Một trong số các thủ tục bước đầu để xét, tặng kỷ niệm chương của Viện kiểm sát đó là Mẫu tờ trình xét, tặng kỷ niệm chương của Viện kiểm sát. Vậy làm Mẫu tờ trình xét, tặng kỷ niệm chương của Viện kiểm sát như thế nào? Có những nội dung và hình thức gì?
Mục lục bài viết
- 1 1. Mẫu tờ trình xét, tặng kỷ niệm chương của Viện kiểm sát là gì, Mục đích của mẫu đơn?
- 2 2. Mẫu tờ trình xét, tặng kỷ niệm chương của Viện kiểm sát:
- 3 3. Hướng dẫn làm Mẫu tờ trình xét, tặng kỷ niệm chương của Viện kiểm sát:
- 4 4. Một số quy định của pháp luật về xét, tặng kỷ niệm chương của Viện kiểm sát:
1. Mẫu tờ trình xét, tặng kỷ niệm chương của Viện kiểm sát là gì, Mục đích của mẫu đơn?
Kỷ niệm chương được hiểu là là một phần không thể thiếu trong các chương trình kỷ niệm, được sử dụng với mục đích vinh danh, thể hiện được giá trị và ý nghĩa tôn vinh sâu sắc đối với việc đóng góp của các cá nhân trong công việc tại một lĩnh vực nào đó
2. Mẫu tờ trình xét, tặng kỷ niệm chương của Viện kiểm sát:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐƠN VỊ CẤP TRÊN
ĐƠN VỊ TRÌNH TẶNG
Số: …/TTr-VKSND
…, ngày ….. tháng ….. năm……
TỜ TRÌNH
VỀ VIỆC XÉT, TẶNG KỶ NIỆM CHƯƠNG “………..”
Kính gửi:
– Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
– Hội đồng Thi đua – Khen thưởng ngành KSND.
Căn cứ Thông tư số…./2018/TT-VKSTC ngày… tháng… năm 2018 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao hướng dẫn thực hiện công tác thi đua, khen thưởng trong ngành Kiểm sát nhân dân;
Căn cứ kết quả họp Hội đồng Thi đua – Khen thưởng ngày… tháng… năm… của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, (thành phố, Cục, Vụ, Viện, Trường) về việc xét, tặng Kỷ niệm chương cho cá nhân.
Viện kiểm sát nhân dân tỉnh (thành phố, Cục, Vụ, Viện, Trường) đề nghị Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao xét, tặng Kỷ niệm chương “……….” năm … cho … cá nhân (ghi rõ tổng số cá nhân), trong đó:
1. Đối tượng là cá nhân trong Ngành
a) Đang công tác: … người;
b) Đã nghỉ công tác: … người.
2. Đối tượng là cá nhân ngoài Ngành: … người.
3. Đối tượng là người nước ngoài (nếu có): … người.
Kèm theo Tờ trình là danh sách và
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký tên, đóng dấu)
3. Hướng dẫn làm Mẫu tờ trình xét, tặng kỷ niệm chương của Viện kiểm sát:
Soạn thảo đầy đủ các nội dung Mẫu tờ trình xét, tặng kỷ niệm chương của Viện kiểm sát
Thủ trưởng đơn vị (Ký tên, đóng dấu)
4. Một số quy định của pháp luật về xét, tặng kỷ niệm chương của Viện kiểm sát:
Thông tư Số: 01/2019/TT-VKSTC quy định về công tác thi đua, khen thưởng trong ngành kiểm sát nhân dân quy định
4.1. Đối tượng được tặng Kỷ niệm chương:
Tại Điều 29. Đối tượng được tặng Kỷ niệm chương Thông tư Số: 01/2019/TT-VKSTC quy định về công tác thi đua, khen thưởng trong ngành kiểm sát nhân dân quy định:
1. Đối tượng được xét tặng Kỷ niệm chương bao gồm:
a) Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đang công tác trong ngành Kiểm sát nhân dân;
b) Những người ngoài ngành Kiểm sát nhân dân có công lao đóng góp tích cực vào quá trình phát triển của ngành Kiểm sát nhân dân.
2. Cá nhân đã được tặng Huy chương “Vì sự nghiệp bảo vệ pháp chế” hoặc Kỷ niệm chương “Bảo vệ pháp chế” không thuộc diện được xét tặng Kỷ niệm chương theo Thông tư này.
Theo đó việc xét tặng Kỷ niệm chương được pháp luật quy định cụ thể về nội dung quy định các đối tượng theo quy định. và pháp luật cũng quy định về các trường hợp như Cá nhân đã được tặng Huy chương “Vì sự nghiệp bảo vệ pháp chế” hoặc Kỷ niệm chương “Bảo vệ pháp chế” không thuộc diện được xét tặng Kỷ niệm chương theo quy định của pháp luật. Việc xét tặng Kỷ niệm chương phải tuân thủ đúng theo quy định về đối tượng được xét.
4.2. Tiêu chuẩn xét tặng Kỷ niệm chương:
Tại Điều 30. Tiêu chuẩn xét tặng Kỷ niệm chương Thông tư Số: 01/2019/TT-VKSTC quy định về công tác thi đua, khen thưởng trong ngành kiểm sát nhân dân quy định:
– Cá nhân quy định tại Điểm a, Khoản 1, Điều 29 Thông tư này có thời gian công tác liên tục đủ 15 năm và hoàn thành nhiệm vụ được giao thì được tặng Kỷ niệm chương. Trường hợp được cử đi biệt phái, đi học hoặc tham gia nghĩa vụ quân sự, sau đó tiếp tục công tác thì thời gian đi biệt phái, đi học hoặc tham gia nghĩa vụ quân sự được tính là thời gian công tác trong Ngành để xét tặng Kỷ niệm chương.
Đối với cá nhân đã làm công tác pháp luật ở ngành khác chuyển sang công tác trong ngành Kiểm sát nhân dân thì thời gian làm công tác pháp luật trong ngành khác được tính vào thời gian để xét tặng Kỷ niệm chương, nhưng phải có ít nhất 05 năm công tác trong ngành Kiểm sát nhân dân.
– Đối với cán bộ lãnh đạo:
+ Cán bộ có 08 năm liên tục giữ chức vụ lãnh đạo đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, lãnh đạo Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu và tương đương trở lên;
+ Cán bộ có thời gian công tác 10 năm trong ngành Kiểm sát nhân dân, trong đó có 08 năm giữ chức vụ lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, cấp phòng và tương đương, lãnh đạo Viện kiểm sát quân sự khu vực.
– Các trường hợp sau đây không tính thâm niên công tác khi xét, tặng Kỷ niệm chương:
+ Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
+ Cá nhân trong Ngành được phong tặng danh hiệu “Anh hùng Lao động”, được tặng thưởng Huân chương Lao động từ hạng ba trở lên.
– Các trường hợp sau đây được xét tặng Kỷ niệm chương trước thời hạn:
+ Cá nhân được phong tặng danh hiệu “Chiến sỹ thi đua toàn quốc” được xét tặng Kỷ niệm chương trước niên hạn 02 năm;
+ Cá nhân được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ hoặc được công nhận danh hiệu “Chiến sỹ thi đua ngành Kiểm sát nhân dân” được xét tặng Kỷ niệm chương trước niên hạn 01 năm.
– Cá nhân quy định tại Điểm a, Khoản 1, Điều 29 của Thông tư này, nếu bị kỷ luật từ hình thức “khiển trách” trở lên (trừ trường hợp bị buộc thôi việc) thì thời hạn xét tặng Kỷ niệm chương kéo dài thêm 01 năm.
– Cá nhân quy định tại Điểm b, Khoản 1, Điều 29 của Thông tư này có đóng góp tích cực vào quá trình phát triển của ngành Kiểm sát nhân dân, được lãnh đạo đơn vị trực thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân và Viện kiểm sát quân sự các cấp ghi nhận.
Theo như quy định trên thì ta có thể thấy ngoài các quy định về đối tượng được xét tặng kỷ niệm chương đối với các cá nhân ra thì pháp luật còn quy định về các tiêu chuẩn, trong các trường hợp khác nhau thì sẽ có các tiêu chí xét duyệt và điều kiện khác nhau như đối với cán bộ lãnh đạo hay các trường hợp cá nhân khác, Điều này cho thấy đối với việc xét duyệt cần linh động đối với các trường hợp có mức độ đóng góp và ghi nhận đóng góp đó trên thực tế
4.3. Hồ sơ đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Kiểm sát”:
Hồ sơ đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương đối với cá nhân quy định tại Điểm a, Khoản 1 Điều 29 Thông tư này được lập thành 01 bộ, gồm:
– Tờ trình của cấp trình theo mẫu số 10 (kèm theo danh sách cá nhân đề nghị tặng thưởng lập theo mẫu số 11, 12 hoặc 13 ban hành kèm theo Thông tư này);
– Bản tóm tắt quá trình công tác và thành tích của cá nhân được đề nghị tặng thưởng theo mẫu số 14 ban hành kèm theo Thông tư này cùng bản sao quyết định tuyển dụng.
Hồ sơ đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương đối với cá nhân quy định tại Điểm b, Khoản 1 Điều 29 Thông tư này được lập thành 01 bộ, gồm:
– Tờ trình của cấp trình (kèm theo danh sách cá nhân đề nghị tặng thưởng);
– Bản tóm tắt công lao đóng góp cho sự phát triển của Ngành Kiểm sát nhân dân do đơn vị trình lập.
Theo quy định thì để hoàn tất các thủ tục xét tặng Kỷ niệm chương đối với cá nhân thì các cá nhân đó phải thực hiện đầy đủ các quy định về các loại giấy tờ theo quy định để có thể được xét duyệt đúng quy định đề ra. Nếu không thực hiện theo các thủ tục và hồ sơ được đưa ra thì các cá nhân đó sẽ không được xem xét tặng kỉ niệm chương theo quy định
Trên đây là thông tin
Cơ sở pháp lý: Thông tư Số: 01/2019/TT-VKSTC quy định về công tác thi đua, khen thưởng trong ngành kiểm sát nhân dân