Thực tế, người gốc Việt Nam sinh sống và làm việc ở các nước trên thế giới là rất đông, khi có nhu cầu họ có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền (của Việt Nam) xác nhận là người gốc Việt Nam. Một trong các giấy tờ bắt buộc trong hồ sơ đề nghị là tờ khai xác nhận là người gốc Việt Nam.
Mục lục bài viết
- 1 1. Tờ khai xác nhận là người gốc Việt Nam là gì?
- 2 2. Mẫu tờ khai xác nhận là người gốc Việt Nam mới nhất:
- 3 3.Hướng dẫn mẫu tờ khai xác nhận là người gốc Việt Nam:
- 4 4. Các vấn đề pháp lý về người gốc Việt Nam:
- 4.1 4.1. Chính sách đối với người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài:
- 4.2 4.2. Thẩm quyền cấp Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam:
- 4.3 4.3. Trình tự, thủ tục cấp Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam:
- 4.4 4.4. Trình tự, thủ tục giải quyết hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam:
- 4.5 4.5. Bảo hộ đối với công dân Việt Nam ở nước ngoài:
1. Tờ khai xác nhận là người gốc Việt Nam là gì?
Tờ khai xác nhận là người gốc Việt Nam là văn bản do cá nhân gửi tới cơ quan có thẩm quyền nhằm đề nghị cấp giấy xác giấy có quốc tịch Việt Nam.
Tờ khai xác nhận là người gốc Việt Nam là căn cứ để cơ quan có thẩm quyền nắm bắt được số lượng, cũng là cơ sở để cơ quan có thẩm quyền phát sinh nghĩa vụ xem xét, đánh giá và quyết định cấp giấy xác nhận có quốc tịch Việt Nam.
2. Mẫu tờ khai xác nhận là người gốc Việt Nam mới nhất:
Ảnh 4×6
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
………, ngày ……… tháng ……… năm ……….
TỜ KHAI XÁC NHẬN CÓ QUỐC TỊCH VIỆT NAM
Kính gửi:…. (tên cơ quan tiếp nhận, giải quyết hồ sơ)
Họ và tên người yêu cầu: …………. Giới tính: ………
Ngày, tháng, năm sinh: ……
Nơi sinh: …………
Địa chỉ cư trú: ………
Nơi thường trú tại Việt Nam trước khi xuất cảnh (nếu có): ………
Quốc tịch nước ngoài (nếu có): …………
Giấy chứng minh nhân dân/Hộ chiếu/Giấy tờ có giá trị thay thế: ……
số ………., cấp ngày ……… tháng ……. năm ….…………
tại ………
Giấy tờ chứng minh hiện nay đang có quốc tịch Việt Nam kèm theo:
1) ……………
2) ……………
3) ……………
4) ……………
5) …………
Đề nghị Quý Cơ quan cấp Giấy xác nhận có quốc tịch Việt Nam.
Tôi cam đoan những lời khai trên đây là đúng sự thật và xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về lời khai của mình./.
NGƯỜI KHAI
(ký, ghi rõ họ, tên)
3.Hướng dẫn mẫu tờ khai xác nhận là người gốc Việt Nam:
Người viết tờ khai ghi địa danh, ngày tháng năm làm tờ khai.
Ở phần kính gửi, người viết tờ khai xác định đúng cơ quan có thẩm quyền, phụ thuộc vào nơi cư trú.
Người yêu cầu ghi các thông tin cá nhân bao gồm họ tên, ngày sinh, nơi sinh, địa chỉ cư trú, giấy chứng minh nhân dân, ngày cấp, nơi cấp và các giấy tờ chứng minh. Thông tin không bắt buộc là nơi thường trú tại Việt Nam trước khi xuất cảnh; quốc tịch nước ngoài.
Cuối tờ khai, người yêu cầu ký và ghi rõ họ tên.
4. Các vấn đề pháp lý về người gốc Việt Nam:
Người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài là người Việt Nam đã từng có quốc tịch Việt Nam mà khi sinh ra quốc tịch của họ được xác định theo nguyên tắc huyết thống và con, cháu của họ đang cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài.
4.1. Chính sách đối với người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài:
– Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có chính sách khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài giữ quan hệ gắn bó với gia đình và quê hương, góp phần xây dựng quê hương, đất nước.
– Nhà nước có chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho người đã mất quốc tịch Việt Nam được trở lại quốc tịch Việt Nam.
4.2. Thẩm quyền cấp Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam:
Người yêu cầu cấp Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam nộp hồ sơ tại Sở Tư pháp hoặc Cơ quan đại diện, nơi người đó cư trú vào thời điểm nộp hồ sơ hoặc Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài thuộc Bộ Ngoại giao.
4.3. Trình tự, thủ tục cấp Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam:
– Người yêu cầu cấp Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam lập 1 bộ hồ sơ, gồm Tờ khai theo mẫu quy định, kèm 2 ảnh 4×6 chụp chưa quá 6 tháng và bản sao các giấy tờ sau đây:
+ Giấy tờ về nhân thân của người đó như Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân, giấy tờ cư trú, thẻ tạm trú, giấy thông hành, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế hoặc giấy tờ xác nhận về nhân thân có dán ảnh do cơ quan có thẩm quyền cấp;
+ Giấy tờ được cấp trước đây để chứng minh người đó đã từng có quốc tịch Việt Nam hoặc giấy tờ để chứng minh khi sinh ra người đó có cha mẹ hoặc ông bà nội, ông bà ngoại đã từng có quốc tịch Việt Nam.
Trường hợp không có bất kỳ giấy tờ nào nêu trên thì tùy từng hoàn cảnh cụ thể, có thể nộp bản sao giấy tờ về nhân thân, quốc tịch, hộ tịch do chế độ cũ ở miền Nam cấp trước ngày 30 tháng 4 năm 1975; giấy tờ do chính quyền cũ ở Hà Nội cấp từ năm 1911 đến năm 1956; giấy bảo lãnh của Hội đoàn người Việt Nam ở nước ngoài nơi người đó đang cư trú, trong đó xác nhận người đó có gốc Việt Nam; giấy bảo lãnh của người có quốc tịch Việt Nam, trong đó xác nhận người đó có gốc Việt Nam; giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp trong đó ghi quốc tịch Việt Nam hoặc quốc tịch gốc Việt Nam.
– Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý hồ sơ, cơ quan thụ lý hồ sơ có trách nhiệm xem xét, kiểm tra thông tin trong hồ sơ với giấy tờ do người yêu cầu xuất trình và đối chiếu với cơ sở dữ liệu, tài liệu liên quan đến quốc tịch. Nếu thấy có đủ cơ sở để xác định người đó có nguồn gốc Việt Nam, cơ quan thụ lý hồ sơ ghi vào Sổ cấp Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam; người đứng đầu cơ quan ký và cấp Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam theo mẫu quy định cho người yêu cầu.
Nếu không có cơ sở để cấp Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam, cơ quan thụ lý hồ sơ
4.4. Trình tự, thủ tục giải quyết hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam:
– Người xin nhập quốc tịch Việt Nam nộp hồ sơ cho Sở Tư pháp nơi cư trú. Trong trường hợp hồ sơ không có đầy đủ các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều 20 của Luật này hoặc không hợp lệ thì Sở Tư pháp
– Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp gửi văn bản đề nghị
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Sở Tư pháp,
Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết quả xác minh, Sở Tư pháp có trách nhiệm hoàn tất hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị của Sở Tư pháp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm xem xét, kết luận và đề xuất ý kiến gửi Bộ Tư pháp.
– Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được đề xuất của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra lại hồ sơ, nếu xét thấy có đủ điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam thì gửi thông báo bằng văn bản cho người xin nhập quốc tịch Việt Nam để làm thủ tục xin thôi quốc tịch nước ngoài, trừ trường hợp người xin nhập quốc tịch Việt Nam xin giữ quốc tịch nước ngoài hoặc là người không quốc tịch. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được giấy cho thôi quốc tịch nước ngoài của người xin nhập quốc tịch Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Tư pháp báo cáo Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định.
Trường hợp người xin nhập quốc tịch Việt Nam xin giữ quốc tịch nước ngoài, người xin nhập quốc tịch Việt Nam là người không quốc tịch thì trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được đề xuất của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra lại hồ sơ, nếu xét thấy người xin nhập quốc tịch Việt Nam có đủ điều kiện được nhập quốc tịch Việt Nam thì báo cáo Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định.
– Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước xem xét, quyết định.
4.5. Bảo hộ đối với công dân Việt Nam ở nước ngoài:
Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo hộ quyền lợi chính đáng của công dân Việt Nam ở nước ngoài.
Các cơ quan nhà nước ở trong nước, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài có trách nhiệm thi hành mọi biện pháp cần thiết, phù hợp với pháp luật của nước sở tại, pháp luật và tập quán quốc tế để thực hiện sự bảo hộ đó.
Như vậy, có thể thấy việc cấp giấy xác nhận người gốc Việt Nam có ý nghĩa vô cùng quan trọng, là sự trân trọng của Nhà nước đối với những “người con” của quê hương và luôn nhớ về cội nguồn của chính mình.
Cơ sở pháp lý:
– Văn bản hợp nhất
– Nghị định 16/2020/NĐ-CP quy định một số điều và biện pháp thi hành Luật Quốc tịch Việt Nam.
– Thông tư liên tịch số 05/2013/TTLT-BTP-BNG-BCA sửa đổi, bổ sung điều 13 Thông tư liên tịch số 05/2010/TTLT-BTP-BNG-BCA ngày 01 tháng 03 năm 2010 của Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại Giao, Bộ Công an hướng dẫn thi hành