Khi ở đơn vị, cơ quan mà những chức vụ do người giữ chức sắp hết thời hạn đảm nhiệm chức vụ hoặc do đảm nhiệm chức vụ không tốt thì đơn vị sẽ đề nghị bổ nhiệm người giữ chức vụ mới hoặc bổ nhiệm lại. Vậy, bổ nhiệm giữ chức vụ như giám đốc, hiệu trưởng được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mẫu tờ trình đề nghị bổ nhiệm giữ chức vụ hiệu trưởng, giám đốc là gì?
Giám đốc được hiểu là người điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty, chịu sự giám sát của hội đồng quản trị và chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị cũng như chịu trách nhiệm trước pháp luật. Thông thường, một công ty sẽ có một ban giám đốc, trong ban giám đốc có nhiều giám đốc thực hiện các chức năng khác nhau, tham gia quản lý, dẫn dắt một khu vực cụ thể trong công ty.
Hiệu trưởng là người được bổ nhiệm vào ngạch công chức, chức vụ, chức danh trong biên chế giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập.
Mẫu tờ trình đề nghị bổ nhiệm giữ chức vụ hiệu trưởng, giám đốc là mẫu tờ trình được gửi tới cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm chức vụ Hiệu trưởng, Giám đốc khi xét thấy có các căn cứ bổ nhiệm vị trí này. Trong mẫu tờ trình có nêu tóm tắt về chức năng, nhiệm vụ của các chức vụ này và năng lực đảm nhiệm nhiệm vụ của người được bổ nhiệm
Mẫu tờ trình đề nghị bổ nhiệm giữ chức vụ hiệu trưởng, giám đốc là mẫu tờ trình được lập ra với mục đích gửi đến cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm các chức vụ này để chứng minh năng lực đảm nhiệm cức vụ của người được bổ nhiệm và sử dụng mẫu này để bổ nhiệm các chức vụ còn thiếu trong đơn vị.
2. Mẫu tờ trình đề nghị bổ nhiệm giữ chức vụ hiệu trưởng, giám đốc:
Nội dung cơ bản của mẫu tờ trình đề nghị về việc bổ nhiệm giữ chức vụ hiệu trưởng, giám đốc trường nghề như sau:
(1)
(2)
Số: ……../………
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————–
……, ngày…tháng…năm…
TỜ TRÌNH
V/v đề nghị bổ nhiệm đ/c ………… giữ chức hiệu trưởng/giám đốc
Kính gửi: [tên người có thẩm quyền bổ nhiệm hiệu trưởng/giám đốc]
I. Nêu nhu cầu bổ nhiệm hiệu trưởng/giám đốc; tóm tắt về việc thực hiện quy trình nhân sự và căn cứ vào quy hoạch cán bộ, tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm hiệu trưởng/giám đốc để đề xuất giới thiệu nhân sự cụ thể.
– Chức năng, nhiệm vụ, khối lượng công việc được giao, định hướng phát triển của trường/trung tâm:
– Nhu cầu cán bộ đáp ứng yêu cầu của trường/trung tâm (nêu rõ lý do cần thiết phải bổ nhiệm hiệu trưởng/giám đốc).
– Ý kiến của cơ quan có thẩm quyền về việc phê duyệt chủ trương bổ nhiệm.
II. Căn cứ vào tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm hiệu trưởng/giám đốc và kết quả thực hiện quy trình bổ nhiệm hiệu trưởng trường/giám đốc trung tâm……… đề nghị [người có thẩm quyền bổ nhiệm hiệu trưởng/giám đốc]…… xem xét, bổ nhiệm ông/bà…… giữ chức vụ hiệu trưởng trường/giám đốc trung tâm .
Tóm tắt về nhân sự đề nghị bổ nhiệm:
– Họ và tên:
– Ngày, tháng, năm sinh:
– Quê quán:…….., Dân tộc:
– Chức vụ đảng, chính quyền, đoàn thể:
– Đơn vị hiện đang công tác:
– Trình độ văn hoá, trình độ học vấn, học hàm, học vị, trình độ lý luận chính trị, ngoại ngữ, tin học…….):
Tóm tắt quá trình công tác:
TT | Từ tháng năm | Đến tháng năm | Chức danh, chức vụ, đơn vị công tác (đảng, chính quyền, đoàn thể, tổ chức xã hội), kể cả thời gian được đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, … |
+ | …… | ……. | … |
+ | …… | ……. | … |
– Tóm tắt nhận xét, đánh giá ưu, khuyết điểm, mặt mạnh, mặt yếu của hiệu trưởng/giám đốc đề nghị bổ nhiệm:
+ Phẩm chất chính trị, đạo đức, tác phong, lối sống:
+ Năng lực công tác:
+ Tóm tắt ưu điểm, khuyết điểm, mặt mạnh, mặt yếu:
– Kết quả lấy phiếu tín nhiệm:
+ Hội nghị cán bộ chủ chốt của trường/trung tâm: Số phiếu đồng ý……..phiếu/…….phiếu (…….%). Số phiếu không đồng ý: ……phiếu/……phiếu (…%).
