Để trở thành người giám hộ, cá nhân cần đáp ứng đủ các điều kiện và phải đăng ký giám hộ tại cơ quan có thẩm quyền. Vậy mẫu trích lục đăng ký giám hộ (bản chính) ra sao, những nội dung liên quan và cách soạn thảo như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mẫu số 05-TLGH: Mẫu trích lục đăng ký giám hộ (bản chính) là gì, mục đích của mẫu văn bản?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 46
Theo quy định thì người giám hộ có thể là cá nhân hoặc pháp nhân, một cá nhân, pháp nhân có đủ tư cách giám hộ có thể giám hộ cho nhiều người.
Mẫu số 05-TLGH: Mẫu trích lục đăng ký giám hộ (bản chính) là văn bản được người có thẩm quyền trích lục lập ra với nội dung bao gồm thông tin của người giám hộ, thông tin của người được giám hộ, hiệu lực của trích lục.
Mục đích của mẫu số 05-TLGH: Mẫu trích lục đăng ký giám hộ (bản chính): khi các cá nhân muốn đăng ký giám hộ thì cần đến mẫu trích lục, trích lục được lập ra để ghi chép về việc trích lục đăng ký giám hộ.
2. Mẫu số 05-TLGH: Mẫu trích lục đăng ký giám hộ (bản chính):
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———————————–
………..…………(1)
Số:(2)………/TLGH
…………., ngày…tháng…năm…
TRÍCH LỤC ĐĂNG KÝ GIÁM HỘ
Người giám hộ: …………..
Họ, chữ đệm, tên: …………..
Ngày, tháng, năm sinh:…………..
Giới tính:…………Dân tộc:……………. Quốc tịch: …….
Giấy tờ tùy thân: (3) ………..
Nơi cư trú: ………..
Người được giám hộ: ………..
Họ, chữ đệm, tên: ……………
Ngày, tháng, năm sinh: …………….
Giới tính:……Dân tộc:……………… Quốc tịch: ………………
Giấy khai sinh/Giấy tờ tùy thân: (3) …………..
Nơi cư trú: ……………
Việc giám hộ có hiệu lực kể từ ngày cấp Trích lục./.
NGƯỜI KÝ TRÍCH LỤC
(Ký, ghi rõ họ, chữ đệm, tên, chức vụ, đóng dấu)
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu văn bản:
Người soạn thảo Mẫu trích lục đăng ký giám hộ phải đảm bảo đầy đủ về nội dung và hình thức cho văn bản nhằm thể hiện một mẫu trích lục chính xác và có hiệu lực.
Theo đó về hình thức mẫu trích lục, người soạn thảo cần đáp ứng về các lưu ý soạn thảo sau:
Góc trái trên cùng của văn bản: Ghi tên của cơ quan thi hành án;
Góc phải trên cùng của văn bản: Là vị trí đặt quốc hiệu và tiêu ngữ; quốc hiệu “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM” phải được viết in hoa, bôi đậm; tiêu ngữ “Độc lập – Tự do – Hạnh phúc” viết in thường, bôi đậm.
Phía dưới quốc hiệu tiêu ngữ là ngày tháng năm thực hiện mẫu trích lục, cần ghi chính xác thời gian này;
Chính giữa văn bản là Mẫu trích lục đăng ký giám hộ;
Về nội dung mẫu quyết định: thông tin của người giám hộ: họ và tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, dân tộc, quốc tịch, giấy tờ tùy thân; thông tin của người được giám hộ: họ và tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, dân tộc, quốc tịch, giấy tờ tùy thân.
Cuối mẫu quyết định cần phải có chữ ký và xác nhận của người có thẩm quyền ký trích lục nhằm đảm bảo mẫu quyết định đúng chính xác và đúng thẩm quyền.
(1) Ghi tên cơ quan cấp Trích lục. Nếu là Ủy ban nhân dân cấp xã thì ghi đủ 03 cấp hành chính (xã, huyện, tỉnh); nếu là Ủy ban nhân dân cấp huyện thì ghi đủ 02 cấp hành chính (huyện, tỉnh); nếu là Cơ quan đại diện thì ghi rõ tên cơ quan đại diện và tên nước có trụ sở Cơ quan đại diện.
