Hiện nay, pháp luật quy định cho phép việc uỷ quyền quyết toán thuế. Vậy, Mẫu uỷ quyền quyết toán thuế thu nhập cá nhân có nội dung và hình thức như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Giấy uỷ quyền quyết toán thuế thu nhập cá nhân sử dụng trong trường hợp nào?
Khai quyết toán thuế được hiểu là việc xác định số tiền thuế phải nộp của năm tính thuế hoặc thời gian từ đầu năm tính thuế đến khi chấm dứt hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế hoặc thời gian từ khi phát sinh đến khi chấm dứt hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật.
Giấy ủy quyền quyết toán thuế thu nhập cá nhân được Bộ Tài chính ban hành, sử dụng trong trường hợp một cá nhân có thể ủy quyền cho người khác quyết toán thuế thu nhập cá nhân theo quy định của Luật thuế thu nhập cá nhân. Đối với các cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền công, tiền lương có thể ủy quyền cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập quyết toán thuế thay cho cá nhân để làm thủ tục với cơ quan thuế trực tiếp quản lý.
Căn cứ theo điểm d khoản 6 Điều 8 Nghị định 126/2020/NĐ-CP, các trường hợp cá nhân được ủy quyền quyết toán thuế TNCN bao gồm:
i) Trường hợp cá nhân được điều chuyển đến công ty mới do công ty cũ sáp nhập/ hợp nhất/chia/tách/chuyển đổi loại hình doanh nghiệp và công ty cũ, công ty mới trong cùng một hệ thống;
ii) Trường hợp cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên tại một nơi và thực tế đang làm việc tại đó vào thời điểm tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện việc quyết toán thuế, kể cả trường hợp không làm việc đủ 12 tháng trong năm.
Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên tại một nơi và thực tế đang làm việc tại đó vào thời điểm tổ chức, cá nhân trả thu nhập quyết toán thuế, kể cả trường hợp không làm việc đủ 12 tháng trong năm; đồng thời có thu nhập văng lai ở các nơi khác bình quân tháng trong năm không quá 10 triệu đồng và đã được khấu trừ thuế thu nhập cá nhân theo tỷ lệ 10% nếu không có yêu cầu quyết toán thuế đối với phần thu nhập này.
Qua đó, Dương Gia muốn gửi đến các bạn
2. Mẫu uỷ quyền quyết toán thuế thu nhập cá nhân:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
GIẤY UỶ QUYỀN
QUYẾT TOÁN THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN
Năm [1]……….
Tên tôi là: [2]….
Mã số thuế: [3]……
Năm [4]…………… tôi thuộc diện ủy quyền quyết toán thuế thu nhập cá nhân thuộc một trong các trường hợp sau:
[5] (1) Tôi chỉ có thu nhập chịu thuế tại Công ty/đơn vị …………… và thực tế tại thời điểm quyết toán thuế thu nhập cá nhân tôi đang làm việc tại Công ty/đơn vị đó;
[6] (2) Tôi thuộc diện được điều chuyển từ Công ty/đơn vị ………. (Công ty/đơn vị cũ) đến Công ty/đơn vị …….. (Công ty/đơn vị mới) do sáp nhập/ hợp nhất/chia/tách/chuyển đổi loại hình doanh nghiệp và 2 Công ty/đơn vị này trong cùng một hệ thống;
[7] (3) Tôi có thu nhập chịu thuế tại Công ty/đơn vị………………… và có thu nhập vãng lai ở các nơi khác bình quân tháng trong năm không quá 10 triệu đồng /tháng đã được đơn vị trả thu nhập khấu trừ tại nguồn và không có nhu cầu quyết toán thuế đối với phần thu nhập vãng lai.
Đề nghị Công ty/đơn vị [8]…………(Mã số thuế:……….) thay mặt tôi thực hiện quyết toán thuế thu nhập cá nhân năm ……….. với cơ quan thuế.
Trường hợp cơ quan thuế kiểm tra phát hiện tôi không thuộc được ủy quyền quyết toán thì tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
……, ngày ……. tháng ……. năm ……
NGƯỜI UỶ QUYỀN
(Ký, ghi rõ họ tên)
3. Lưu ý khi viết mẫu uỷ quyền quyết toán thuế thu nhập cá nhân:
Điều kiện uỷ quyền quyết toán thuế thu nhập cá nhân:
– Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công, ký hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên tại một nơi và đang làm việc tại công ty vào thời điểm làm giấy ủy quyền quyết toán.
– Cá nhân ký hợp đồng từ 3 tháng trở lên và đang làm tại công ty, có thu nhập vãng lai ở nơi khác nhưng bình quân tháng từ 10 triệu đồng trở xuống và đã bị khấu trừ 10% tiền thuế và không yêu cầu quyết toán với thu nhập này.
– Công ty bị chia tách, hợp nhất… cá nhân chuyển từ tổ chức cũ sang tổ chức mới, tổ chức mới cần thu lại chứng từ khấu trừ thuế TNCN.
– Cá nhân làm ủy quyền quyết toán thuế TNCN phải có MST TNCN.
Hướng dẫn cách điền Giấy uỷ quyền:
[1] Điền năm quyết toán thuế thu nhập cá nhân.
[2] Điền họ và tên của người nộp thuế lập giấy ủy quyền này.
[3] Điền mã số thuế của người nộp thuế lập giấy ủy quyền này.
[4] Điền năm quyết toán thuế thu nhập cá nhân (giống với nội dung điền tại chú thích số 1).
[5] Đánh dấu X vào ô trống này nếu người nộp thuế chỉ có một nguồn thu chịu thuế thu nhập cá nhân tại công ty/đơn vị đang làm việc tại thời điểm quyết toán thuế thu nhập cá nhân.
[6] Đánh dấu X vào ô trống này nếu tại thời điểm quyết toán thuế thu nhập cá nhân, người nộp thuế đã bị điều chuyển sang công ty mới do công ty cũ sáp nhập/hợp nhất/chia/tách/chuyển đổi loại hình và công ty cũ, công ty mới cùng trong một hệ thống.
[7] Đánh dấu X vào ô này nếu người nộp thuế vừa có thu nhập chịu thuế tại công ty đang làm việc, vừa có thu nhập chịu thuế ở các nơi khác (thu nhập vãng lai). Trong đó, thu nhập vãng lai bình quân tháng trong năm không quá 10 triệu đồng/tháng và đã được đơn vị trả thu nhập khấu trừ tại nguồn. Lưu ý: Trong trường hợp này, phần thu nhập vãng lai sẽ không phải quyết toán thuế.
[8] Điền tên Công ty/đơn vị mà người nộp thuế ủy quyền quyết toán thuế thu nhập cá nhân.
4. Quy định thời gian nộp hồ sơ khai thuế:
Căn cứ theo Điều 44 Luật Quản lý thuế quy định Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế như sau:
– Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với loại thuế khai theo tháng, theo quý:
+ Đối với trường hợp khai và nộp theo tháng: Chậm nhất là ngày thứ 20 của tháng tiếp theo tháng phát sinh nghĩa vụ thuế;
+ Đối với trường hợp khai và nộp theo quý: Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng đầu của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế;
– Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với loại thuế có kỳ tính thuế theo năm được quy định như sau:
+ Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng đầu tiên của năm dương lịch hoặc năm tài chính đối với hồ sơ khai thuế năm; Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 3 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính đối với hồ sơ quyết toán thuế năm;
+ Đối với hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân của cá nhân trực tiếp quyết toán thuế: Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 4 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch;
+ Trường hợp hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh mới kinh doanh thì thời hạn nộp hồ sơ khai thuế khoán chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày bắt đầu kinh doanh; Chậm nhất là ngày 15 tháng 12 của năm trước liền kề đối với hồ sơ khai thuế khoán của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán;
– Đối với loại thuế khai và nộp theo từng lần phát sinh nghĩa vụ thuế thời hạn nộp hồ sơ khai thuế chậm nhất là ngày thứ 10 kể từ ngày phát sinh nghĩa vụ thuế.
– Đối với trường hợp chấm dứt hoạt động, chấm dứt hợp đồng hoặc tổ chức lại doanh nghiệp thời hạn nộp hồ sơ khai thuế chậm nhất là ngày thứ 45 kể từ ngày xảy ra sự kiện.
– Chính phủ quy định thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với thuế sử dụng đất nông nghiệp; khoản thu vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công; báo cáo lợi nhuận liên quốc gia; thuế sử dụng đất phi nông nghiệp; tiền sử dụng đất; tiền thuê đất, thuê mặt nước; lệ phí trước bạ; lệ phí môn bài; tiền cấp quyền khai thác khoáng sản; tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước;
– Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện theo quy định của Luật Hải quan.
– Trường hợp người nộp thuế khai thuế thông qua giao dịch điện tử trong ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế mà cổng thông tin điện tử của cơ quan thuế gặp sự cố thì người nộp thuế nộp hồ sơ khai thuế, chứng từ nộp thuế điện tử trong ngày tiếp theo sau khi cổng thông tin điện tử của cơ quan thuế tiếp tục hoạt động.
5. Dịch vụ pháp lý của Luật Dương Gia:
– Tư vấn thuế thu nhập cá nhân trực tuyến;
– Tổng đài
– Tư vấn qua tổng đài về mẫu uỷ quyền quyết toán thuế thu nhập cá nhân;
– Tư vấn trực tiếp tại văn phòng về mẫu uỷ quyền quyết toán thuế thu nhập cá nhân;
– Soạn thảo mẫu uỷ quyền quyết toán thuế thu nhập cá nhân;
– Liên hệ luật sư giải quyết các vấn đề liên quan đến mẫu uỷ quyền quyết toán thuế thu nhập cá nhân;