+ Hội nghị liên tịch của trường, trung tâm: Số phiếu đồng ý……..phiếu/…….phiếu (…….%). Số phiếu không đồng ý: ……phiếu/……phiếu (…%). (Hồ sơ hồ sơ đề nghị bổ nhiệm kèm theo)
Trường, trung tâm…..đề nghị [tên cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm hiệu trưởng/giám đốc…….. xem xét,
Nơi nhận:
– Như trên;
– ……;
– Lưu VT, ….
NGƯỜI ĐẠI DIỆN(3)
(ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
(1) Tên cơ quan quản lý trực tiếp trường/trung tâm.
(2) Tên trường/trung tâm đề nghị bổ nhiệm hiệu trưởng/giám đốc.
(3) Chức danh người đại diện lãnh đạo trường/trung tâm đề nghị bổ nhiệm hiệu trưởng/giám đốc.
3. Hướng dẫn lập tờ trình đề nghị bổ nhiệm giữ chức vụ hiệu trưởng, giám đốc:
(1) Tên cơ quan quản lý trực tiếp trường/trung tâm.
(2) Tên trường/trung tâm đề nghị bổ nhiệm hiệu trưởng/giám đốc.
– Quốc hiệu và tiêu ngữ
– Tên mẫu tờ trình: Mẫu tờ trình đề nghị bổ nhiệm giữ chức vụ hiệu trưởng, giám đốc mới nhất
– Giới thiệu nhân sự cụ thể
– Tóm tắt về nhân sự đề nghị bổ nhiệm: Tên, tuổi, năm sinh, quê quán, đơn vị công tác,…
(3) Chức danh người đại diện lãnh đạo trường/trung tâm đề nghị bổ nhiệm hiệu trưởng/giám đốc.
– Ký tên xác nhận
4. Một số quy định khác liên quan:
4.1. Tiêu chuẩn của hiệu trưởng:
Căn cứ Khoản 3 Điều 11 Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT thì hiệu trưởng và phó hiệu trưởng phải đạt các tiêu chuẩn như sau:
– Về trình độ đào tạo và thời gian công tác:
+ Đạt trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo theo quy định của
+ Dạy học ít nhất 05 năm (hoặc 04 năm đối với miền núi, hải đảo, vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn) ở cấp học đó.
– Đạt tiêu chuẩn quy định tại chuẩn hiệu trưởng trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học theo quy định chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
Chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông được quy tại Chương II Thông tư 14/2018/TT-BGDĐT bao gồm:
– Tiêu chuẩn 1:
Phẩm chất nghề nghiệp: Đạo đức nghề nghiệp; Tư tưởng đổi mới trong lãnh đạo, quản trị nhà trường; Năng lực phát triển chuyên môn, nghiệp vụ bản thân.
– Tiêu chuẩn 2:
Quản trị nhà trường: Tổ chức xây dựng kế hoạch phát triển nhà trường; Quản trị hoạt động dạy học, giáo dục học sinh; Quản trị nhân sự nhà trường; Quản trị tổ chức, hành chính nhà trường; Quản trị tài chính nhà trường; Quản trị cơ sở vật chất, thiết bị và công nghệ trong dạy học, giáo dục học sinh của nhà trường; Quản trị chất lượng giáo dục trong nhà trường.
– Tiêu chuẩn 3:
Xây dựng môi trường giáo dục: Xây dựng văn hóa nhà trường; Thực hiện dân chủ cơ sở trong nhà trường; Xây dựng trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường.
– Tiêu chuẩn 4:
Phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình, xã hội: Phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội để thực hiện hoạt động dạy học cho học sinh; Phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội để thực hiện giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh; Phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội trong huy động và sử dụng nguồn lực để phát triển nhà trường.
– Tiêu chuẩn 5:
Sử dụng ngoại ngữ và công nghệ thông tin: Sử dụng ngoại ngữ; Ứng dụng công nghệ thông tin.
