Mẫu ủy nhiệm chi kèm nộp thuế là tài liệu quan trọng được sử dụng để thực hiện thủ tục nộp thuế thay mặt cho bên gửi ủy nhiệm. Chứng từ này được lập nên vì mục đích cung cấp thông tin về số tiền và mục đích sử dụng của các khoản chi tiêu liên quan. Vậy, mẫu ủy nhiệm chi kèm nộp thuế chuẩn quy định mới nhất có nội dung gì?
Mục lục bài viết
1. Mẫu ủy nhiệm chi kèm nộp thuế chuẩn quy định mới nhất:
Theo Thông tư
– Cần có đầy đủ chữ lệnh chi (hoặc ủy nhiệm chi), số chứng từ;
– Thông tin về ngày, tháng, năm lập ủy nhiệm chi;
– Bổ sung thêm về tên, địa chỉ, số hiệu tài khoản thanh toán của bên trả tiền;
– Đặc biệt là về tên ngân hàng phục vụ bên trả tiền;
– Trong mẫu này cũng cần có tên, địa chỉ, số hiệu tài khoản thanh toán của bên thụ hưởng;
– Tên ngân hàng phục vụ bên thụ hưởng;
– Mỗi giao dịch thực hiện cần thể hiện rõ về nội dung thanh toán;
– Cần cung cấp về số tiền thanh toán bằng chữ và bằng số;
– Ngày, tháng, năm ủy nhiệm chi có giá trị thanh toán cũng có thể được ghi nhận;
– Thể hiện được Chữ ký (chữ ký tay đối với chứng từ giấy và chữ ký điện tử đối với chứng từ điện tử) của chủ tài khoản hoặc người được chủ tài khoản ủy quyền và chữ ký những người có liên quan đến chứng từ theo quy định của pháp luật; dấu đơn vị (nếu có);
Bạn đọc có thể tham khảo mẫu ủy nhiệm chi kèm nộp thuế chuẩn quy định như sau:
Không ghi vào khu vực này | ỦY NHIỆM CHI Lập ngày….tháng….năm…. | Mẫu số 16c3 |
Đơn vị trả tiền:……
Địa chỉ: ……
Tại Kho bạc Nhà nước:……
Tài khoản:……
Nội dung thanh toán | Mã nguồn NSNN | Niên độ NS | Tổng số tiền | Chia ra | |
Nộp thuế | TT cho ĐV hưởng | ||||
(1) | (2) | (3) | (4) = (5) + (6) | (5) | (6) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng: |
|
|
| ||
Tổng số tiền ghi bằng chữ: ….. Trong đó: NỘP THUẾ: Tên đơn vị (Người nộp thuế): …… Mã số thuế:…… Mã NDKT:….. Mã chương:…… Số Tờ khai/Quyết định/Thông báo:…… Kỳ thuế/Ngày Tờ khai/Quyết định/Thông báo:…… Cơ quan quản lý thu:…… KBNN hạch toán khoản thu: .….. Tổng số tiền nộp thuế (ghi bằng chữ):……. THANH TOÁN CHO ĐƠN VỊ HƯỞNG |
| ||||
KBNN A GHI 1. Nộp thuế: Nợ TK: ……. Có TK: ……. Nợ TK: ……. Có TK: ..….. Mã CQ thu: ..…. Mã ĐBHC:…… 2. Thanh toán cho ĐV hưởng: Nợ TK:..…. Có TK:.….. | |||||
Đơn vị nhận tiền: …… Tài khoản:…… Tại Kho bạc Nhà nước (NH): ….. Tổng số tiền thanh toán cho đơn vị hưởng (ghi bằng chữ):..…. |
KHO BẠC NHÀ NƯỚC | ĐƠN VỊ TRẢ TIỀN | |||
Kế toán | Kế toán trưởng | Giám đốc | Kế toán trưởng | Chủ tài khoản |
2. Những lưu ý cơ bản về ủy nhiệm chi:
Cá nhân có trách nhiệm về lập ủy nhiệm chi cần tuân thủ các quy định sau đây để đảm bảo hoạt động ủy nhiệm chi kèm nộp thuế:
– Liên quan đến các quy định về số liên
Ủy nhiệm chi bắt buộc phải có 2 liên, 1 liên dành cho ngân hàng lưu giữ, 1 liên trả lại khách hàng để làm chứng từ đối chiếu sổ sách sau này.
