tọa với nước ngoài, thì các cơ sở này phải tiến hành đăng ký với cơ quan nhà nước. Khi thực hiện hoạt động đăng ký, thì các cơ sở giáo dục cần sử dụng đến Văn bản đăng ký hoạt động liên kết đào tạo với nước ngoài.
Mục lục bài viết
1. Văn bản đăng ký hoạt động liên kết đào tạo với nước ngoài là gì?
Tại Khoản 1 Điều 48
Khi muốn thực hiện được hoạt động liên kết đào tạo với nước ngoài, thì các cơ sở giáo dục cần có Văn bản đăng ký hoạt động liên kết đào tạo với nước ngoài. Nên có thể hiểu Văn bản đăng ký hoạt động liên kết đào tạo với nước ngoài chính là văn bản do cơ sở giáo dục nghề nghiệp lập khi có mong muốn liên kết đào tạo với nước ngoài trong việc đào tạo nghề của cơ sở, văn bản này được gửi lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền để cơ quan này xem xét, cho phép liên kết với cơ sở giáo dục, đào tạo của nước ngoài.
Văn bản đăng ký hoạt động liên kết đào tạo với nước ngoài được dùng để thể hiện mong muốn được cơ quan có thẩm quyền cho phép cơ sở giáo dục nghề nghiệp làm đơn được liên kết với cơ sở giáo dục, đào tạo của nước ngoài trong hoạt động đào tạo nghề. Văn bản này thể hiện các thông tin của cơ sở giáo dục nghề nghiệp tại Việt Nam đề nghị liên kết, thông tin của cơ sở giáo dục, đào tạo nước ngoài mà cơ sở giáo dục nghề nghiệp tại Việt Nam liên kết, các thông tin liên quan đến nội dung liên kết,… Đây chính là một trong những cơ sở để cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, đồng ý cho phép liên kết đào tạo.
2. Mẫu văn bản đăng ký hoạt động liên kết đào tạo với nước ngoài:
Văn bản đăng ký hoạt động liên kết đào tạo với nước ngoài được quy định là Mẫu 3A trong Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 15/2019/NĐ- CP ngày 01 tháng 02 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật giáo dục nghề nghiệp. Mẫu văn bản như sau:
Mẫu 3A
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
.., ngày …. tháng …. năm 20….
Kính gửi: …….(1)………
Chúng tôi, những người cùng ký tên dưới đây, đại diện cho các Bên tham gia liên kết đào tạo gồm:
I. CÁC BÊN LIÊN KẾT:
1. Bên Việt Nam:
……(2)……
Địa chỉ trụ sở chính: ….
Điện thoại: ….. Fax:….
Website: … Email:…
Quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập:…
Số tài khoản: ….tại Ngân hàng ….
Người đại diện: ….
Chức vụ: …..
2. Bên nước ngoài:
……(3)……
Địa chỉ: …..
Điện thoại: …….Fax:….
Website: … Email: ….
Văn bản pháp lý về việc thành lập/Giấy phép đăng ký hoạt động: …..
Số tài khoản: …… tại Ngân hàng …..
Người đại diện: …
Chức vụ: …..
Đề nghị …(4)… xem xét, cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động liên kết đào tạo cấp bằng ……(5)…, giữa ….(6)….. và ….(7)
II. NỘI DUNG LIÊN KẾT ĐÀO TẠO
1. Mục tiêu, phạm vi liên kết đào tạo
a) Tại trụ sở chính:
TT | Tên ngành, nghề liên kết đào tạo | Mã ngành/nghề (8) | Quy mô tuyển sinh/năm | Văn bằng, chứng chỉ | Trình độ đào tạo |
1 |
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
…. |
|
|
|
|
|
b) Tại phân hiệu (nếu có):
TT | Tên ngành, nghề liên kết đào tạo | Mã ngành/nghề (9) | Quy mô tuyển sinh/năm | Văn bằng, chứng chỉ | Trình độ đào tạo |
1 |
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
…. |
|
|
|
|
|
2. Thời gian liên kết đào tạo
3. Trách nhiệm của các bên liên kết đào tạo
4. Việc giải quyết tranh chấp trong quá trình liên kết đào tạo
Chúng tôi xin cam kết thực hiện đúng những quy định pháp luật về giáo dục nghề nghiệp và các quy định của pháp luật có liên quan./.
Nơi nhận:
– Như trên;
– …………;
– Lưu: VT, ….
……(10)………
(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ và tên)
………(11)………
(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ và tên)
3. Soạn thảo văn bản đăng ký hoạt động liên kết đào tạo với nước ngoài:
Văn bản đăng ký hoạt động liên kết đào tạo với nước ngoài được hướng dẫn soạn thảo như sau:
(1), (4) Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động liên kết đào tạo.
(2), (6), và (3), (7), Ghi đúng tên hai cơ sở đăng ký hoạt động liên kết đào tạo theo tên trong quyết định thành lập, cho phép thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
(8), (9): Mã ngành, nghề áp dụng đối với trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng.
(10), (11): Quyền hạn, chức vụ của người ký.
4. Hoạt động đăng ký hoạt động liên kết đào tạo với nước ngoài:
Cơ sở giáo dục nghề nghiệp được liên kết đào tạo với nước ngoài khi đáp ứng được các điều kiện được quy định tại Điều 22 của Nghị định số 15/2019/NĐ- CP. Cụ thể các điều kiện về: Ngành, nghề và trình độ đào tạo; Đối tượng tuyển sinh vào học các chương trình liên kết đào tạo; Cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo; Chương trình, giáo trình, tài liệu đào tạo; Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý; Ngôn ngữ giảng dạy và học tập.
Tại Điều 23 của Nghị định số 15/2019/NĐ- CP NĐ- CP ngày 01 tháng 02 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật giáo dục nghề nghiệp quy định về hồ sơ đăng ký liên kết đào tạo nghề nghiệp như sau:
“Điều 23. Hồ sơ đăng ký hoạt động liên kết đào tạo nghề nghiệp
Hồ sơ đăng ký hoạt động liên kết đào tạo nghề nghiệp là 01 bộ, bao gồm:
1. Văn bản đăng ký hoạt động liên kết đào tạo do các bên liên kết cùng ký theo Mẫu 3A tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Báo cáo thực trạng về các điều kiện bảo đảm hoạt động liên kết đào tạo do các bên liên kết xây dựng theo Mẫu 3B tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Bản sao giấy tờ chứng minh cơ sở giáo dục nghề nghiệp Việt Nam và cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài được phép đào tạo trong lĩnh vực dự định liên kết.
4. Bản sao giấy chứng nhận kiểm định chất lượng đối với chương trình đào tạo nước ngoài, cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài hoặc giấy tờ công nhận chất lượng của cơ quan có thẩm quyền.”
Như vậy, có thể dễ dàng thấy Văn bản đăng ký họa động liên kết đào tạo chính là một thành phần bắt buộc, không thể thiếu trong hồ sơ đăng ký hoạt động liên kết đào tạo nghề nghiệp bên cạnh bảo báo cáo thực trạng, các giấy tờ chứng minh cơ sở giáo dục nghề nghiệp, giấy tờ chứng nhận kiểm định chất lượng.
Hồ sơ đăng ký hoạt động liên kết đào tạo nghề nghiệp sẽ được gửi đến Tổng Cục Giáo dục nghề nghiệp; Sở Lao động- Thương binh và Xã hội- đây chính là hai cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động liên kết đào tạo. Cụ thể thì nếu là trường cao đẳng thì thực hiện gửi hồ sơ đăng ký hoạt động liên kết đào tạo nghề nghiệp đến Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp; còn nếu là trường trung cấp nghề, trung tâm giáo dục nghề nghiệp thì gửi hồ sơ đăng ký hoạt động liên kết đào tạo nghề nghiệp đến Sở Lao động- Thương binh và Xã hội.
Các cơ sở giao dục nghề nghiệp ( trường cao đằng, trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp) có thể gửi hồ sơ đăng ký hoạt động liên kết đào tạo nghề nghiệp bằng cách nộp trực tiếp tại cơ quan hoặc qua cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc thông qua đường bưu điện đến các cơ quan có thẩm quyền trên. Các cơ sở giáo dục này có thể phải thực hiện hoạt động sửa đổi, bổ sung hồ sơ nếu cơ quan có thẩm quyền yêu cầu.
Các cơ quan có thẩm quyền trên sẽ tiến hành các hoạt động cần thiết như thẩm đinh, kiểm tra, xem xét…. và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động liên kết đào tạo cho cơ sở giáo dục nếu cơ sở giáo dục đáp ứng được các yêu cầu luật định. Nếu trường hợp hồ sơ đăng ký không hợp lệ, thì cơ sở giáo dục sẽ bị trả lại hồ sơ theo quy định của pháp luật.
* Cơ sở pháp lý:
– Luật Giáo dục nghề nghiệp năm 2014;
– Nghị định số 15/2019/NĐ- CP ngày 01 tháng 02 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật giáo dục nghề nghiệp.