Di tích lịch sử chính là các công trình kiến trúc, xây dựng,... đã được xây dựng từ rất lâu và trải qua hành trình dài lịch sử cùng Việt Nam. Trước khi tiến hành tu sửa, thì đơn vị có trách nhiệm cần thực hiện lập Tờ trình phê duyệt dự án tu bổ di tích/báo cáo kinh tế- kỹ thuật tu bổ di tích để nộp lên cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Mục lục bài viết
1. Tờ trình phê duyệt dự án tu bổ di tích là gì?
Tờ trình phê duyệt dự án tu bổ di tích được dùng để tổ chức lập gửi cùng các văn bản khác theo quy định thành bộ hồ sơ trình thẩm định, phê duyệt dự án tu bổ di tích, báo cáo kinh tế- kỹ thuật tu bổ di tích. Đây chính là căn cứ để cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, cho thực hiện dự án tu bổ di tích
2. Mẫu Tờ trình phê duyệt dự án tu bổ di tích, báo cáo kinh tế- kỹ thuật tu bổ di tích:
TÊN TỔ CHỨC
——-
Số: ………
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
……, ngày …… tháng …… năm ……
TỜ TRÌNH
Phê duyệt dự án tu bổ di tích/báo cáo kinh tế – kỹ thuật tu bổ di tích
Kính gửi: (Cơ quan phê duyệt)
Căn cứ Luật di sản văn hóa ngày 29 tháng 6 năm 2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa ngày 18 tháng 6 năm 2009;
Căn cứ Nghị định số…/2018/NĐ-CP ngày tháng năm 2018 của Chính phủ quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh;
Các căn cứ pháp lý khác có liên quan……
(Tên tổ chức) trình (Cơ quan phê duyệt) phê duyệt dự án tu bổ di tích/báo cáo kinh tế – kỹ thuật tu bổ di tích (Tên dự án tu bổ di tích/báo cáo kinh tế – kỹ thuật tu bổ di tích) với các nội dung chính sau:
I. THÔNG TIN CHUNG DỰ ÁN TU BỔ DI TÍCH/BÁO CÁO KINH TẾ – KỸ THUẬT TU BỔ DI TÍCH
1. Tên dự án tu bổ di tích/báo cáo kinh tế – kỹ thuật tu bổ di tích:…… (1)
2. Địa điểm:…… (2)
3. Tên chủ đầu tư và các thông tin để liên hệ (địa chỉ, điện thoại…):……(3)
4. Nhà thầu lập dự án tu bổ di tích/báo cáo kinh tế – kỹ thuật tu bổ di tích:….. (4)
5. Nội dung chính của dự án tu bổ di tích/báo cáo kinh tế – kỹ thuật tu bổ di tích:
– Hiện trạng di tích.
– Mục tiêu của dự án tu bổ di tích/báo cáo kinh tế – kỹ thuật tu bổ di tích.
– Quan điểm, nguyên tắc bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích.
– Ý kiến thẩm định và giải trình, tiếp thu của chủ đầu tư đối với ý kiến thẩm định.
– Đề xuất các hạng mục bảo quản, tu bổ, phục hồi và xây dựng mới.
– Phương án phát huy giá trị di tích.
6. Dự toán kinh phí thực hiện:…… (5)
7. Nguồn vốn thực hiện:……… (6)
8. Thời gian thực hiện:…….. (7)
II. DANH MỤC HỒ SƠ GỬI KÈM TỜ TRÌNH
1. Văn bản pháp lý:
– Văn bản thẩm định.
– Quyết định xếp hạng di tích; bản đồ khoanh vùng khu vực bảo vệ di tích.
– Quy hoạch di tích được cấp có thẩm quyền phê duyệt (nếu có).
– Các văn bản pháp lý khác có liên quan (nếu có).
2. Ý kiến của tổ chức, cá nhân về dự án tu bổ di tích/báo cáo kinh tế – kỹ thuật tu bổ di tích.
3. Dự án tu bổ di tích/báo cáo kinh tế – kỹ thuật tu bổ di tích.
4. Hồ sơ năng lực của các nhà thầu lập dự án tu bổ di tích/báo cáo kinh tế – kỹ thuật tu bổ di tích.
(Tên tổ chức) trình (Cơ quan phê duyệt) phê duyệt dự án tu bổ di tích/báo cáo kinh tế – kỹ thuật tu bổ di tích (Tên dự án tu bổ di tích/báo cáo kinh tế – kỹ thuật tu bổ di tích) với các nội dung nêu trên./.
Nơi nhận:
– Như trên;
– Lưu:….
ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC
(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu)
3. Soạn thảo Tờ trình phê duyệt dự án tu bổ di tích/báo cáo kinh tế – kỹ thuật tu bổ di tích:
(1) Ghi tên của dự án
(2) Ghi địa điểm của di tích được tu bổ, ghi rõ thôn, xóm, xã/phường, quận/huyện, tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương
(3) Ghi các thông tin về chủ đầu tư
(4) Ghi thông tin nhà thầu
(5) Ghi tổng chi phí dự toán kinh phí thực hiện
(6) Ghi nguồn vốn dùng để thực hiện dự án
(7) Ghi thời gian dự kiến bắt đầu và dự kiến hoàn thành dự án
4. Quy định về phê duyệt dự án tu sửa di tích:
Hoạt động lập, thẩm định, phê duyệt dự án tu bổ di tích, báo cáo kinh tế – kỹ thuật tu bổ di tích được quy định chi tiết trong chương III Nghị định số 166/2018/NĐ- CP của Chính phủ, gồm những nội dung sau:
* Chủ thể tiến hành lập dự án tu bổ di tích, báo cáo kinh tế- kỹ thuật tu bổ di tích
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Thủ trưởng bộ, ngành được giao trực tiếp quản lý di tích có quyền quyết định việc lập dự án tu bổ di tích, báo cáo kinh tế – kỹ thuật tu bổ di tích và chính các cơ quan này sẽ tiến hành lựa chọn chủ đầu tư của dự án tu bổ di tích, báo cáo kinh tế – kỹ thuật tu bổ di tích, việc quyết định này dựa trên các căn cứ khác nhau trên thực tế như sự xuống cấp của di tích và khả năng bố trí kinh phí;….Chủ đầu tư được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc được chủ thể có thẩm quyền khác lựa chọn có trách nhiệm lựa chọn tổ chức có đủ điều kiện hành nghề lập dự án tu bổ di tích, lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật tu bổ di tích. Như vậy, chủ thể trực tiếp tiến hành hoạt động lập dự án tu bổ di tích đó chính là tổ chức hành nghề lập dự án tu bổ di tích, lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật tu bổ di tích được chủ đầu tư lựa chọn.
* Về thẩm quyền thẩm định dự án tu bổ di tích, báo cáo kinh tế – kỹ thuật tu bổ di tích:
Đối với dự án tu bổ di tích, báo cáo kinh tế – kỹ thuật tu bổ di tích đối với di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, di tích quốc gia đặc biệt, di tích quốc gia theo thì thẩm quyền thẩm định thuộc về Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Thủ trưởng bộ, ngành được giao trực tiếp quản lý các di tích trên có trách nhiệm đề nghị Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xem xét, thẩm định dự án.
Còn đối với dự án tu bổ di tích, báo cáo kinh tế – kỹ thuật tu bổ di tích đối với di tích cấp tỉnh thì thẩm quyền thẩm định thuộc về Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao
* Về thẩm quyền phê duyệt dự án tu bổ di tích, báo cáo kinh tế – kỹ thuật tu bổ di tích:
Thẩm quyền phê duyệt dự án tu bổ di tích, báo cáo kinh tế- kỹ thuật tu bổ di tích thì cả đối với dự án tu bổ di tích, báo cáo kinh tế – kỹ thuật tu bổ di tích đối với di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, di tích quốc gia đặc biệt, di tích quốc gia hay dự án tu bổ di tích, báo cáo kinh tế – kỹ thuật tu bổ di tích đối với di tích cấp tỉnh thì thẩm quyền phê duyệt đều thuộc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Thủ trưởng bộ, ngành được giao trực tiếp quản lý. Hoạt động phê duyệt dự án được thực hiện sau khi có văn bản thẩm định của cấp có thẩm quyền nêu trên.
* Hồ sơ trình thẩm định, phê duyệt dự án tu bổ di tích, báo cáo kinh tế – kỹ thuật tu bổ di tích
Hồ trơ trình thẩm định, phê duyệt dự án tu bổ di tích, báo cáo kinh tế- Kỹ thuật thu bổ di tích được quy định tại Điều 19 của Nghị định số 166/2018/NĐ- CP, cụ thể thì chủ thể lập tiến hành lập dự án cần nộp những văn bản sau đến cơ quan có thẩm quyền thẩm định/phê duyệt dự án:
– Tờ trình đề nghị thẩm định dự án tu bổ di tích, báo cáo kinh tế – kỹ thuật tu bổ di tích hoặc văn bản đề nghị phê duyệt dự án tu bổ di tích, báo cáo kinh tế – kỹ thuật tu bổ di tích
– Bản Thuyết minh dự án tu bổ di tích, bộ ảnh màu và thiết kế cơ sở hoặc thuyết minh báo cáo kinh tế – kỹ thuật tu bổ di tích, bộ ảnh màu và thiết kế bản vẽ thi công.
– Đối với trường hợp trình để phê duyệt dự án thì cần nộp thêm văn bản thẩm định của cơ quan có thẩm quyền
Khi nhận được hồ sơ, chủ thể có thẩm quyền nêu trên tiến hành kiểm tra tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ; nếu nhận thấy hồ sơ chưa hợp lệ thì chủ thể có thẩm quyền ở đây chính là Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh cần có văn bản yêu cầu bổ sung hoàn thiện hồ sơ gửi đến chủ thể nộp hồ sơ trong thời hạn 05 ngày làm việc.
Khi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Thủ trưởng bộ, ngành được giao trực tiếp quản lý di tích hoặc người được ủy quyền có trách nhiệm tiến hành xem xét, kiểm tra các giấy tờ và phê duyệt dự án trong vòng 20 ngày làm việc tính từ khi các chủ thể này được hồ sơ hợp lệ. Tuy nhiên, đối dự án tu bổ di tích, báo cáo kinh tế – kỹ thuật tu bổ di tích nguy cơ bị hủy hoại hoặc cần tu bổ, tôn tạo đột xuất phục vụ nhiệm vụ chính trị đặc biệt thời hạn phê duyệt dự án là 07 ngày làm việc.