Tờ trình xin kinh phí được sử dụng rất phổ biến trong các cơ quan, tổ chức vì nhu cầu sử dụng tiền trong các hoạt động chung là thường xuyên, liên tục. Những công việc chung thì cá nhân sẽ không tự bỏ tiền ra mà viết tờ trình để xin kinh phí từ cấp có thẩm quyền.
Mục lục bài viết
1. Mẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động là gì?
Tờ trình là một văn bản được sử dụng trong nội bộ của cơ quan, doanh nghiệp, nhưng chủ yếu sử dụng trong cơ quan Nhà nước. Tờ trình có thể hiểu là 01 văn bản dùng để trình bày, đề xuất với cấp trên một sự việc, đề xuất phê chuẩn một chủ trương, một giải pháp…
Tờ trình xin kinh phí là văn bản được sử dụng để trình bày về một sự việc hay đề xuất cấp trên phê chuẩn một chủ trương, giải pháp nào đó để xin ý kiến chỉ đạo.
Mẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động là mẫu tờ trình nêu rõ lý do xin kinh phí, số kinh phí được xin cấp để hoạt động
Mẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động là mẫu tờ trình được các cơ quan, tổ chức lập ra. Và gửi tới cơ quan có thẩm quyền để xin trình về việc được xin kinh phí hoạt động một chương trình nào đó
2. Mẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động:
Nội dung cơ bản của mẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động như sau:
TRƯỜNG ………….
Số: ………./…….
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————–
……., ngày…..tháng….năm….
TỜ TRÌNH
V/v xin kinh phí hoạt động đại hội Chi đoàn năm học …… – ……….
Kính gửi: Ban Giám Hiệu trường …………..
Căn cứ theo kế hoạch hoạt động công tác Đoàn năm học ……. – …………
Căn cứ vào hướng dẫn số ………/……….. về việc hướng dẫn tổ chức các hoạt động thiếu nhi hưởng ứng tháng thanh niên của HĐĐ huyện …………..
Căn cứ điều lệ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và điều kiện thực tế của Đoàn thanh niên nhà trường.
Nay BCH Đoàn trường xin kính trình Ban giám hiệu một việc như sau:
Nhằm tạo phong trào hành động thiết thực cho thanh niên về truyền thống vẻ vang của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Tổng kết, đánh giá công tác đoàn và phong trào thanh niên trong nhiệm kỳ qua, đề ra phương hướng nhiệm vụ sát với thực tế, đáp ứng yêu cầu nguyện vọng chung của ĐVTN trong chi đoàn và gắn liền với nhiệm vụ chính trị của nhà trường và bầu Ban chấp hành chi đoàn có đủ phẩm chất, năng lực và tín nhiệm để lãnh đạo chi đoàn trong nhiệm kỳ tới.
Để đại hội diễn ra thành công tốt đẹp. BHC Chi đoàn trường trình Ban Giám Hiệu hỗ trợ kinh phí cho Đại hội số tiền là: ………………. đồng (…………………………..)
Kính mong Ban Giám Hiệu nhà trường tạo điều kiện giúp đỡ.
Nơi nhận:
– Như trên;
– Lưu VT
T.M BAN CHẤP HÀNH CHI ĐOÀN
BÍ THƯ
Xác nhận của Ban giám Hiệu nhà trường
Hiệu Trưởng
3. Hướng dẫn lập Mẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động:
– Mẫu tờ trình là một trong những biểu mẫu hành chính tiêu biểu. Vì thế khi soạn thảo biểu mẫu này cần trình bày đầy đủ quốc hiệu và tiêu ngữ.
– Đơn vị kính gửi: Là cơ quan cấp trên tiếp nhận tờ trình.
– Các căn cứ thành lập tờ trình xin kinh phí.
– Lý do làm tờ trình: Các bạn cần nêu rõ lý do xin được cấp kinh phí.
– Mục đích sử dụng của kinh phí khi nhận được
– Ký xác nhận
4. Một số quy định liên quan:
Căn cứ theo Nghị định 163/2016/NĐ/CP hướng dẫn
4.1. Kinh phí hoạt động của Đảng Cộng sản Việt Nam và các tổ chức chính trị – xã hội:
1. Kinh phí hoạt động của Đảng Cộng sản Việt Nam và các tổ chức chính trị – xã hội bao gồm: Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam, Liên đoàn lao động Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam được ngân sách nhà nước bảo đảm theo nguyên tắc ngân sách nhà nước cấp phần chênh lệch giữa dự toán chi được xác định theo chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cấp có thẩm quyền quy định với các nguồn thu theo Điều lệ của các tổ chức này.
2. Việc lập dự toán, thực hiện dự toán, quyết toán ngân sách của các tổ chức quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện theo quy định của Luật ngân sách nhà nước, quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan.
3. Giao Bộ Tài chính quy định cụ thể về quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước đối với các cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Như vậy, Kinh phí hoạt động của Đảng Cộng sản Việt Nam và các tổ chức chính trị – xã hội ược ngân sách nhà nước bảo đảm theo nguyên tắc ngân sách nhà nước cấp phần chênh lệch giữa dự toán chi được xác định theo chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cấp có thẩm quyền quy định với các nguồn thu theo Điều lệ của các tổ chức này.
4.2. Kinh phí hoạt động của các tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp:
1. Kinh phí hoạt động của các tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp được thực hiện theo nguyên tắc tự bảo đảm. Trường hợp các tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội tổ chức xã hội – nghề nghiệp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao nhiệm vụ thì được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí để thực hiện.
2. Kinh phí hỗ trợ cho các tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp được bố trí trong dự toán ngân sách của từng cấp ngân sách trình Quốc hội, Hội đồng nhân dân quyết định.
3. Việc lập dự toán, thực hiện dự toán, quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ được thực hiện theo quy định của Luật ngân sách nhà nước, quy định tại Nghị định này và pháp luật có liên quan.
4. Chính phủ có quy định cụ thể việc hỗ trợ của ngân sách nhà nước đối với các tổ chức quy định tại khoản 1 Điều này.
Như vậy, Kinh phí hoạt động của các tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp được thực hiện theo nguyên tắc tự bảo đảm và kinh phí hỗ trợ cho các tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp được bố trí trong dự toán ngân sách của từng cấp ngân sách trình Quốc hội, Hội đồng nhân dân quyết định
4.3. Quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách:
1. Quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách là quỹ được thành lập theo quy định tại khoản 19 Điều 4 Luật ngân sách nhà nước.
Quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách là quỹ do cơ quan có thẩm quyền quyết định thành lập, hoạt động độc lập với ngân sách nhà nước, nguồn thu, nhiệm vụ chi của quỹ để thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của pháp luật.
2. Ngân sách nhà nước không hỗ trợ kinh phí hoạt động cho các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách.
3. Căn cứ khả năng của ngân sách nhà nước, quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách được cơ quan có thẩm quyền xem xét hỗ trợ vốn điều lệ từ ngân sách nhà nước khi đáp ứng đủ các điều kiện:
a) Được thành lập và hoạt động theo đúng quy định của pháp luật;
b) Có khả năng tài chính độc lập;
c) Có nguồn thu, nhiệm vụ chi không trùng với nguồn thu, nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước.
4. Quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách và cơ quan quản lý quỹ phải thực hiện theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và quy định của Nghị định này về lập, chấp hành, quyết toán, kiểm toán ngân sách nhà nước đối với phần vốn ngân sách nhà nước hỗ trợ.
5. Hằng năm, cơ quan quản lý quỹ do trung ương quản lý báo cáo Bộ Tài chính tình hình thực hiện kế hoạch tài chính, kế hoạch tài chính năm sau và quyết toán thu, chi quỹ để tổng hợp báo cáo Chính phủ để báo cáo Quốc hội cùng với báo cáo dự toán và quyết toán ngân sách nhà nước; cơ quan quản lý quỹ do địa phương quản lý báo cáo Sở Tài chính tình hình thực hiện kế hoạch tài chính, kế hoạch tài chính năm sau và quyết toán thu, chi quỹ để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân để báo cáo Hội đồng nhân dân cấp tỉnh cùng với báo cáo dự toán và quyết toán ngân sách địa phương.
6. Cơ quan quản lý quỹ tài chính ngoài ngân sách ở trung ương có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính báo cáo Chính phủ để giải trình với Quốc hội khi có yêu cầu; cơ quan quản lý quỹ tài chính ngoài ngân sách ở địa phương có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để giải trình với Hội đồng nhân dân cùng cấp khi có yêu cầu
Như vậy, Quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách là quỹ do cơ quan có thẩm quyền quyết định thành lập, hoạt động độc lập với ngân sách nhà nước, ngân sách nhà nước không hỗ trợ kinh phí hoạt động cho các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách. Quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách được cơ quan có thẩm quyền xem xét hỗ trợ vốn điều lệ từ ngân sách nhà nước khi đáp ứng đủ các điều kiện như được thành lập và hoạt động theo đúng quy định của pháp luật; Có khả năng tài chính độc lập;Có nguồn thu, nhiệm vụ chi không trùng với nguồn thu, nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước.