Vệc ly hôn không làm nam và nữ bị tước đi quyền kết hôn của mình, họ hoàn toàn có quyền lựa chọn tiếp tục kết hôn. Một trong những thủ tục bắt buộc nếu công dân Việt Nam đã ly hôn, hủy việc kết hôn ở nước ngoài và sau đó về Việt Nam kết hôn lại thì phải làm thủ tục ghi chú ly hôn theo quy định của pháp luật về hộ tịch.
Mục lục bài viết
1. Trích lục ghi chú ly hôn (bản chính) là gì?
Ly hôn là hiện tượng xã hội gắn liền với quyền tự do hôn nhân. Quyền ly hôn là quyền cơ bản được luật pháp quốc gia và quốc tế công nhận. Tuy nhiên, quyền ly hôn là quyền riêng tư. Có việc ly hôn hay không trước hết phải dựa trên sự tự nguyện của ít nhất một bên vợ hoặc chồng. Theo từ điển luật học của Viện khoa học pháp lý – Bộ Tư pháp, ly hôn được hiểu là: “chấm dứt quan hệ vợ chồng do Tòa án nhân dân công nhận hoặc quyết định theo yêu cầu của vợ hoặc chồng hoặc cả hai vợ chồng”.
Theo Khoản 14, Điều 3,
Ghi chú ly hôn là hoạt động của ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn, hủy kết hôn đã được giải quyết ở nước ngoài đối với công dân Việt Nam đã ly hôn, hủy việc kết hôn ở nước ngoài, sau đó về nước thường trú hoặc làm thủ tục đăng ký kết hôn mới tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.
Trích lục ghi chú ly hôn là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp nhằm chứng minh sự kiện ly hôn, hủy kết hôn đã được giải quyết ở nước ngoài của cá nhân đã ghi nhận tại cơ quan đăng ký hộ tịch.
Trích lục ghi chú lý hôn bản chính được cấp ngay sau khi sự kiện ly hôn, hủy kết hôn được đăng ký. Là văn bản chứng minh sự kiện thực tế đã xảy ra và cho phép công dân Việt Nam thường trú (độc thân) hoặc kết hôn mới; là căn cứ để nhà nước quản lý và bảo vệ lợi ích của công dân, cũng là cơ sở để công dân thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.
Thuật ngữ “ghi chú ly hôn” không được ghi nhận trong Luật Hộ tịch mà được quy định cụ thể trong nghị định hướng dẫn, do vậy, khi tìm kiếm quy định thì nhiều người nhận thấy có sự khó khăn nhất định mặc dù về bản chất thì Luật Hộ tịch vẫn ghi nhận về hoạt động ghi vào sổ hộ tịch sự kiện ly hôn, hủy việc kết hôn đã thực hiện ở nước ngoài.
Khi tìm hiểu về ghi chú ly hôn, tác giả tập trung vào hai vấn đề chính, một là thẩm quyền và hai là thủ tục ghi chú ly hôn, cụ thể:
Thứ nhất, thẩm quyền ghi chú ly hôn được xác định theo Luật Hộ tịch và Nghị định hướng dẫn như sau:
Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cá nhân đã đăng ký kết hôn hoặc ghi chú việc kết hôn trước đây ghi vào Sổ hộ tịch việc ly hôn, hủy việc kết hôn của cá nhân đã thực hiện ở nước ngoài.
Trường hợp việc kết hôn hoặc ghi chú việc kết hôn trước đây thực hiện tại Sở Tư pháp thì việc ghi chú ly hôn do Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam thực hiện.
Trường hợp việc kết hôn trước đây được đăng ký tại Ủy ban nhân dân cấp xã thì việc ghi chú ly hôn do Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp trên thực hiện.
Trường hợp công dân Việt Nam không thường trú tại Việt Nam thì việc ghi chú ly hôn do Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú trước khi xuất cảnh của công dân Việt Nam thực hiện.
Công dân Việt Nam từ nước ngoài về thường trú tại Việt Nam có yêu cầu ghi chú ly hôn mà việc kết hôn trước đây được đăng ký tại cơ quan đại diện hoặc tại cơ quan có thẩm quyền nước ngoài thì việc ghi chú ly hôn do Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi công dân Việt Nam thường trú thực hiện
Công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài có yêu cầu ghi chú ly hôn để kết hôn mới mà việc kết hôn trước đây được đăng ký tại cơ quan đại diện hoặc tại cơ quan có thẩm quyền nước ngoài thì việc ghi chú ly hôn do Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi tiếp nhận hồ sơ kết hôn mới thực hiện.
