Trong các trường hợp phê duyệt đề cương và dự toán thì cần làm gì và làm mẫu phê duyệt đề cương và dự toán như thế nào? Dưới đây là thông tin chi tiết về vấn đề này.
Mục lục bài viết
1. Mẫu tờ trình phê duyệt đề cương và dự toán là gì?
– Khái niệm lập dự toán có thể được giải thích bằng nhiều câu từ khác nhau song có thể hiểu đơn giản, công việc lập dự toán là hình thức dự trù và liệt kê tất cả chi phí dự kiến để đầu tư xây dựng công trình.
– Mục đích:
+ Dự tính được các khoản tiền phải chi trước cho các hạng mục, giúp nhà đầu tư chuẩn bị tốt khâu huy động vốn.
+ Khi dự toán được chi phí thì nhà đầu tư dễ dàng lựa chọn nhà thầu nào cho phù hợp và tiết kiệm được kinh phí.
+ Thông qua các bảng dự toán đã lập, nhà đầu tư có căn cứ xem xét phí tổn và giá trị của công trình được xác định từ đây. Đây cũng chính là tài liệu cần lưu trong bộ hồ sơ sau này quyết toán khi công trình hoàn thành.
+ Căn cứ các con số dự tính được, nhà đầu tư sẽ lên kế hoạch đầu tư và cung cấp số liệu cho ngân hàng để ngân hàng tiến hành cấp vốn khi có nhu cầu vay.
+ Là cơ sở để tính toán các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật trong việc so sánh lựa chọn các phương án thiết kế xây dựng.
+ Là cơ sở cho việc ký kết hợp đồng giao nhận thầu xây lắp giữa chủ đầu tư và nhà thầu cũng như trong trong việc thanh quyết toán công trình sau khi thi công.
– Mẫu tờ trình phê duyệt đề cương và dự toán là mẫu với các nội dung và thông tin về phê duyệt đề cương và dự toán trong các trường hợp khác nhau.
Mẫu tờ trình phê duyệt đề cương và dự toán chi tiết là mẫu bản tờ trình được lập ra để trình về việc phê duyệt đề cương và dự toán chi tiết. Mẫu nêu rõ nội dung phê duyệt… Mẫu được ban hành theo Thông tư 03/2020/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và truyền thông.
2. Mẫu tờ trình phê duyệt đề cương và dự toán:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
CƠ QUAN CHỦ QUẢN
CƠ QUAN THẨM ĐỊNH
——-
…., ngày ... tháng … năm 20..
TỜ TRÌNH
Về việc phê duyệt đề cương và dự toán chi tiết
<Tên của hoạt động ứng dụng CNTT được lập đề cương và dự toán>
Kính gửi: ………………………………………
Căn cứ
Căn cứ Luật công nghệ thông tin năm 2006;
Căn cứ Nghị định số …/….NĐ-CP ngày ……… của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước;
Căn cứ
Căn cứ Nghị định số 73/2019/NĐ-CP ngày 05/9/2019 của Chính phủ quy định quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước;
Căn cứ Thông tư số …./2020/TT-BTTTT ngày ………………… của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về lập đề cương và dự toán chi tiết đối với hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng kinh phí chi thường xuyên thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước;
Các căn cứ pháp lý khác có liên quan,
<Cơ quan, đơn vị> trình phê duyệt đề cương và dự toán chi tiết <Tên của hoạt động ứng dụng CNTT được lập đề cương và dự toán> với các nội dung chính sau:
1. Đơn vị sử dụng ngân sách:
2. Tổ chức, đơn vị lập (hoặc tư vấn lập) đề cương và dự toán chi tiết:
3. Mục tiêu, quy mô:
4. Tóm tắt giải pháp kỹ thuật, công nghệ và các nội dung ứng dụng công nghệ thông tin chủ yếu:
– Giải pháp kỹ thuật, công nghệ cần tuân thủ:
– Giải pháp kỹ thuật, công nghệ cho phép đơn vị sử dụng ngân sách được thay đổi trong quá trình triển khai:
5. Kinh phí:
Tổng cộng:
Trong đó:
– Chi phí xây lắp:
– Chi phí thiết bị:
– Chi phí quản lý:
– Chi phí tư vấn:
– Chi phí khác có liên quan:
– Chi phí dự phòng:
6. Nguồn vốn:
7. Địa điểm thực hiện:
8. Thời gian thực hiện:
9. Các nội dung khác (nếu có):
Thủ trưởng cơ quan, đơn vị trình
(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu)
3. Hướng dẫn làm Mẫu tờ trình phê duyệt đề cương và dự toán:
– Ghi đầy đủ các thông tin về tờ trình phê duyệt đề cương và dự toán
– Không tẩy xóa và làm sai lệch thông tịn
– Thủ trưởng cơ quan phê duyệt (Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu)
4. Một số quy đinh của pháp luật về phê duyệt đề cương và dự toán:
Căn cứ vào Thông tư Số: 03/2020/TT-BTTTT Quy định về lập đề cương và dự toán chi tiết đối với hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng kinh phí chi thường xuyên thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước quy định:
4.1. Thẩm quyền thẩm định, phê duyệt đề cương và dự toán:
1. Thẩm quyền phê duyệt đề cương và dự toán chi tiết.
Thẩm quyền phê duyệt đề cương và dự toán chi tiết được xác định căn cứ theo các quy định của pháp luật về thẩm quyền, phân cấp thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan, đơn vị.
2. Thẩm quyền thẩm định đề cương và dự toán chi tiết.
a) Người có thẩm quyền phê duyệt đề cương và dự toán chi tiết thành lập hội đồng thẩm định hoặc giao cho đơn vị chuyên môn trực thuộc làm đầu mối thẩm định (gọi chung là đơn vị đầu mối thẩm định);
b) Đối với đề cương và dự toán chi tiết thuộc thẩm quyền phê duyệt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp hoặc theo phân cấp thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ tại địa phương, đơn vị thẩm định về phương án, giải pháp kỹ thuật, công nghệ là đơn vị chuyên môn về công nghệ thông tin trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
c) Đối với đề cương và dự toán chi tiết thuộc thẩm quyền phê duyệt của người có thẩm quyền tại các bộ, cơ quan trung ương, đơn vị thẩm định về phương án, giải pháp kỹ thuật, công nghệ là đơn vị chuyên môn về công nghệ thông tin trực thuộc người có thẩm quyền phê duyệt đề cương và dự toán chi tiết;
d) Trường hợp đơn vị có thẩm quyền thẩm định quy định tại điểm b, c khoản này đồng thời là đơn vị sử dụng ngân sách, đơn vị có thẩm quyền thẩm định quy định tại điểm b, c khoản này thành lập hội đồng thẩm định hoặc người có thẩm quyền phê duyệt đề cương và dự toán chi tiết có thể giao cho đơn vị chuyên môn trực thuộc thẩm định.
Như vậy, quyết định phê duyệt đề cương và dự toán cần đúng Thẩm quyền thẩm định, phê duyệt đề cương và dự toán, Thẩm quyền phê duyệt đề cương và dự toán chi tiết được xác định căn cứ theo các quy định của pháp luật về thẩm quyền, phân cấp thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan, đơn vị. Những trường hợp sai thẩm quyền sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
4.2. Trình tự thẩm định, phê duyệt đề cương và dự toán:
Tại Điều 7. Trình tự thẩm định, phê duyệt đề cương và dự toán chi tiết
1. Thời gian thẩm định đề cương và dự toán chi tiết
a) Thời gian thẩm định đề cương và dự toán chi tiết tối đa là 15 ngày làm việc kể từ ngày đơn vị đầu mối thẩm định nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ và không bao gồm thời gian bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ;
b) Thời gian thẩm định đề cương và dự toán chi tiết bao gồm thời gian lấy ý kiến thẩm định của đơn vị chuyên môn về công nghệ thông tin theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư này và thời gian lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân quy định tại điểm c khoản 2 Điều này (nếu có);
c) Trường hợp cần yêu cầu bổ sung hoặc giải trình thêm về nội dung đề cương và dự toán chi tiết, trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, đơn vị đầu mối thẩm định có văn bản yêu cầu đơn vị sử dụng ngân sách bổ sung hoặc giải trình. Thời gian thẩm định được tính từ khi có đầy đủ hồ sơ hợp lệ.
2. Trình tự thẩm định đề cương và dự toán chi tiết
a) Đơn vị đầu mối thẩm định tổ chức thẩm định đề cương và dự toán chi tiết theo các nội dung quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Đơn vị đầu mối thẩm định lấy ý kiến thẩm định về phương án, giải pháp kỹ thuật, công nghệ của đơn vị có thẩm quyền quy định lại khoản 2 Điều 6 Thông tư này;
c) Trong quá trình thẩm định, tùy theo tính chất phức tạp của từng công việc và nội dung chi, đơn vị đầu mối thẩm định có thể lấy ý kiến bằng văn bản hoặc tổ chức hội nghị tư vấn để lấy ý kiến của các cơ quan có liên quan và ý kiến chuyên gia (nếu cần thiết).
3. Nội dung thẩm định đề cương và dự toán chi tiết
a) Nội dung thẩm định về phương án, giải pháp kỹ thuật, công nghệ.
– Sự phù hợp của việc lựa chọn phương án, giải pháp kỹ thuật, công nghệ;
– Sự phù hợp của phương án, giải pháp kỹ thuật, công nghệ với các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật được áp dụng và các yêu cầu cơ bản về chức năng, tính năng kỹ thuật;
– Sự phù hợp của phương án, giải pháp kỹ thuật, công nghệ trong việc kết nối, liên thông, chia sẻ dữ liệu với các hệ thống hạ tầng kỹ thuật, phần mềm, cơ sở dữ liệu liên quan (nếu có).
b) Sự phù hợp của việc áp dụng, vận dụng các định mức, đơn giá, các chế độ, chính sách có liên quan và các khoản mục chi phí đã quy định có liên quan đến các chi phí nêu tại dự toán chi tiết;
c) Sự phù hợp giữa khối lượng thuyết minh nêu trong đề cương với khối lượng trong dự toán chi tiết;
d) Các nội dung khác của đề cương và dự toán chi tiết theo quy định tại Điều 4 và Điều 5 của Thông tư này.
4. Đơn vị đầu mối thẩm định được phép thuê tổ chức, cá nhân có năng lực, kinh nghiệm thực hiện thẩm tra đề cương và dự toán chi tiết để làm cơ sở thẩm định. Kết quả thẩm định được thể hiện bằng văn bản theo mẫu tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này. Văn bản kết quả thẩm định được dùng làm cơ sở cho bước xem xét, phê duyệt đề cương và dự toán chi tiết. Quyết định phê duyệt đề cương và dự toán chi tiết theo mẫu tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
5. Việc phê duyệt đề cương và dự toán chi tiết được thực hiện đồng thời, không tách riêng đề cương với dự toán chi tiết. Thời gian phê duyệt đề cương và dự toán chi tiết không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày người có thẩm quyền phê duyệt đề cương và dự toán chi tiết nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Căn cứ như trên, Muốn làm Tờ trình phê duyệt đề cương và dự toán phải theo Trình tự thẩm định, phê duyệt đề cương và dự toán theo quy định, Nội dung thẩm định đề cương và dự toán phải phù hợp, Đơn vị đầu mối thẩm định được phép thuê tổ chức, cá nhân có năng lực, kinh nghiệm thực hiện thẩm tra đề cương và dự toán chi tiết để làm cơ sở thẩm định và Việc phê duyệt đề cương và dự toán chi tiết được thực hiện đồng thời, không tách riêng đề cương với dự toán chi tiết
Cơ sở pháp lý: Thông tư Số: 03/2020/TT-BTTTT Quy định về lập đề cương và dự toán chi tiết đối với hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng kinh phí chi thường xuyên thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước.