Doanh nghiệp, cơ sở sản xuất phải thực hiện kê khai thuế tiêu thụ đặc biệt nếu sản xuất, kinh doanh các loại hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế. Để lập được hồ sơ khai thuế tiêu thu đặc biệt, người nộp thuế phải Tờ khai thuế tiêu thụ đặc biệt.
Mục lục bài viết
1. Tờ khai thuế tiêu thụ đặc biệt là gì?
Thuế tiêu thụ đặc biệt là một loại thuế gián thu, thu trực tiếp vào hành vi sản xuất, nhập khẩu các loại hàng hóa thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt và hành vi kinh doanh các dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là những hàng hóa, dịch vụ không thật sự cần thiết cho nhu cầu tiêu dùng hằng ngày của con người và có những tác hại nhất định đến người sử dụng, môi trường, xã hội. Tờ khai thuế tiêu thụ đặc biệt được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và có những vai trò, ý nghĩa quan trọng trong thực tiễn.
Tờ khai thuế tiêu thụ đặc biệt được lập ra để ghi chép về việc kê khai thuế tiêu thụ đặc biệt của các đối tượng chịu thuế. Tờ khai thuế nêu rõ thông tin người nộp thuế, mã số thuế, thông tin hàng hóa, dịch vụ,…Tờ khai thuế tiêu thụ đặc biệt là tờ khai thuế tiêu thụ đặc biệt mẫu số 01/TTĐB được ban hành kèm theo
2. Tờ khai thuế tiêu thụ đặc biệt:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TỜ KHAI THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT
[01] Kỳ tính thuế: Từng lần phát sinh ngày … tháng … năm …. Hoặc Tháng……….năm ……….
[02] Lần đầu: [03] Bổ sung lần thứ:
[04] Tên người nộp thuế:…….
[05] Mã số thuế:…….
[06] Địa chỉ: ……….
[07] Quận/huyện: ………. [08] Tỉnh/thành phố:…………
[09] Điện thoại …… [10] Fax: ………[11] E-mail: …….
[12] Tên đại lý thuế (nếu có):……….
[13] Mã số thuế:…….
[14] Địa chỉ:……….
[15] Quận/huyện: ……….. [16] Tỉnh/thành phố:……….
[17] Điện thoại ………. [18] Fax: ……….[19] E-mail: …….
[20] Hợp đồng đại lý thuế: Số…………Ngày:………
Đơn vị tiền: đồng Việt Nam
STT | Tên hàng hoá, dịch vụ | Đơn vị tính | Sản lượng tiêu thụ | Doanh số bán (chưa có thuế GTGT) | Giá tính thuế TTĐB | Thuế suất (%) | Thuế TTĐB được khấu trừ | Thuế TTĐB phải nộp |
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) | (8) | (9) = (6) x (7) – (8) |
I | Hàng hoá chịu thuế TTĐB | |||||||
1 | + Tên hàng hoá | |||||||
2 | +… | |||||||
II | Dịch vụ chịu thuế TTĐB | |||||||
1 | + Tên dịch vụ | |||||||
2 | +… | |||||||
III | Hàng hoá thuộc trường hợp không phải chịu thuế TTĐB | |||||||
1 | Hàng hoá xuất khẩu | |||||||
2 | Hàng hoá bán để xuất khẩu | |||||||
3 | Hàng hoá gia công để xuất khẩu | |||||||
Tổng cộng: |
(TTĐB: tiêu thụ đặc biệt; GTGT: giá trị gia tăng)
Tôi cam đoan số liệu khai trên đây là đúng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về số liệu đã khai./.
NHÂN VIÊN ĐẠI LÝ THUẾ
Họ và tên:………
Chứng chỉ hành nghề số: ………….
….., ngày……tháng…….năm ….
NGƯỜI NỘP THUẾ hoặc
ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ
(Ký, ghi rõ họ tên; chức vụ và đóng dấu (nếu có))
3. Hướng dẫn soạn thảo tờ khai thuế tiêu thụ đặc biệt:
– Phần mở đầu:
+ Ghi đầy đủ các thông tin bao gồm Quốc hiệu và tiêu ngữ.
+ Tên biên bản cụ thể là tờ khai thuế tiêu thụ đặc biệt.
– Phần nội dung chính của biên bản:
+ Kỳ tính thuế.
+ Thông tin người nộp thuế.
+ Thông tin mã số thuế.
+ Thông tin hợp đồng đại lý thuế.