– Về vấn đề quy định chữ ký
Việc ký tên trên ủy nhiệm chi với mục đích xác nhận thông tin đã thỏa thuận là hoàn toàn tự nguyện và cũng là cơ sở để giải quyết nếu xảy ra mâu thuẫn. Chữ ký bắt buộc phải có trên ủy nhiệm chi là chữ ký của giám đốc, kế toán trưởng hoặc người được ủy quyền ký thay. Trong trường hợp những doanh nghiệp nhỏ không có kế toán trưởng, thì chữ ký trên ủy nhiệm chi là chữ ký của chủ tài khoản. Tất cả chữ ký phải trùng khớp với chữ ký đã đăng ký tại ngân hàng.
– Về quy định về đóng dấu
Ủy nhiệm chi không chỉ có chữ ký của người có thẩm quyền mà còn phải được đóng dấu rõ ràng, thẳng hàng, một chiều và sử dụng màu mực đúng quy định. Dấu phải đóng lên ⅓ chữ ký về bên trái thì mới đảm bảo về mặt hình thức.
3. Quy trình thanh toán ủy nhiệm chi được tiến hành như thế nào?
Tại khoản 2 Điều 8 Thông tư
Bước 1: Lập, giao nhận ủy nhiệm chi
Ngân hàng chỉ thực hiện việc trích tài khoản trả cho bên thụ hưởng nếu bên trả tiền hoàn tất việc ủy nhiệm chi nên việc lập ủy nhiệm chi phải gửi đến ngân hàng nơi mở tài khoản thanh toán về yêu cầu này. Đồng thời, ngân hàng cũng có trách nhiệm hướng dẫn khách hàng lập, phương thức giao nhận ủy nhiệm chi tại đơn vị mình, đảm bảo phù hợp với quy định tại Thông tư này và các quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước.
Bước 2: Kiểm soát ủy nhiệm chi
Trước khi thực hiện theo yêu cầu ủy nhiệm chi thì ngân hàng phải kiểm soát chặt chẽ đảm bảo tính hợp pháp, hợp lệ của chứng từ, cụ thể:
– Kiểm tra đối với chứng từ giấy: Chứng từ cần được kiểm soát đầy đủ, chặt chẽ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về chế độ chứng từ kế toán ngân hàng.
+ Chứng từ được sử dụng cần tuân thủ theo đúng mẫu, cần có đủ số liên để hạch toán và lưu trữ;
+ Chứng từ cần chứa đựng các thông tin sao cho đầy đủ, rõ ràng, chính xác các yếu tố, khớp đúng nội dung giữa các liên, có đủ chữ ký và dấu (nếu có) của khách hàng và ngân hàng trên tất cả các liên. Chữ ký và dấu (nếu có) của khách hàng trên chứng từ phải khớp đúng với mẫu đã đăng ký tại ngân hàng nơi mở tài khoản;
– Đối với chứng từ điện tử: Việc kiểm soát nội dung, thông tin kỹ thuật sẽ được thực hiện bởi ngân hàng (những nội dung kiểm tra là chữ ký điện tử, tính hợp lệ của bên khởi tạo dữ liệu, loại, khuôn dạng dữ liệu, mã chứng từ,…);
– Trước khi tiến hành thanh toán thì ngân hàng phải kiểm tra số dư trên tài khoản thanh toán và khả năng thanh toán của bên trả tiền để có hướng giải quyết phù hợp;
Trong khi nhận được yêu cầu mà việc ủy nhiệm chi không được pháp luật cho phép, vi phạm điều cấm hoặc không được đảm bảo khả năng thanh toán thì ngân hàng có thể từ chối thực hiện và báo cho bên trả tiền để chỉnh sửa, bổ sung hoặc trả lại cho bên trả tiền.
Bước 3: Tiến hành xử lý chứng từ và hạch toán
– Đối với ngân hàng phục vụ bên trả tiền:
Khi đã tiến hành kiểm soát, nếu ủy nhiệm chi hợp pháp, hợp lệ và được đảm bảo khả năng thanh toán thì xử lý theo các hướng sau:
+ Bên thụ hưởng và bên trả tiền có tài khoản thanh toán cùng ngân hàng thì thời gian để thực hiện hạch toán là trong vòng một ngày, thời điểm này sẽ tính từ thời điểm nhận ủy nhiệm chi của khách hàng (trừ trường hợp có thỏa thuận khác), ngân hàng hạch toán vào tài khoản thanh toán của bên trả tiền, bên thụ hưởng và báo Nợ cho bên trả tiền, báo Có cho bên thụ hưởng.
+ Trên thực tế vẫn tồn tại trường hợp các bên không sử dụng chung cùng ngân hàng nên nếu bên thụ hưởng không có tài khoản thanh toán tại ngân hàng phục vụ bên trả tiền, chậm nhất trong 01 ngày làm việc kể từ thời điểm nhận ủy nhiệm chi của khách hàng (trừ trường hợp có thỏa thuận khác) thì: Ngân hàng hạch toán vào tài khoản thanh toán của bên trả tiền, báo Nợ cho bên trả tiền và lập lệnh chuyển tiền gửi cho ngân hàng phục vụ bên thụ hưởng theo hệ thống thanh toán thích hợp.
– Tại ngân hàng phục vụ bên thụ hưởng:
Tính từ lúc nhận được lệnh chuyển tiền do ngân hàng phục vụ bên trả tiền chuyển đến, ngân hàng phục vụ bên thụ hưởng tiến hành kiểm soát chứng từ và xử lý:
+ Xét thấy lệnh chuyển tiền hợp pháp, đã hợp lệ thì thực hiện chậm nhất trong 01 ngày làm việc kể từ thời điểm nhận được lệnh chuyển tiền, ngân hàng phục vụ bên thụ hưởng phải hạch toán vào tài khoản thanh toán của bên thụ hưởng và báo Có cho bên thụ hưởng;
+ Khi tiếp nhận lệnh chuyển tiền mà phát hiện ra các sai sót thì thực hiện chậm nhất trong 01 ngày làm việc kể từ thời điểm nhận được lệnh chuyển tiền, ngân hàng phục vụ bên thụ hưởng gửi yêu cầu tra soát hoặc hoàn trả lệnh chuyển tiền cho ngân hàng phục vụ bên trả tiền;
Sau khi nhận được trả lời về hoạt động tra soát thì ngân hàng phục vụ bên thụ hưởng thực hiện lệnh chuyển tiền hoặc hoàn trả lệnh chuyển tiền cho ngân hàng phục vụ bên trả tiền, thời gian thực hiện thủ tục này là trong vòng 01 ngày;
Khi nhận được trả lời tra soát, trong thời gian tối đa 01 ngày làm việc, ngân hàng phục vụ bên thụ hưởng thực hiện lệnh chuyển tiền hoặc hoàn trả lệnh chuyển tiền cho ngân hàng phục vụ bên trả tiền.
+ Còn trong trường hợp tài khoản bên thụ hưởng đã đóng, thì thời gian chậm nhất trong 01 ngày làm việc kể từ thời điểm nhận được lệnh chuyển tiền, ngân hàng phục vụ bên thụ hưởng hoàn trả lệnh chuyển tiền cho ngân hàng phục vụ bên trả tiền.
Bước 4: Ngân hàng thông báo về Nợ, báo Có
Khi thực hiện thủ tục này thì ngân hàng và khách hàng cần có sự tôn trọng thỏa thuận trong việc báo Nợ, Báo Có sao cho đầy đủ, kịp thời cho khách hàng ( thông thường phải tuân thủ về phương thức, thời điểm thông báo)
Văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Thông tư 46/2014/TT-NHNN hướng dẫn về dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành.
THAM KHẢO THÊM: