Lập dự án tiền khả thi được hiểu là một việc báo cáo nhằm cung cấp các thông tin của dự án một cách tổng quát nhất. Trong quá trình tiến hành lập dự án cần có tờ trình thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, đề xuất đầu tư dự án.
Mục lục bài viết
- 1 1. Tờ trình thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, đề xuất đầu tư dự án là gì?
- 2 2. Mẫu tờ trình thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, đề xuất đầu tư dự án:
- 3 3. Hướng dẫn soạn thảo tờ trình thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, đề xuất đầu tư dự án:
- 4 4. Báo cáo tiền khả thi:
- 5 5. Lập dự án tiền khả thi:
1. Tờ trình thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, đề xuất đầu tư dự án là gì?
Theo quy định của pháp luật báo cáo nghiên cứu tiền khả thi là tài liệu trình bày các nội dung nghiên cứu sơ bộ về sự cần thiết, tính khả thi và tính hiệu quả của dự án quan trọng quốc gia và dự án nhóm A làm cơ sở để cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư.
Dự án đầu tư là tập hợp các đề xuất bỏ vốn trung và dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư trên địa bàn cụ thể và trong khoảng thời gian xác định. Dự án đầu tư là cơ sở để cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành các biện pháp quản lý, cấp phép đầu tư. Lập một dự án đầu tư chỉ là bước sau cùng trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư. Việc lập
2. Mẫu tờ trình thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, đề xuất đầu tư dự án:
TÊN CƠ QUAN
——-
Số: ……
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——————————-
………., ngày …… tháng …… năm ….
TỜ TRÌNH
Thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án………………..
Kính gửi: (Cơ quan chủ trì thẩm định)
Căn cứ
Các căn cứ pháp lý khác (có liên quan),
(Tên cơ quan) trình (Cơ quan chủ trì thẩm định) thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi/Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án (Tên dự án) với các nội dung chính sau:
I. THÔNG TIN CHUNG DỰ ÁN
1. Tên dự án:
2. Dự án nhóm:
3. Cấp quyết định chủ trương đầu tư dự án:
4. Cấp quyết định đầu tư dự án:
5. Tên chủ đầu tư (nếu có):
6. Địa điểm thực hiện dự án:
7. Dự kiến tổng mức đầu tư dự án: (trong đó làm rõ nguồn vốn đầu tư và mức vốn cụ thể theo từng nguồn, phân kỳ đầu tư sử dụng nguồn vốn theo thời gian cụ thể).
8. Nguồn vốn đề nghị thẩm định:
9. Ngành, lĩnh vực, chương trình sử dụng nguồn vốn đề nghị thẩm định:
10. Thời gian thực hiện (tiến độ và phân kỳ đầu tư thực hiện dự án):
11. Hình thức đầu tư của dự án:
12. Các thông tin khác (nếu có):
II. DANH MỤC HỒ SƠ KÈM THEO
Kèm theo đầy đủ các hồ sơ theo quy định tại Điều 20 của Nghị định này.
(Tên cơ quan) trình (Cơ quan chủ trì thẩm định) xem xét, thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án (Tên dự án)./.
Nơi nhận:
– Như trên;
– Cơ quan quyết định chủ trương đầu tư dự án;
– Cơ quan thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn dự án;
– Các cơ quan liên quan khác;
– Lưu: ………
ĐẠI DIỆN CƠ QUAN TRÌNH
(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu)
Tên người đại diện
3. Hướng dẫn soạn thảo tờ trình thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, đề xuất đầu tư dự án:
– Phần mở đầu:
+ Tên cơ quan.
+ Ghi đầy đủ các thông tin bao gồm Quốc hiệu và tiêu ngữ.
+ Thời gian và địa điểm lập tờ trình.
+ Tên biên bản cụ thể là tờ trình thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, đề xuất đầu tư dự án.
– Phần nội dung chính của biên bản:
+ Thông tin cơ quan chủ trì thẩm định
+ Các căn cứ pháp lý khác có liên quan.
+ Thông tin dự án chung.
+ Danh mục hồ sơ kèm theo.
– Phần cuối biên bản:
+ Thông tin nơi nhận.
+ Ký, ghi rõ họ tên, chức danh và đóng dấu của người đại diện cơ quan trình.
4. Báo cáo tiền khả thi:
Báo cáo tiền khả thi là gì?
Báo cáo tiền khả thi là báo cáo cung cấp thông tin một cách tổng quát về dự án. Qua đó chủ đầu tư có thể đánh giá sơ bộ tính khả thi của dự án. Đồng thời lựa chọn phương án đầu tư thích hợp nhất cho dự án. Báo cáo tiền khả thi là căn cứ để xây dựng báo cáo khả thi.
Nội dung của báo cáo tiền khả thi:
– Nội dung của Báo cáo tiền khả thi bao gồm các nội dung sau:
+ Định hướng đầu tư, điều kiện thuận lợi và khó khăn.
+ Quy mô dự án và hình thức đầu tư.
+ Khu vực và địa điểm đầu tư (dự kiến các nhu cầu sử dụng đất, các vấn đề ảnh hưởng môi trường, xã hội, tái định cư, nhân công…) được phân tích, đánh giá cụ thể.
+ Phân tích, đánh giá sơ bộ về thiết bị, công nghệ, kỹ thuật và điều kiện cung cấp các vật tư, nguyên vật liệu, dịch vụ, hạ tầng cơ sở…
+ Lựa chọn các phương án xây dựng.
+ Xác định sơ bộ tổng mức đầu tư, phương án huy động vốn, khả năng thu hồi vốn, khả năng trả nợ và thu lãi.
+ Có các đánh giá về hiệu quả đầu tư về mặt kinh tế – xã hội của dự án.
+ Thành phần, cơ cấu của dự án: tổng hợp hay chia nhỏ các hạng mục.
Lưu ý:
– Trong trường hợp Báo cáo tiền khả thi phải được phê duyệt theo quy định của pháp luật thì sau khi được phê duyệt nhà đầu tư có thể bắt tay vào xây dựng bản báo cáo chi tiết, đầy đủ theo hướng đã lựa chọn trong báo cáo tiền khả thi.
– Sau khi hoàn thành Báo cáo tiền khả thi nhà đầu tư phải trình các báo cáo trên đến cơ quan có thẩm quyền để thẩm tra đầu tư (với các dự án phải thẩm tra đầu tư). Đồng thời, gửi đến tổ chức cho vay vốn đầu tư (với dự án sử dụng nguồn vốn vay). Cùng với đó nhà đầu tư cần lập báo cáo khả thi. Như vậy, việc lập xong hai bản báo cáo đồng nghĩa với việc nhà đầu tư đã hoàn thành dự án đầu tư về mặt kế hoạch và cũng kết thúc giai đoạn chuẩn bị đầu tư chuyển sang giai đoạn làm các thủ tục đầu tư, triển khai đầu tư trên thực tế.
5. Lập dự án tiền khả thi:
Lập dự án tiền khả thi là gì?
Lập dự án tiền khả thi là một việc báo cáo nhằm cung cấp các thông tin của dự án một cách tổng quát nhất, việc làm này nhằm giúp chủ đầu tư đánh giá sơ bộ những ưu điểm cũng như khả thi của dự án, ngoài ra dự án tiền khả thi còn có nhiều phương án đầu tư để chủ đầu tư có thể ước lượng chi phí của mình cho phương án đó. Việc lập dự án tiền khả thi là những căn cứ quan trọng để xây dựng một báo cáo có khả thi hơn.
Để lập dự án tiền khả thi thì cần phải đánh giá, nghiên cứu thị trường chọn nhà đầu tư, xác định các thời điểm và các phương pháp đầu tư, chọn địa điểm để lập dự án và tiến hành những khảo sát của khu vực đầu tư. Theo quy định của
Nội dung của dự án tiền khả thi:
– Nội dung của việc lập dự án tiền khả thi gồm có 8 nội dung chính, nhằm có thể báo cáo dự án có mức khả thi nhất dựa trên các số liệu, đánh giá, phân tích dữ liệu, các đề xuất chính thức, các nội dung của mọi phương án khác nhau. Nếu việc lập dự án tiền khả thi phải được chấp thuận của pháp luật thi khi đã được chấp thuận các nhà đầu tư có thể bắt đầu xây dựng vào việc báo cáo chi tiết.
– Lập dự án tiền khả thi cần phải có các định hướng đầu tư, nguồn thuận lợi các khó khăn của dự án. Hệ thống, hình thức đầu tư và quy mô của dự án. Địa điểm đầu tư, những vấn đề về xã hội, nhân công, môi trường, đất đai, khí hậu phải được phân tích cũng như đánh giá một cách cụ thể nhất.
– Ngoài ra nội dung của việc lập dự án tiền khả thi còn phải có phần đánh giá các thiết bị, công nghệ những sản phẩm có tính kỹ thuật gì các điều kiện cung cấp nguyên liệu, dịch vụ vật tư và hạ tầng cơ sở. nội dung các phương án lựa chọn. Xác định tổng quan các mức để đầu tư, những phương án để huy động chi phí, vốn, thu hồi vốn, thu lãi và các khả năng trả nợ.
– Nội dụng lập dự án tiền khả thi còn phải có những cơ cấu, thành phần các dự án, từ những hạng mục khác nhau.
Lưu ý:
Khi lập dự án tiền khả phải cần đáp ứng đầy đủ các yếu tố cơ bản như tính hợp lý, tính tối ưu, tính hợp pháp, tính hiệu quả.
Ngoài ra, việc lập dự án tiền khả thi cần phải có một độ chính xác và chuyên nghiệp cao nên khi lập dự án cần phải có những sự hỗ trợ của các tổ chức, các cơ quan chuyên môn hay các chuyên gia giàu kinh nghiệm trong việc thẩm định các dự án.
Nếu muốn lập dự án tiền khả thi có chất lượng cao nhất thì phải đầu tư chi phí, thời gian trong việc khảo sát thị trường và việc lập báo cáo. Chi phí cần có thường sẽ chiếm 5% cho mỗi dự án hoặc có khi từ 15% đến 20% cho các dự án phức tạp đòi hỏi nhiều kỹ thuật cao.
Sau khi hoàn thành việc lập dự án tiền khả thi và báo cáo khả thi, thì phải gửi đến cơ quan có thẩm quyền để thẩm tra, bên cạnh đó cần phải gởi đến nhiều tổ chức cho vay vốn. Nếu được chấp thuận, thì việc lập dự án tiền khả thi và giai đoạn chuẩn bị đã hoàn thành để có thể chuyển sang giai đoạn triển khai thực tế.