Đối với các chủ trương đầu tư dự án xây dựng nhà ở thì cần dược chấp thuận chủ trương đầu tư dự án xây dựng nhà ở theo quy định của pháp luật. Vậy để được chấp thuận chủ trương đầu tư dự án xây dựng nhà ở thì cân làm gì?
Mục lục bài viết
- 1 1. Mẫu tờ trình đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư dự án xây dựng nhà ở là gì?
- 2 2. Mẫu tờ trình đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư dự án xây dựng nhà ở:
- 3 3. Hướng dẫn làm Mẫu tờ trình đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư dự án xây dựng nhà ở:
- 4 4. Một số quy định của pháp luật về chấp thuận chủ trương đầu tư dự án xây dựng nhà ở:
1. Mẫu tờ trình đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư dự án xây dựng nhà ở là gì?
– Dự án đầu tư xây dựng nhà ở là ổng hợp các đề xuất có liên quan đến việc sử dụng vốn để xây dựng mới nhà ở, các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội phục vụ nhu cầu ở hoặc để cải tạo, sửa chữa nhà ở trên một địa điểm nhất định.
– Chủ trương đầu tư là quyết định của cấp có thẩm quyền về các nội dung chủ yếu của chương trình, dự án đầu tư, nhằm làm căn cứ để lập, trình, phê duyệt quyết định đầu tư chương trình, dự án đầu tư, quyết định phê duyệt về báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư công.
– Chủ đầu tư phải là người có đủ khả năng để tổ chức tư vấn và quản lý mọi mặt của dự án thay cho người quyết định đầu tư. Do vậy, nếu chủ đầu tư không có đủ năng lực thì sẽ bị sa thải ngay lập tức Bên cạnh đó, chủ đầu tư cũng là người trực tiếp thực hiện việc giám sát công trình. Đồng thời, thường xuyên kiểm tra công tác thiết kế, tiêu chuẩn thi công.
– Tờ trình đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư dự án xây dựng nhà ở là mẫu với các nội dung và thông tin về đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư dự án xây dựng nhà ở
Mẫu tờ trình đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư dự án xây dựng nhà ở của Bộ Xây dựng là mẫu bản tờ trình được lập ra để đề nghị về việc chấp thuận chủ trương đầu tư dự án xây dựng nhà ở. Mẫu nêu rõ nội dung đề nghị… Mẫu được ban hành theo Văn bản hợp nhất 03/VBHN-BXD của Bộ Xây dựng.
2. Mẫu tờ trình đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư dự án xây dựng nhà ở:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
BỘ XÂY DỰNG
——-
Số: ….
., ngày … tháng … năm …
TỜ TRÌNH
Đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư dự án xây dựng nhà ở
Kính gửi: Thủ tướng Chính phủ
– Căn cứ
– Căn cứ
– Căn cứ văn bản số….ngày….tháng….năm…. của Ủy ban nhân dân tỉnh……….kèm theo hồ sơ đề nghị Bộ Xây dựng thẩm định và báo cáo Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư dự án (tên dự án) ……….
– Căn cứ ý kiến góp ý của các cơ quan liên quan (nếu có): ……..
– Trên cơ sở xem xét hồ sơ gửi kèm văn bản số……..ngày….của Ủy ban nhân dân tỉnh…………….
Bộ Xây dựng đã tổ chức thẩm định chủ trương đầu tư dự án và báo cáo kết quả như sau:
1. Tên dự án:
2. Mục tiêu đầu tư:
3. Địa Điểm xây dựng:
4. Quy mô dự án:
5. Diện tích sử dụng đất của dự án:
6. Quy mô dân số:
7. Hệ số sử dụng đất:
8. Mật độ xây dựng:
9. Tổng số lượng nhà ở của dự án là:……..căn, với tổng diện tích sàn xây dựng là:……..m2 và tỷ lệ các loại nhà (bao gồm nhà ở riêng lẻ, nhà biệt thự, căn hộ chung cư), cụ thể như sau………………….
10. Phương án tiêu thụ sản phẩm:
11. Các công trình hạ tầng kỹ thuật:
12. Các công trình hạ tầng xã hội, bao gồm:
a) Công trình hạ tầng xã hội do chủ đầu tư xây dựng:
b) Công trình hạ tầng xã hội do chính quyền địa phương chịu trách nhiệm xây dựng và dự kiến thời gian phải hoàn thành việc xây dựng các công trình:
13. Khu vực để xe công cộng và để xe cho hộ gia đình, cá nhân:
14. Diện tích đất dành để xây dựng nhà ở xã hội hoặc diện tích sàn xây dựng nhà ở dành để làm nhà ở xã hội………m2 (nếu có):
15. Thời gian thực hiện dự án (phân giai đoạn đầu tư):
16. Những đề xuất ưu đãi của Nhà nước:
17. Trách nhiệm của chính quyền địa phương:
18. Những vấn đề khác có liên quan:
Bộ Xây dựng báo cáo và đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, chấp thuận chủ trương đầu tư dự án xây dựng nhà ở nêu trên.
