Để các tổ chức, cá nhân có thể khai thác các loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm thì cần phải được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận về việc khai thác này. Mẫu văn bản chấp thuận khai thác loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm có nội dung được pháp luật quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mẫu văn bản chấp thuận khai thác loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm là gì?
Trước khi tìm hiểu về văn bản chấp thuận khai thác loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm thì tác giả sẽ giúp bạn tìm hiểu về thuật ngữ “Chấp thuận” theo như quy định của pháp luật hiện hành thì thuật ngữ này là sự thỏa thuận được thể hiện bằng hợp đồng, điều ước, chứng thư, thỏa ước về một yêu cầu nào đó. Bên cạnh đó thì chấp thuận còn được hiểu một cách đơn giản là thể hiện cùng đồng ý, nhất trí ý kiến hoặc quyết định của ít nhất hai chủ thể về cùng một vấn đề được đưa ra.
Việc này được xác định là sự hóa hợp về sự hiểu biết và ý định của hai hoặc nhiều hơn các bên liên quan đến hiệu lực hóa quyền và nghĩa vụ của các bên về các sự kiện hoặc hành vi trong quá khứ hoặc tương lai. Do đó, đây hành vi khẳng định, chấp nhận, thỏa mãn về việc gì đó hoặc đồng ý để hành động hoặc đồng ý cho hành vi do một hoặc một số người thực hiện và chấp thuận có điều kiện là việc vận hành hoặc có hiệu lực của điều được chấp nhận phụ thuộc vào việc thực hiện hoặc không thực hiện một việc, sự xảy ra hoặc không xảy ra của một điều kiện dự phòng.
Trên cơ sở quy định tại Khoản 7 Điều 3 Luật Thủy sản 2017 thì định nghĩa về loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm được quy định là: “Loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm là loài thủy sản có phần lớn hay cả vòng đời sống trong môi trường nước, có giá trị đặc biệt về kinh tế, khoa học, y tế, sinh thái, cảnh quan và môi trường, số lượng còn ít trong tự nhiên hoặc có nguy cơ tuyệt chủng”.
Mẫu văn bản chấp thuận khai thác loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm chính là văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho các cơ sở về vấn đề chấp thuận khai thác loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm. Mẫu văn bản chấp thuận khai thác thể hiện sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền để các cơ sở thực hiện việc khai thác loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm chính.
Mẫu văn bản chấp thuận khai thác loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm chính thể hiện sự cho phép, đồng ý và chấp thuận của Nhà nước về việc các cơ sở thực hiện việc khai thác loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm chính. Chủ thể ban ra Quyết định chấp thuận khai thác loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm là Tổng cực thủy sản , trực thuộc sự quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Mẫu được ban hành theo Nghị định 26/2019/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn Luật Thủy sản.
2. Mẫu văn bản chấp thuận khai thác loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
TỔNG CỤC THỦY SẢN
——-
Số: /TCTS-……
V/v chấp thuận khai thác loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm
….., ngày … tháng … năm ……
Kính gửi: ….
Căn cứ Luật Thủy sản 2017; Nghị định số… /2019/NĐ-CP về việc ….;
Trên cơ sở hồ sơ của (tổ chức/cá nhân) …., Tổng cục Thủy sản đồng ý cấp văn bản chấp thuận khai thác loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm cho:
Tổ chức/cá nhân: ….
Địa chỉ: ….
Điện thoại: ….
Giấy phép đăng ký kinh doanh/Thông tin cá nhân: ….
Giấy phép khai thác thủy sản số (nếu có): …
Khai thác loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm phục vụ mục đích …………., chi tiết như sau:
TT | Tên loài | Số lượng/ khối lượng khai thác | Vùng khai thác | Thời gian khai thác | Phương tiện khai thác | Loại nghề khai thác | |
Tên tiếng Việt | Tên khoa học | ||||||
1 | |||||||
2 | |||||||
3 | |||||||
… |
Giao (tên cơ quan quản lý thủy sản cấp tỉnh) kiểm tra, giám sát hoạt động khai thác loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm trên địa bàn quản lý.
Tổ chức, cá nhân khai thác loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm có trách nhiệm thực hiện theo đúng mục đích, phương án khai thác và quy định pháp luật có liên quan.
Văn bản này có giá trị đến hết ngày …. tháng…. năm ……..