Ví dụ: Tỉnh Thanh Hoá
Thành phố Thanh Hoá
UBND phường Lam Sơn
Hoặc: Đại sứ quán Việt Nam tại Hoa Kỳ;
Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Osaka, Nhật Bản
(2) Ghi theo số trong Sổ đăng ký giám hộ.
(3) Ghi rõ tên loại giấy tờ, số, tên cơ quan, ngày tháng năm cấp giấy tờ.
4. Những quy định liên quan đến trích lục đăng ký giám hộ:
4.1. Điều kiện để được làm người giám hộ:
Điều kiện để làm người giám hộ được quy định tại Điều 49
– Cá nhân cần phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Yêu cầu về năng lực hành vi dân sự là điều kiện cơ bản, cá nhân phải có năng lực hành vi mới có thể đại diện cho người vị thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự;
– Cá nhân để làm người giám hộ cần có tư cách đạo đức tốt và các điều kiện cần thiết để thực hiện quyền, nghĩa vụ của người giám hộ, đảm bảo quyền và lợi ích của người được giám hộ;
– Cá nhân không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc người bị kết án nhưng chưa được xoá án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người khác.
– Cá nhân giám hộ không phải là người bị
4.2. Người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự:
Người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên:
Khi người chưa thành niên mất cha, mẹ hoặc cha, mẹ mất năng lực hành vi dân sự thì những người thân thích được được xác định là người giám hộ đương nhiên, việc chọn người giám hộ đương nhiên được xác định theo thứ tự sau:
– Khi cha mẹ mất thì anh ruột là anh cả hoặc chị ruột là chị cả là người giám hộ; nếu anh cả hoặc chị cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì anh ruột hoặc chị ruột tiếp theo là người giám hộ. Các anh chị có thể thỏa thuận với nhau, trường hợp thỏa thuận được với nhau thì anh ruột hoặc chị ruột khác có thể làm người giám hộ;
– Khi cha mẹ chết nhưng không có anh chị thì sẽ xét đến ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại là người giám hộ hoặc những ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại thỏa thuận cử một hoặc một số người trong số họ làm người giám hộ;
– Trường hợp người được giám hộ không có anh chị hoặc ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại , hoặc những người này không đủ điều kiện làm giám hộ thì bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột hoặc dì ruột là người giám hộ.
Người giám hộ đương nhiên của người mất năng lực hành vi dân sự
Các trường hợp người mất năng lực hành vi dân sự đã được giám định thì người giám hộ được xác định như sau:
– Trường hợp vợ là người mất năng lực hành vi dân sự thì chồng đương nhiên là người giám hộ. Ngược lại trường hợp này nếu chồng là người mất năng lực hành vi dân sự thì vợ là người giám hộ;
– Trường hợp cha và mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự thì con cả sẽ là người giám hộ đương nhiên nếu người con cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con tiếp theo có đủ điều kiện làm người giám hộ là người giám hộ;
– Cha hoặc mẹ người mất năng lực hành vi dân sự nhưng người còn lại không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con cả là người giám hộ; trường hợp người con cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con tiếp theo có đủ điều kiện làm người giám hộ là người giám hộ;
– Trường hợp người thành niên mất năng lực hành vi dân sự chưa có vợ, chồng, con hoặc có mà vợ, chồng, con đều không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì cha, mẹ sẽ đương nhiên là người giám hộ.
4.3. Người giám hộ được cử, chỉ định:
Như đã phân tích ở trên thì người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự sẽ có người giám hộ đương nhiên, trường hợp người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự không có người giám hộ đương nhiên thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người được giám hộ có trách nhiệm cử người giám hộ.
Như vậy, theo quy định của pháp luật, giám hộ sẽ có giám hộ đương nhiên và giám hộ được cử, chỉ định theo pháp luật. Việc giám hộ phải được đăng ký với cơ quan có thẩm quyền và được cấp trích lục giám hộ.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Dương gia về Mẫu số 05-TLGH: Mẫu trích lục đăng ký giám hộ, những nội dung liên quan đến giám hộ đương nhiên và giám hộ được cử, chỉ định theo pháp luật cũng như các nội dung liên quan khác và các soạn thảo văn bản của mẫu trích lục.