Để quy hoạch di tích thì các chủ thể phải trải qua nhiều quá trình khác nhau, trong đó lập quy hoạch di tích chính là một trong những nhiệm vụ đầu tiên. Sau khi lập xong quy hoạch di tích thì các chủ thể lập cần sử dụng tờ trình thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch di tích để gửi lên các cơ quan có thẩm quyền.
Mục lục bài viết
1. Tờ trình thẩm định/ phê duyệt Nhiệm vụ lập quy hoạch di tích là gì?
Tại Khoản 1 Điều 2 của Nghị định số 166/2018/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2018 của Chính phủ quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh quy định như sau: “Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích là việc xác định nội dung và biện pháp bảo quản, tu bổ, phục hồi các yếu tố gốc của di tích, định hướng tổ chức không gian các hạng mục công trình xây dựng mới, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật và tạo lập môi trường cảnh quan thích hợp trong khu vực di tích (sau đây gọi là quy hoạch di tích).” Như vậy, có thể hiểu quy hoạch di tích chính là hoạt động quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích, đây là hoạt động vô cùng quan trọng đối với di tích, định hướng gồm các mục tiêu chính đó chính là bảo quản để di tích không bị hư hỏng nữa hoặc giảm thiểu tối đa những xuống cấp của di tích, đồng thời nhằm tìm kiếm, phục hồi lại những yếu tố gốc của di tích và tổ chức lại không gian của di tích.
Tờ trình thẩm định, phê duyệt Nhiệm vụ lập quy hoạch di tích chính là văn bản do chủ thể có trách nhiệm lập Nhiệm vụ lập quy hoạch di tích gửi lên cơ quan có thẩm quyền để các cơ quan này tiến hành thẩm định, phê duyệt Nhiệm vụ lập quy hoạch di tích đã được lập đó.
Đóng vai trò giống như những tờ trình khác, thì Tờ trình thẩm định/phê duyệt Nhiệm vụ lập quy hoạch di chúc chính là văn bản thể hiện các nội dung của Nhiệm vụ lập quy hoạch, trong đó văn bản này thể hiện các nội dung như phạm vi nghiên cứu lập quy hoạch, những nội dung chính của Nhiệm vụ lập quy hoạch di tích, kinh phí, tổ chức thực hiện,… Đây chính là căn cứ để cơ quan có thẩm quyền tiến hành xem xét, thẩm định hoặc phê duyệt Nhiệm vụ lập quy hoạch di tích đó.
2. Mẫu Tờ trình thẩm định/phê duyệt Nhiệm vụ lập quy hoạch di tích:
Mẫu Tờ trình thẩm định/phê duyệt Nhiệm vụ lập quy hoạch di tích được quy định hiện nay là mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 166/2018/NĐ- CP ngày 25 tháng 12 năm 2018 của Chính phủ quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh. Mẫu tờ trình như sau:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
TÊN TỔ CHỨC
——-
Số: ……
……, ngày …… tháng …… năm …
TỜ TRÌNH
(Về việc thẩm định/phê duyệt Nhiệm vụ lập quy hoạch di tích)
Kính gửi: (Cơ quan chủ trì thẩm định/cơ quan phê duyệt)
Căn cứ Luật di sản văn hóa ngày 29 tháng 6 năm 2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa ngày 18 tháng 6 năm 2009;
Căn cứ Nghị định số /2018/NĐ-CP ngày tháng năm 2018 của Chính phủ quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh;
Các căn cứ pháp lý khác có liên quan……
(Tên tổ chức) trình (Cơ quan chủ trì thẩm định/cơ quan phê duyệt) thẩm định/phê duyệt (Tên Nhiệm vụ lập quy hoạch di tích) với các nội dung chính sau:
I. NỘI DUNG NHIỆM VỤ LẬP QUY HOẠCH DI TÍCH
1. Tên Nhiệm vụ lập quy hoạch di tích:…….. (1)
2. Phạm vi nghiên cứu lập quy hoạch di tích và phạm vi lập quy hoạch di tích:
a) Phạm vi nghiên cứu lập quy hoạch di tích:…… (2)
b) Phạm vi lập quy hoạch di tích:…… (3)
c) Ranh giới lập quy hoạch di tích: (5)
– Phía Bắc giáp…….
– Phía Nam giáp…….
– Phía Đông giáp……
– Phía Tây giáp……….
3. Các nội dung chính của Nhiệm vụ lập quy hoạch di tích:
a) Xác định yêu cầu nghiên cứu, khảo sát, đánh giá hiện trạng di tích.
b) Xác định đặc trưng và giá trị tiêu biểu của di tích.
c) Nội dung và định hướng bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích.
d) Định hướng tổ chức không gian kiến trúc, cảnh quan và xây dựng công trình mới.
đ) Kế hoạch thực hiện quy hoạch di tích.
4. Thành phần hồ sơ:
Thành phần hồ sơ theo quy định tại Nghị định số /2018/NĐ-CP ngày tháng năm 2018 của Chính phủ quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản tu bổ, phục hồi di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh và các quy định pháp luật khác về xây dựng. Cụ thể:
a) Báo cáo thuyết minh Nhiệm vụ lập quy hoạch di tích.
b) Bản đồ.
c) Bản sao ý kiến của tổ chức, cá nhân có liên quan; cộng đồng nơi có di tích.
d) Văn bản thẩm định Nhiệm vụ lập quy hoạch di tích (đối với trường hợp đề nghị phê duyệt) và các văn bản khác có liên quan.
5. Kinh phí thực hiện quy hoạch di tích:…… (5)
6. Tổ chức thực hiện:
a) Thời gian lập quy hoạch di tích:…… (6)
b) Phân công trách nhiệm: (7)
– Cơ quan phê duyệt:………..
– Cơ quan thẩm định và trình duyệt:……
– Cơ quan quản lý lập quy hoạch di tích:……
– Cơ quan chủ đầu tư:……
II. NỘI DUNG TIẾP THU CÁC Ý KIẾN ĐÓNG GÓP CỦA CÁC TỔ CHỨC CÓ LIÊN QUAN
1. Ý kiến góp ý của tổ chức liên quan:
a) Ý kiến góp ý của……..
b) Ý kiến góp ý của…….
c) Ý kiến góp ý của…….
2. Ý kiến của Hội đồng thẩm định Nhiệm vụ lập quy hoạch di tích (trong trường hợp phê duyệt Nhiệm vụ lập quy hoạch di tích):…..
(Tên tổ chức) trình (cơ quan thẩm định/cơ quan phê duyệt) xem xét, thẩm định/phê duyệt Nhiệm vụ lập quy hoạch di tích……/.
Nơi nhận:
– Như trên;
– Lưu:…
ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC
(Ký, ghi rõ họ, tên, chức vụ và đóng dấu)
3. Soạn thảo Tờ trình thẩm định/ phê duyệt Nhiệm vụ lập quy hoạch di tích:
(1) Ghi tên của Nhiệm vụ lập quy hoạch di tích
(2) Ghi phạm vi nghiên cứu
(3) Ghi phạm vi lập
(4) Ghi ranh giới lập quy hoạch về các hướng Đông- Tây- Nam- Bắc
(5) Ghi kinh phí dự kiến thực hiện quy hoạch di tích
(6) Ghi thời gian lập quy hoạch di tích
(7) Ghi nội dung phân công trách nhiệm phê duyệt, thẩm định, trình duyệt, quản lý, chủ đầu tư
4. Quy định về Nhiệm vụ lập quy hoạch di tích:
Đối với các di tích, thì các cơ quan có thẩm quyền sẽ tổ chức thực hiện các hoạt động như điều tra, khảo sát, đánh giá sơ bộ về yếu tố kinh tế – xã hội và môi trường tự nhiên. Đồng thời tiến hành lập hồ sơ đánh giá về giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thẩm mỹ của di tích, di sản văn hóa phi vật thể thuộc phạm vi quy hoạch. Ngoài các, các chủ thể này cần tiến hành lấy ý kiến của tổ chức, cá nhân có liên quan để hoàn thiện nhiệm vụ lập quy hoạch di tích. Sau đó thực hiện hoạt động lập, thẩm định và phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch di tích. Khi nhiệm vụ lập quy hoạch được phê duyệt thì sẽ tiến hành các hoạt động khác như lập quy hoạch di tích, thẩm định, phê duyệt quy hoạch di tích, công bố và cắm mốc giới quy hoạch di tích;…
Tại Điều 7 của Nghị định số 166/2018/NĐ- CP quy định về nội dung Nhiệm vụ lập quy hoạch di tích cần có, đó chính là bao gồm các nội dung:
Thứ nhất, Nhiệm vụ lập quy hoạch phải xác định yêu cầu nghiên cứu, khảo sát di tích; nghiên cứu, đánh giá yếu tố kinh tế – xã hội và môi trường tự nhiên liên quan đến nội dung quy hoạch.
Thứ hai, đó chính là nhiệm vụ lập quy hoạch xác định được nét đặc trưng và giá trị tiêu biểu của di tích.
Thứ ba, nhiệm vụ lập quy hoạch cần có những đề xuất phạm vi nghiên cứu quy hoạch, phạm vi quy hoạch.
Thứ tư, nhiệm vụ lập quy hoạch có nội dung về định hướng bảo quản, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích; định hướng tổ chức không gian kiến trúc, cảnh quan và xây dựng công trình mới.
Và cuối cùng là có nội dung thể hiện sự xác định kế hoạch thực hiện quy hoạch. Đây chính là những nội dung cần phải có đối với mỗi bản nhiệm vụ lập quy hoạch di tích.
Hồ sơ nhiệm vụ lập quy hoạch di tích gồm các văn bản sau: Tờ trình thẩm định hoặc phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch di tích; Báo cáo thuyết minh nhiệm vụ lập quy hoạch di tích; các mẫu bản đồ gồm bản đồ vị trí di tích, tỷ lệ 1:5.000, Bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ hiện trạng công trình đã xây dựng cũng sử dụng tỷ lệ 1:5.000, Bản đồ xác định các khu vực bảo vệ di tích, Bản đồ xác định phạm vi nghiên cứu quy hoạch, phạm vi quy hoạch; bản ý kiến tổ chức, cá nhân có liên quan; cộng đồng dân cư nơi có di tích và bản dự thảo quyết định phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch di tích. Hồ sơ này sẽ được gửi đến cơ quan, chủ thể có thẩm quyền để chủ thể này tiến hành xem xét, tiến hành các hoạt động thẩm định hoặc phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch di tích này. Sau khi được phê duyệt, thì nhiệm vụ lập quy hoạch di tích này sẽ được sử dụng trong các hoạt động sau đó như khi lập quy hoạch di tích;…