Nơi nhận:
– Như trên;
– Cơ quan quản lý về thủy sản cấp tỉnh (để p/h);
– …….;
– Lưu: VT, ………..
TỔNG CỤC TRƯỞNG
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu văn bản chấp thuận khai thác loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm:
– Số văn bản.
– Chữ viết tắt tên cơ quan, tổ chức hoặc chức danh nhà nước ban hành quyết định.
– Địa danh.
– Trích yếu nội dung chấp thuận khai thác loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm
– Chức vụ của người đứng đầu cơ quan ban hành chấp thuận.
– Nêu các căn cứ trực tiếp để ban hành văn bản chấp thuận (văn bản thành lập, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức).
– Các văn bản pháp lý liên quan trực tiếp đến vấn đề giải quyết trong nội dung văn bản chấp thuận.
– Nội dung chấp thuận:
– Quyền hạn, chức vụ của người ký.
– Chữ viết tắt tên đơn vị soạn thảo và số lượng bản lưu (nếu cần).
– Ký hiệu người đánh máy, nhân bản và số lượng bản phát hành (nếu cần).
4. Quy định về loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm:
Trên cơ sở của pháp luật hiện hành quy định về vấn đề chấp thuận về việc khai thác thủy sản nguy cấp quý hiếm để nhằm mục đích bảo tồn và nhân giống giúp cho các loài này phát triển để góp phần vào đã dạng sinh học biển của nước ta. Trên cơ sở bảo tồn những loài thủy sản nguy cấp quý hiếm thì cần phải đưa người dân sống bằng nghề khai thác hiểu biết hơn về những động vật quý hiếm cần được bảo tồn để họ có thể nhận biết và không đánh bắt vào những loài này. Các loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ chỉ được khai thác cho các mục đích bảo tồn, nghiên cứu khoa học, nghiên cứu tạo nguồn giống ban đầu, hợp tác quốc tế hoặc vì mục đích khác nếu đáp ứng điều kiện về kích thước và thời hạn khai thác theo quy định tại Phụ lục II Nghị định 26/2019/NĐ-CP.
Trên cơ sơ quy định của Luật Thủy sản năm 2017 về loài nguy cấp, quý, hiếm thì để hiểu rõ hơn về loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm thì tác giả đã cung cấp thêm căn cứ pháp lý tại Nghị định 26/2019/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản có quy định chi tiết về danh mục loài thủy sản nguy cấp, quý hiếm nhóm 1 và 2.
Trong đó, 126 loài thủy sản nằm trong nhóm 1 và 60 loài thủy sản nằm trong nhóm 2… bị cấm khai thác với mục đích thương mại. Nhiều loài thủy sản được liệt kê trong các Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ theo quy định của pháp luật tại Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.
Trên cơ sở quy định về loài nguy cấp, quý, hiếm thì để tổ chức, cá nhân chỉ có thể khai thác những loài này để phục vụ cho nhu cầu nghiên cứu khoa học và nhân giống các loài thủy sản này thì mới được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chấp thuận cho việc khai thác này. Bên cạnh đó để được chấp thuận khái thác thì các tổ chức, cá nhân cần phải chuẩn bị hồ sơ có đầy đủ các loại giấy tờ cần thiết và gửi tới Tổng cục thủy sản để xin chấp thuận. Hồ sơ bao gồm các loại giấy tờ như sau::
Một là, Đơn đề nghị theo Mẫu số 10.BT Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định;
Hai là, Phương án khai thác theo Mẫu số 11.BT Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định;
Ba là, Bản chính hoặc bản sao chứng thực văn bản ký kết hợp tác quốc tế cấp quốc gia về cho, tặng, trao đổi loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm đối với trường hợp khai thác vì mục đích hợp tác quốc tế;
Bốn là, Quyết định phê duyệt đề cương nghiên cứu khoa học, bảo tồn, nghiên cứu tạo giống ban đầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc thuyết minh đề cương bảo tồn, nghiên cứu khoa học, nghiên cứu tạo giống ban đầu đối với trường hợp khai thác vì mục đích bảo tồn, nghiên cứu khoa học, nghiên cứu tạo giống ban đầu; (
Năm là, Văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ của tổ chức đề nghị cấp văn bản chấp thuận đối với trường hợp nghiên cứu khoa học, bảo tồn, nghiên cứu tạo nguồn giống ban đầu.
Cơ sở pháp lý:
– Luật Thủy sản năm 2017;
– Nghị định 26/2019/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thủy sản.