Trước khi thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, chủ nhãn hiệu thông thường sẽ cần biết những thông tin cơ bản liên quan đến nhãn hiệu đó. Dưới đây là mẫu tờ khai yêu cầu tra cứu nhãn hiệu trước khi đăng ký có thể tham khảo.
Mục lục bài viết
1. Mẫu tờ khai yêu cầu tra cứu nhãn hiệu trước khi đăng ký:
YÊU CẦU TRA CỨU NHÃN HIỆU Kính gửi: Cục Sở hữu trí tuệ | DẤU NHẬN ĐƠN (Dành cho cán bộ nhận đơn) | ||
NỘI DUNG YÊU CẦU TRA CỨU | |||
Mẫu nhãn hiệu
| Các sản phẩm, dịch vụ mang nhãn hiệu: (theo từng nhóm của Bảng phân loại quốc tế các sản phẩm dịch vụ) Mô tả tóm tắt nhãn hiệu; phiên âm, dịch các ký tự đặc biệt trong nhãn hiệu: | ||
DẠNG YÊU CẦU TRA CỨU – Trùng lặp về mẫu nhãn hiệu và về sản phẩm/ dịch vụ; – Trùng lặp về mẫu nhãn hiệu nhưng không trùng về sản phẩm/ dịch vụ; – Tương tự về mẫu nhãn hiệu và trùng lặp về sản phẩm/ dịch vụ; – Tương tự về mẫu nhãn hiệu và tương tự về sản phẩm/ dịch vụ. | |||
Yêu cầu tra cứu trong các kho tư liệu sau đây: – Các nhãn hiệu được bảo hộ tại Việt Nam; – Các nhãn hiệu được bảo hộ và các đơn nhãn hiệu nộp tại Việt nam. | |||
NGƯỜI YÊU CẦU Tên đầy đủ: … Địa chỉ: … Điện thoại: … Fax: … E-mail: … | |||
TÀI LIỆU KÈM THEO Chứng từ nộp phí tra cứu (ghi rõ số chứng từ và số tiền đã nộp) | Khai tại: … ngày … tháng … năm … Chữ ký, họ tên của người yêu cầu (ghi rõ chức vụ và đóng dấu, nếu có) |
2. Quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận phải đảm bảo gì về nội dung?
Căn cứ theo quy định tại Điều 105 của Văn bản hợp nhất Luật sở hữu trí tuệ năm 2022 có quy định về yêu cầu đối với đơn đăng ký nhãn hiệu. Theo đó, đơn đăng ký nhãn hiệu sẽ cần phải được thực hiện theo quy định của pháp luật như sau:
– Tài liệu, mẫu vật, các loại giấy tờ, thông tin phục vụ cho hoạt động xác định nhãn hiệu cần được bảo hộ trong đơn đăng ký danh hiệu sẽ bao gồm:
+ Mẫu nhãn hiệu, danh mục hàng hóa, danh mục dịch vụ mang nhãn hiệu;
+ Quy chế sử dụng đối với các loại nhãn hiệu tập thể, quy chế sử dụng đối với nhãn hiệu chứng nhận.
– Theo quy định của pháp luật hiện nay, mẫu nhãn hiệu cần phải được mô tả cụ thể và chi tiết, từ đó làm rõ các yếu tố cấu thành của nhãn hiệu, làm nổi bật lên ý nghĩa tổng thể của nhãn hiệu đó. Đồng thời nếu như nhãn hiệu có từ ngữ thuộc ngôn ngữ tượng hình thì từ ngữ đó cần phải được phiên âm phù hợp với quy định của pháp luật, nếu nhãn hiệu có từ ngữ được ghi nhận bằng ngôn ngữ khác ngôn ngữ tiếng việt thì từ ngữ đó cần phải được thực hiện thủ tục dịch thuật ra tiếng Việt, nếu nhãn hiệu đó được xác định là âm thanh thì mẫu nhãn hiệu cần phải là tệp âm thanh và đồng thời cũng cần phải thể hiện dưới dạng đồ họa của âm thanh đó;
– Hàng hóa và dịch vụ nêu trong đơn đăng ký nhãn hiệu nộp tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền bắt buộc cần phải được xếp vào các nhóm phù hợp với bảng phân loại theo Thoả ước Nixo Về phân loại quốc tế về hàng hóa và dịch vụ, nhằm mục đích đăng ký nhãn hiệu tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý quyền sở hữu công nghiệp công bố;
– Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể sẽ bao gồm những nội dung cơ bản sau đây: Tên và địa chỉ cùng với căn cứ thành lập, hoạt động của tổ chức tập thể là chủ sở hữu nhãn hiệu, các tiêu chuẩn và yêu cầu để trở thành thành viên của tổ chức tập thể, danh sách các tổ chức và cá nhân được phép sử dụng nhãn hiệu, các điều kiện có thể sử dụng nhãn hiệu, các biện pháp xử lý đối với hành vi vi phạm quy định sử dụng nhãn hiệu;
– Quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận cần phải bao gồm đầy đủ các nội dung chủ yếu sau đây: Tổ chức và cá nhân được xác định là chủ sở hữu nhãn hiệu, điều kiện để có thể được sử dụng nhãn hiệu trên thực tế, tất cả các đặc tính của hàng hóa và dịch vụ được chứng nhận bởi nhãn hiệu đó;
– Phương pháp đánh giá tất cả các đặc tính đặc thù của hàng hóa và dịch vụ cùng với phương pháp kiểm soát trong quá trình sử dụng nhãn hiệu, chi phí mà người sử dụng nhãn hiệu cần phải chi trả cho việc chứng nhận và bảo vệ nhãn hiệu đó.
Theo đó thì có thể nói, quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận cần phải đảm bảo các nội dung nêu trên. Cụ thể như sau:
– Thông tin tổ chức, thông tin cá nhân được xác định là chủ sở hữu nhãn hiệu;
– Điều kiện để có thể được sử dụng nhãn hiệu chứng nhận;
– Các đặc tính của hàng hóa và dịch vụ được chứng nhận bởi nhãn hiệu;
– Phương pháp đánh giá tất cả các đặc tính của hàng hóa và dịch vụ, cùng với phương pháp kiểm soát trong quá trình sử dụng nhãn hiệu.
3. Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực bao nhiêu lâu?
Căn cứ theo quy định tại Điều 93 của Văn bản hợp nhất luật sở hữu trí tuệ năm 2022 có quy định về hiệu lực của các văn bằng bảo hộ. Cụ thể như sau:
– Văn bằng bảo hộ sẽ có hiệu lực trên toàn lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
– Bằng độc quyền sáng chế chắc có hiệu lực được tính kể từ ngày cấp, kéo dài cho đến hết hai 10 năm kể từ ngày nộp đơn tại cơ quan có thẩm quyền;
– Bằng độc quyền giải pháp hữu ích sẽ có hiệu lực được tính kể từ ngày cấp, kéo dài cho đến hết 15 năm được tính kể từ ngày nộp đơn tại cơ quan có thẩm quyền;
– Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp sẽ có hiệu lực được tính kể từ ngày cấp, kéo dài cho đến hết 05 năm được tính kể từ ngày nộp đơn tại cơ quan có thẩm quyền, bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp có thể được gia hạn 02 lần liên tiếp, tuy nhiên mỗi lần không được vượt quá 05 năm;
– Giấy chứng nhận đăng ký đối với các thiết kế bố trí mặt tích hợp bán dẫn sẽ có hiệu lực được tính kể từ ngày cấp và chấm dứt vào ngày sớm nhất trong số những ngày sau đây:
+ Kết thúc sau khoảng 10 năm được tính kể từ ngày nộp đơn;
+ Kết thúc sau khoảng 10 năm được tính kể từ ngày thiết kế bố trí được người có quyền đăng ký, hoặc người được người đó cho phép khai thác thương mại lần đầu tiên tại bất kỳ nơi nào trên thế giới;
+ Kết thúc 15 năm được tính kể từ ngày tạo ra thiết kế bố trí.
– Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu sẽ có hiệu lực được tính kể từ ngày cấp kéo dài cho đến hết 10 năm được tính kể từ ngày nộp đơn, giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, tuy nhiên mỗi lần không được vượt quá 10 năm.
Theo đó thì có thể nói, giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu là loại văn bản có hiệu lực kể từ ngày cấp, kéo dài cho đến hết 10 năm kể từ ngày nộp đơn.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất số 11/VBHN-VPQH Luật Sở hữu trí tuệ;
– Nghị định 17/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả, quyền liên quan;
– Nghị định 65/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và quản lý Nhà nước về sở hữu trí tuệ;
– Thông tư 23/2023/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định chi tiết một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ và biện pháp thi hành Nghị định 65/2023/NĐ-CP ngày 23/8/2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và quản lý Nhà nước về sở hữu trí tuệ liên quan đến thủ tục xác lập quyền sở hữu công nghiệp và bảo đảm thông tin sở hữu công nghiệp