Như vậy, Ủy ban nhân dân cấp huyện là chủ thể duy nhất có thẩm quyền ghi chú ly hôn. Điều này nhằm đảm bảo được tính thống nhất quản lý trong một địa phương, vì thực tế, hoạt động ghi chú ly hôn này không nhiều, việc chia thẩm quyền cho Ủy ban nhân dân xã có thể dẫn đến việc quản lý “manh mún”.
Thứ hai, về thủ tục ghi chú ly hôn:
Người yêu cầu ghi vào Sổ hộ tịch việc kết hôn, ly hôn, hủy việc kết hôn phải chuẩn bị hồ sơ, hồ sơ ghi chú ly hôn gồm các giấy tờ sau đây:Tờ khai theo mẫu quy định; Bản sao giấy tờ ly hôn đã có hiệu lực pháp luật.
Thủ tục ghi chú ly hôn được thực hiện:
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, công chức làm công tác hộ tịch của Phòng Tư pháp kiểm tra hồ sơ. Nếu việc ghi chú ly hôn không vi phạm “Bản án, quyết định ly hôn, hủy kết hôn,
Trường hợp cần xác minh thì thời hạn giải quyết không quá 10 ngày làm việc.
Nếu yêu cầu ghi chú ly hôn vi phạm quy định” “Bản án, quyết định ly hôn, hủy kết hôn, văn bản thỏa thuận ly hôn đã có hiệu lực pháp luật hoặc giấy tờ khác công nhận việc ly hôn do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp (sau đây gọi là giấy tờ ly hôn) mà không vi phạm quy định của Luật Hôn nhân và gia đình” hoặc thuộc trường hợp được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp thì Trưởng phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện để từ chối.
Nếu việc kết hôn trước đây được đăng ký tại Ủy ban nhân dân Cấp xã hoặc Sở Tư pháp thì sau khi ghi chú ly hôn, Phòng Tư pháp gửi thông báo kèm theo bản sao trích lục hộ tịch cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Sở Tư pháp để ghi chú tiếp vào Sổ hộ tịch; nếu được đăng ký tại cơ quan đại diện thì gửi Bộ Ngoại giao để thông báo cho cơ quan đại diện ghi chú tiếp vào Sổ hộ tịch.
Nhìn chung, thủ tục ghi chú ly hôn có phần phức tạp hơn so với các thủ tục về hộ tịch khác, điều này xuất phát từ mối liên hệ giữa luật hôn nhân và gia đình và luật hộ tịch, giữa pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài.
2. Mẫu trích lục ghi chú ly hôn (bản chính):
…………..(1)
Số: (2) /TLGCLH
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
……, ngày…..…tháng …….. năm ………
TRÍCH LỤC GHI CHÚ LY HÔN
Họ, chữ đệm, tên: ………
Ngày, tháng, năm sinh: ………
Giới tính: …. Dân tộc: …………..Quốc tịch: ……..
Giấy tờ tùy thân: ………
Nơi cư trú: …..
Được ghi vào sổ hộ tịch việc (3)……….đã giải quyết tại nước ngoài với người có tên dưới đây:
Họ, chữ đệm, tên: ……….
(4)Ngày, tháng, năm sinh: ………
Giới tính: ……. Dân tộc: ………Quốc tịch: ………
Giấy tờ tùy thân: …..
Nơi cư trú: …..
Theo:(5)……….số do………
…cấp ngày…………. ./.
NGƯỜI KÝ TRÍCH LỤC
(Ký, ghi rõ họ, chữ đệm, tên, chức vụ, đóng dấu)
3. Hướng dẫn mẫu trích lục ghi chú ly hôn chi tiết nhất:
(1) Ghi tên cơ quan cấp Trích lục (ghi đủ các cấp hành chính).
(2) Ghi số đăng ký trong Sổ ghi chú ly hôn.
(3) Ghi rõ loại việc thực tế: ly hôn hoặc hủy việc kết hôn.
(4) Nếu trong giấy tờ chứng minh việc ly hôn/hủy việc kết hôn không có hoặc người yêu cầu ghi chú không cung cấp được thì để trống.
(5) Ghi rõ tên loại giấy tờ, số, tên cơ quan, ngày tháng năm cấp giấy tờ chứng minh việc ly hôn/hủy việc kết hôn do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp.
Cơ sở pháp lý:
Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật hộ tịch
Thông tư 04/2020/TT-BTP hướng dẫn Luật hộ tịch và Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật hộ tịch