Nhiệm kỳ của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trường trung học là 05 năm. Sau mỗi năm học, hiệu trưởng, phó hiệu trưởng được viên chức, nhân viên, người lao động trong trường góp ý và cấp có thẩm quyền đánh giá theo quy định. Hiệu trưởng công tác tại một trường trung học công lập không quá hai nhiệm kỳ liên tiếp.
Như vậy, bổ nhiệm chức vụ Hiệu trưởng phải được dựa trên những tiêu chuẩn mà pháp luật đã quy định như người đó phải được đào tạo chuyên môn, phải đáp ứng phẩm chất nghề nghiệp của người lãnh đạo, có tư tưởng Hồ Chí Minh, biết cách xây dựng đường lối, xây dựng môi trường giáo dục. Tổ chức, lãnh đạo các tổ, bộ phận của nhà trường một cách chặt chẽ và phải là người biết sử dụng tiếng anh và tin học.
4.2. Tiêu chuẩn bổ nhiệm Giám đốc:
Thứ nhất, về chính trị, tư tưởng
– Có tinh thần yêu nước; tận tụy phục vụ nhân dân, trung thành với lợi ích của Đảng, Nhà nước, dân tộc và nhân dân Việt Nam.
– Có lập trường, bản lĩnh chính trị vững vàng; kiên định chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, đường lối đổi mới của Đảng; kiên quyết đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị.
– Tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, chấp hành nghiêm đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, sự phân công của tổ chức và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.
Thứ hai, về đạo đức, lối sống, ý thức tổ chức kỷ luật
– Có phẩm chất đạo đức tốt, gương mẫu; cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; công bằng, chính trực; có lối sống giản dị, lành mạnh, trung thực, khiêm tốn, nói đi đôi với làm.
– Có tinh thần đoàn kết, xây dựng, dân chủ; kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, quan liêu, lãng phí, chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa cơ hội, thực dụng, bè phái, lợi ích nhóm.
– Có trách nhiệm với công việc; ứng xử văn hóa, lịch sự.
– Có tinh thần học hỏi, thường xuyên học tập, rèn luyện, trau dồi phẩm chất chính trị, đạo đức, chuyên môn, nghiệp vụ.
– Thực hiện nghiêm các nguyên tắc, quy định, kỷ luật, kỷ cương của tổ chức.
Thứ ba, về năng lực và uy tín
– Có năng lực quản lý, điều hành, phối hợp công tác; có tư duy đổi mới; có tầm nhìn.
– Có phương pháp làm việc khoa học, có năng lực tham mưu, tổng hợp, phân tích, dự báo; có khả năng hoạch định chính sách, mục tiêu, chiến lược, kế hoạch.
– Có năng lực thực tiễn, nắm chắc tình hình thực tế của cơ quan, đơn vị, ngành, lĩnh vực phụ trách để cụ thể hóa và tổ chức thực hiện có hiệu quả các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
– Có trách nhiệm, năng động, sáng tạo trong giải quyết công việc, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm; có khả năng chịu được áp lực cao trong công việc.
– Có khả năng quy tụ, phát huy sức mạnh tập thể, cá nhân.
Có khả năng áp dụng và chỉ đạo thực hiện việc ứng dụng công nghệ thông tin để cải tiến và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác.
– Được cấp trên/cấp dưới, cán bộ, công chức, viên chức trong đơn vị tin tưởng, tín nhiệm.
Thứ tư, về hiểu biết
– Nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của nhà nước; định hướng phát triển, chiến lược, chính sách của ngành Thông tin và Truyền thông.
– Hiểu biết sâu về ngành, về tình hình và xu thế phát triển ngành Thông tin và Truyền thông ở trong nước và thế giới; nắm vững nhiệm vụ quản lý nhà nước của Sở Thông tin và Truyền thông và nghiệp vụ quản lý trong lĩnh vực thông tin và truyền thông.
– Am hiểu tình hình chính trị, kinh tế – xã hội của địa phương, đất nước, các nước trong khu vực và trên thế giới.
Như vậy, việc bổ nhiệm giám đốc cần phải bảo đảm các tiêu chí về mặt chung như là người phải có tư tưởng, chính trị theo chủ trương của Đảng, về đạo đức, lối sống, ý thức tổ chức kỷ luật. Người có trí óc sáng tạo, làm việc khoa học, có năng lực tham mưu, có trách nhiệm, năng động, sáng tạo và năng lực tham mưu tốt cho doanh nghiệp bởi đây là chức danh dứng đầu, người được bổ nhiệm chức danh này bắt buộc phải có các tiêu chí đó.