Nơi nhận:
– Như trên;
– UBND, Sở Xây dựng tỉnh….
– Nhà đầu tư (nếu có);
– Lưu: ……….
Bộ trưởng Bộ Xây dựng
(Ký tên, đóng dấu)
3. Hướng dẫn làm Mẫu tờ trình đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư dự án xây dựng nhà ở:
– Ghi đầy đủ các thông tin trong mẫu đề nghị chấp thuận chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở
– Ghi tên nhà đầu tư được công nhận làm chủ đầu tư dự án
– Bộ trưởng Bộ Xây dựng (Ký tên, đóng dấu)
4. Một số quy định của pháp luật về chấp thuận chủ trương đầu tư dự án xây dựng nhà ở:
căn cứ vào Văn bản hợp nhất 03/VBHN-BXD của Bộ Xây dựng về Hướng dẫn thực hiện một số nội dung của luật nhà ở và nghị định số 99/2015/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2015 của chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật nhà ở
4.1. Trình tự, thủ tục đề nghị Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư dự án xây dựng nhà ở:
Tại Điều 4. Trình tự, thủ tục đề nghị Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư dự án xây dựng nhà ở
Trình tự, thủ tục đề nghị Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư đối với dự án xây dựng nhà ở quy định tại khoản 4 Điều 9 của Nghị định số 99/2015/NĐ-CP được thực hiện như sau:
1. Trường hợp chưa xác định được nhà đầu tư thì thực hiện theo quy định như sau:
a) Sở Xây dựng nơi có dự án chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan lập 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều 10 của Nghị định số 99/2015/NĐ-CP và có tờ trình theo mẫu hướng dẫn tham khảo tại phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư này gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để đề nghị Bộ Xây dựng thẩm định; nội dung liên quan đến quy hoạch xây dựng và quy hoạch đô thị. Mẫu văn bản đề nghị Bộ Xây dựng thẩm định thực hiện theo hướng dẫn tham khảo tại phụ lục số 03 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bộ Xây dựng thực hiện thẩm định và có tờ trình báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, chấp thuận chủ trương đầu tư dự án theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 10 của Nghị định số 99/2015/NĐ-CP ; tờ trình gửi Thủ tướng Chính phủ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư dự án xây dựng nhà ở thực hiện theo mẫu hướng dẫn tham khảo tại phụ lục số 04 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Trường hợp đã có nhà đầu tư thì thực hiện theo quy định sau:
a) Nhà đầu tư nộp 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều 10 của Nghị định số 99/2015/NĐ-CP tại Sở Xây dựng nơi có dự án; nội dung liên quan đến quy hoạch, bản vẽ quy hoạch trong hồ sơ thực hiện theo quy định của pháp luật về quy hoạch xây dựng và quy hoạch đô thị;
b) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư, Sở Xây dựng có trách nhiệm gửi hồ sơ lấy ý kiến của các cơ quan nhà nước có liên quan về dự án. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ lấy ý kiến, cơ quan được lấy ý kiến phải có văn bản trả lời về những nội dung thuộc phạm vi quản lý nhà nước của mình liên quan đến dự án gửi Sở Xây dựng;
c) Trong thời hạn 25 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư, Sở Xây dựng có tờ trình kèm theo hồ sơ, gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để đề nghị Bộ Xây dựng thẩm định. Mẫu văn bản đề nghị Bộ Xây dựng thẩm định thực hiện theo hướng dẫn tham khảo tại phụ lục số 03 ban hành kèm theo Thông tư này;
d) Bộ Xây dựng thực hiện thẩm định và có tờ trình báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, chấp thuận chủ trương đầu tư dự án theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 10 của Nghị định số 99/2015/NĐ-CP ; tờ trình gửi Thủ tướng Chính phủ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư dự án xây dựng nhà ở thực hiện theo mẫu hướng dẫn tham khảo tại phụ lục số 04 ban hành kèm theo Thông tư này.
Như vậy, Muốn được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư dự án xây dựng nhà ở thì cần thực hiện Trình tự, thủ tục đề nghị Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư dự án xây dựng nhà ở theo quy định của pháp luật và lưu ý về các Trường hợp đã có nhà đầu tư thì thực hiện theo quy định, Bộ Xây dựng thực hiện thẩm định và có tờ trình báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, chấp thuận chủ trương đầu tư dự án theo quy định của pháp luật.
4.2. Trình tự, thủ tục đề nghị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư dự án xây dựng nhà ở:
Tại Điều 5. Trình tự, thủ tục đề nghị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư dự án xây dựng nhà ở
1. Trình tự, thủ tục đề nghị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư đối với dự án xây dựng nhà ở quy định tại Khoản 5 Điều 9 của Nghị định số 99/2015/NĐ-CP được thực hiện như sau:
a) Trường hợp chưa xác định được nhà đầu tư thì thực hiện theo quy định sau:
– Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các cơ quan nhà nước có liên quan lập 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều 10 của Nghị định số 99/2015/NĐ-CP trình Ủy ban nhân dân tỉnh để xin ý kiến của Hội đồng nhân dân cùng cấp; nội dung liên quan đến quy hoạch, bản vẽ quy hoạch trong hồ sơ thực hiện theo quy định của pháp luật về quy hoạch xây dựng và quy hoạch đô thị;
– Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến của Hội đồng nhân dân cùng cấp, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư dự án theo mẫu hướng dẫn tham khảo tại phụ lục số 05 ban hành kèm theo Thông tư này; trường hợp không chấp thuận chủ trương đầu tư thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho Sở Xây dựng biết.
b) Trường hợp đã có nhà đầu tư thì thực hiện theo quy định sau:
– Nhà đầu tư nộp 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều 10 của Nghị định số 99/2015/NĐ-CP tại Sở Xây dựng nơi có dự án; nội dung liên quan đến quy hoạch, bản vẽ quy hoạch trong hồ sơ thực hiện theo quy định của pháp luật về quy hoạch xây dựng và quy hoạch đô thị;
– Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư, Sở Xây dựng có trách nhiệm gửi hồ sơ lấy ý kiến của các cơ quan nhà nước có liên quan về dự án. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan được lấy ý kiến phải có văn bản trả lời về những nội dung thuộc phạm vi quản lý nhà nước của mình liên quan đến dự án gửi Sở Xây dựng;
– Trong thời hạn 25 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư, Sở Xây dựng có tờ trình gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để xin ý kiến Hội đồng nhân dân cùng cấp;
– Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến đồng ý của Hội đồng nhân dân cùng cấp, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư dự án theo mẫu hướng dẫn tham khảo tại phụ lục số 05 ban hành kèm theo Thông tư này; trường hợp không chấp thuận chủ trương đầu tư thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho Sở Xây dựng và nhà đầu tư biết.
2. Trình tự, thủ tục đề nghị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư đối với dự án xây dựng nhà ở quy định tại khoản 6 Điều 9 của Nghị định số 99/2015/NĐ-CP được thực hiện như sau:
a) Trường hợp chưa xác định được nhà đầu tư thì thực hiện theo quy định sau:
– Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các cơ quan nhà nước có liên quan lập 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều 10 của Nghị định số 99/2015/NĐ-CP trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, chấp thuận chủ trương đầu tư dự án; nội dung liên quan đến quy hoạch, bản vẽ quy hoạch trong hồ sơ gửi kèm được thực hiện theo quy định của pháp luật về quy hoạch xây dựng và quy hoạch đô thị;
– Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được tờ trình kèm theo hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư dự án của Sở Xây dựng, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư dự án theo mẫu hướng dẫn tham khảo tại phụ lục số 05 ban hành kèm theo Thông tư này; trường hợp không chấp thuận chủ trương đầu tư thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho Sở Xây dựng biết.
b) Trường hợp đã có nhà đầu tư thì thực hiện theo quy định sau:
– Nhà đầu tư nộp 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều 10 của Nghị định số 99/2015/NĐ-CP tại Sở Xây dựng nơi có dự án; nội dung liên quan đến quy hoạch, bản vẽ quy hoạch trong hồ sơ thực hiện theo quy định của pháp luật về quy hoạch xây dựng và quy hoạch đô thị;
– Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư, Sở Xây dựng có trách nhiệm gửi hồ sơ lấy ý kiến của các cơ quan nhà nước có liên quan về dự án. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ lấy ý kiến, cơ quan được lấy ý kiến phải có văn bản trả lời về những nội dung thuộc phạm vi quản lý nhà nước của mình liên quan đến dự án gửi Sở Xây dựng;
– Trong thời hạn 25 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư, Sở Xây dựng có tờ trình kèm theo hồ sơ gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, chấp thuận chủ trương đầu tư dự án;
– Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được tờ trình kèm theo hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư dự án của Sở Xây dựng, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư dự án theo mẫu hướng dẫn tham khảo tại phụ lục số 05 ban hành kèm theo Thông tư này; trường hợp không chấp thuận chủ trương đầu tư thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho Sở Xây dựng và nhà đầu tư biết.
Như vậy, Đối với trường hợp Muốn được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư dự án xây dựng nhà ở thì cần thực hiện Trình tự, thủ tục đề nghị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư đối với dự án xây dựng nhà ở quy định, và lưu ý các trường hợp chưa xác định được nhà đầu tư thì thực hiện theo quy định và các Trường hợp đã có nhà đầu tư thì thực hiện theo quy của pháp luật như trên.
Căn cứ pháp lý: Văn bản hợp nhất 03/VBHN-BXD của Bộ Xây dựng về Hướng dẫn thực hiện một số nội dung của luật nhà ở và nghị định số 99/2015/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2015 của chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật nhà ở.