Doanh nghiệp muốn thay đổi địa điểm trụ sở chính của doanh nghiệp của mình đến một nơi khác mà chỗ đó không thuộc quận/ huyện, tỉnh thành phố mà doanh nghiệp đã từng đặt trụ sở ở đó. Thì doanh nghiệp đó phải thực hiện việc xác nhận nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp tại chi cục thuế hiện tại.
Mục lục bài viết
- 1 1. Mẫu văn bản đăng ký chuyển địa điểm tại cơ quan thuế nơi người nộp thuế chuyển đến là gì?
- 2 2. Mẫu văn bản đăng ký chuyển địa điểm tại cơ quan thuế nơi người nộp thuế chuyển đến:
- 3 3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu văn bản đăng ký chuyển địa điểm tại cơ quan thuế nơi người nộp thuế chuyển đến:
- 4 4. Một số quy định về đăng ký chuyển địa điểm tại cơ quan thuế nơi người nộp thuế chuyển đến:
1. Mẫu văn bản đăng ký chuyển địa điểm tại cơ quan thuế nơi người nộp thuế chuyển đến là gì?
Văn bản đăng ký chuyển địa điểm tại cơ quan thuế nơi người nộp thuế chuyển đến là mẫu văn của doanh nghiệp dung để sử dụng trong trường hợp doanh nghiệp thay đổi địa điểm kinh doanh.
Văn bản đăng ký chuyển địa điểm tại cơ quan thuế nơi người nộp thuế chuyển đến thể hiện mong muốn của doanh nghiệp gửi cơ quan thuế để đang ký chuyển địa điểm tại cơ quan thuế nơi người nộp thuế chuyển đến
2. Mẫu văn bản đăng ký chuyển địa điểm tại cơ quan thuế nơi người nộp thuế chuyển đến:
TÊN NGƯỜI NỘP THUẾ
_______
Số: …….
V/v Đăng ký chuyển địa điểm tại cơ quan thuế nơi người nộp thuế chuyển đến
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
_____________
…., ngày … tháng … năm …
Kính gửi: …
1.Tên người nộp thuế (ghi theo đăng ký thuế): …
2.Mã số thuế: …
3.Địa chỉ trụ sở (ghi theo địa chỉ trụ sở của tổ chức đã đăng ký thuế): …
4.Địa chỉ kinh doanh (ghi theo địa chỉ đăng ký kinh doanh của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh đã đăng ký thuế): …
5.Thông tin đại lý thuế (nếu có): …
a)Tên: …
b)Mã số thuế của đại lý thuế: …
c)Số hợp đồng đại lý thuế: ngày ký hợp đồng: …
6.Lý do đăng ký chuyển địa điểm: …
7.Hồ sơ đính kèm: …
Người nộp thuế cam kết về tính chính xác, trung thực và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung của văn bản này./.
NHÂN VIÊN ĐẠI LÝ THUẾ
Họ và tên:
Chứng chỉ hành nghề số:
GƯỜI NỘP THUẾ hoặc NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT
(Ký, ghi rõ họ, tên và đóng dấu)
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu văn bản đăng ký chuyển địa điểm tại cơ quan thuế nơi người nộp thuế chuyển đến:
-Tên người nộp thuế (ghi theo đăng ký thuế)
-Địa chỉ trụ sở (ghi theo địa chỉ trụ sở của tổ chức đã đăng ký thuế)
-Địa chỉ kinh doanh (ghi theo địa chỉ đăng ký kinh doanh của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh đã đăng ký thuế)
-Người nộp thuế là tổ chức không phải đóng dấu khi đăng ký thuế và hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không phải đóng dấu vào văn bản này.
4. Một số quy định về đăng ký chuyển địa điểm tại cơ quan thuế nơi người nộp thuế chuyển đến:
Trụ sở chính của doanh nghiệp được biết đến là địa điểm liên lạc của doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).
Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp có ý nghĩa quan trọng, là một trong những nội dung cơ bản phải có trong giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp. Do đó, khi công ty thay đổi địa chỉ trụ sở chính thì phải làm thủ tục thay đổi với cơ quan thuế và Phòng đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đã đăng ký.
Thủ tục đăng ký thay đổi địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp được quy định tại Điều 40
-Trước khi đăng ký thay đổi địa chỉ trụ sở chính thì doanh nghiệp phải thực hiện các thủ tục với cơ quan thuế liên quan đến việc chuyển địa điểm theo quy định của pháp luật về thuế.
Trong trường hợp chuyển địa chỉ trụ sở chính đến nơi khác trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp đã đăng ký, doanh nghiệp gửi Thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đã đăng ký.Nội dung Thông báo gồm:
-Tên doanh nghiệp, mã số doanh nghiệp và mã số thuế hoặc số Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (trường hợp doanh nghiệp chưa có mã số doanh nghiệp, mã số thuế);
-Địa chỉ trụ sở chính dự định chuyển đến;
-Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
Kèm theo Thông báo phải có Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần và của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Quyết định, biên bản họp phải ghi rõ những nội dung được sửa đổi trong Điều lệ công ty.
Khi nhận Giấy đề nghị, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp.
Nếu trong trường hợp chuyển địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp sang tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác nơi doanh nghiệp đã đăng ký, doanh nghiệp gửi Thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi dự định đặt trụ sở mới. Nội dung Thông báo gồm:
-Tên doanh nghiệp, mã số doanh nghiệp, mã số thuế hoặc số Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (trường hợp doanh nghiệp chưa có mã số doanh nghiệp, mã số thuế);
-Địa chỉ trụ sở chính dự định chuyển đến;
-Họ, tên, số Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác quy định tại Điều 10 Nghị định này, địa chỉ thường trú và chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
Kèm theo Thông báo phải có:
– Bản sao hợp lệ Điều lệ đã sửa đổi của công ty;
– Danh sách thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; danh sách người đại diện theo ủy quyền đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; danh sách cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài, người đại diện theo ủy quyền của cổ đông là tổ chức nước ngoài đối với công ty cổ phần; danh sách thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh;
– Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần, của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; Quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
Khi nhận Thông báo, Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp dự định đặt trụ sở mới trao Giấy biên nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ, cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp và gửi thông tin đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi trước đây doanh nghiệp đã đăng ký.
Nếu như khi doanh nghiệp thay đổi địa chỉ trụ sở mà không thông báo đến cơ quan thuế là đã chuyển trụ sở đi nới khác trong trường hợp cơ quan thuế ban hành Thông báo không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký thì cơ quan thuế có quyền chấm dứt hiệu lực mã số thuế đối với người nộp thuế Theo quy định tại Điều 17 Thông tư 105/2020/TT-BTC như sau:
Trong thời hạn chậm nhất năm (05) ngày làm việc kể từ khi ban hành hoặc tiếp nhận một trong các văn bản (Quyết định, Văn bản, Thông báo) dưới đây, cơ quan thuế thực hiện xác minh thực tế hoạt động của người nộp thuế:
-Thông báo đôn đốc nộp hồ sơ khai thuế, báo cáo thuế lần 2 do cơ quan thuế ban hành, người nộp thuế vẫn chưa nộp hồ sơ khai thuế, báo cáo thuế.
-Các văn bản của cơ quan thuế gửi cho người nộp thuế qua đường bưu chính nhưng bưu điện trả lại do không có người nhận hoặc do địa chỉ không tồn tại.
-Cơ quan thuế nhận được thông tin do các tổ chức, cá nhân cung cấp về việc người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký.
-Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền có văn bản gửi cơ quan thuế thông báo về việc người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký.
Cơ quan thuế phối hợp với chính quyền địa phương (Ủy ban nhân dân cấp xã,
-Trường hợp kết quả xác minh người nộp thuế còn hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký thì người nộp thuế phải ký xác nhận vào Biên bản xác minh tình trạng hoạt động của người nộp thuế tại địa chỉ dã đăng ký mẫu số 15/BB-BKD ban hành kèm theo Thông tư này, đồng thời người nộp thuế phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ thuế, yêu cầu của cơ quan thuế theo quy định của pháp luật.
-Trường hợp kết quả xác minh người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký thì cơ quan thuế phối hợp với chính quyền địa phương lập Biên bản xác minh tình trạng hoạt động của người nộp thuế tại địa chỉ đã đăng ký mẫu số 15/BB-BKD ban hành kèm theo Thông tư này.
-Trường hợp đơn vị chủ quản thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này có đơn vị phụ thuộc
-Cơ quan thuế quản lý đơn vị chủ quản đồng thời phải thông báo cho đơn vị phụ thuộc về việc đơn vị chủ quản không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký theo mẫu số 26/TB-ĐKT ban hành kèm theo Thông tư này.
Cơ quan thuế quản lý đơn vị chủ quản cập nhật tình trạng không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký của đơn vị phụ thuộc vào Hệ thống ứng dụng đăng ký thuế kể từ ngày cơ quan thuế ban hành thông báo.
Như vậy, Cơ quan thuế thực hiện công khai Thông báo người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký trên cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế theo quy định tại Điều 22 Thông tư này. Cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn (gồm: cơ quan Hải quan, cơ quan đăng ký kinh doanh (trừ trường hợp đã thực hiện liên thông đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế), Viện Kiểm sát, cơ quan công an, cơ quan quản lý thị trường, cơ quan cấp giấy phép thành lập và hoạt động) và tổ chức, cá nhân khác có trách nhiệm tra cứu thông tin và trạng thái mã số thuế của người nộp thuế đã được cơ quan thuế công khai để thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước và các nội dung khác.
Cơ sở pháp lý:
– Thông tư 105/2020/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn về đăng ký thuế;
– Nghị định 78/2015/NĐ-CP.