+ Thông tin hàng hóa, dịch vụ.
– Phần cuối biên bản:
+ Thời gian và địa điểm lập tờ khai thuế.
+ Thông tin nhân viên đại lý thuế.
+ Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu của người nộp thuế hoặc đại diện hợp pháp của người nộp thuế.
4. Một số quy định về kê khai thuế tiêu thụ đặc biệt:
Đối tượng thực hiện kê khai thuế tiêu thụ đặc biệt:
– Người nộp thuế sản xuất hàng hóa, gia công hàng hóa hay kinh doanh dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt hoặc kinh doanh xuất khẩu mua hàng chưa nộp thuế tiêu thụ đặc biệt. Sau đó không xuất khẩu mà bán trong nước.
– Trong trường hợp người nộp thuế sản xuất hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt thực hiện bán hàng qua chi nhánh hay thông qua cửa hàng, đơn vị trực thuộc hoặc bán hàng thông qua đại lý mà bán đúng giá hưởng hoa hồng, xuất hàng bán ký gửi thì người nộp thuế phải khai thuế tiêu thụ đặc biệt cho toàn bộ số hàng hóa này với cơ quan thuế quản lý trực tiếp. Các chi nhánh, cửa hàng, đơn vị trực thuộc, đại lý, đơn vị bán hàng ký gửi sẽ không phải khai thuế tiêu thụ đặc biệt nhưng khi gửi bảng kê bán hàng cho người nộp thuế thì đồng thời gửi một bản cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp để theo dõi.
– Đối với trường hợp người nộp thuế có cơ sở phụ thuộc sản xuất hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt đóng trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác với tỉnh, thành phố nơi đóng trụ sở chính thì phải khai thuế tiêu thụ đặc biệt với cơ quan thuế quản lý trực tiếp là tại địa phương nơi có cơ sở sản xuất.
Hồ sơ khai thuế tiêu thụ đặc biệt:
Bao gồm các văn bản, giấy tờ sau:
– Thứ nhất, tờ khai thuế tiêu thụ đặc biệt theo mẫu số 01/TTĐB (ban hành kèm theo Thông tư 195/2015/TT-BTC).
– Thứ hai, bảng kê hóa đơn hàng hóa dịch vụ bán ra thuế TTĐB 01-1/TTĐB.
– Thứ ba, bảng kê hàng hóa dịch vụ mua vào thuế TTĐB 01-02/TTĐB.
Người nộp thuế khai thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng hóa nhập khẩu cho cơ quan hải quan nơi làm thủ tục hải quan theo quy định tại phụ lục kèm theo nghị định hướng dẫn chi tiết.
Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế tiêu thụ đặc biệt:
– Khai thuế tiêu thụ đặc biệt là loại khai theo tháng: Thời hạn chậm nộp là ngày 20 của tháng tiếp theo.
– Đối với hàng hóa mua để xuất khẩu nhưng được bán trong nước thì khai theo lần phát sinh.
Kê khai thuế tiêu thụ đặc biệt theo phương pháp khoán:
Căn cứ vào tài liệu khai thuế của hộ nộp thuế khoán về doanh thu, thu nhập, sản lượng, cơ sở dữ liệu của cơ quan thuế hay kết quả điều tra doanh thu thực tế.
Đối với hộ nộp thuế khoán hoạt động theo hình thức nhóm cá nhân kinh doanh thì cơ quan thuế căn cứ thu nhập chịu thuế ấn định của nhóm, tỷ lệ phân chia thu nhập và khai thuế giảm trừ gia cảnh của từng thành viên để tính.
Số thuế khoán được xác định cho từng quý và ổn định trong một năm.
Trường hợp Hộ nộp thuế khoán có thay đổi ngành nghề, quy mô kinh doanh hoặc quy mô, sản lượng khai thác tài nguyên, khoáng sản thì cơ quan thuế điều chỉnh lại số thuế khoán và ổn định trong thời gian còn lại của năm tính thuế.
Nguyên tắc kê khai thuế tiêu thụ đặc biệt:
– Thuế tiêu thụ đặc biệt là loại thuế khai theo tháng và khai theo lần phát sinh:
+ Khai theo tháng: Đối với người nộp thuế sản xuất, gia công hàng hóa và kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
+ Khai theo từng lần phát sinh: Đối với người nộp thuế mua hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt để xuất khẩu nhưng không xuất khẩu mà bán trong nước.
– Nếu trong kỳ tính thuế (trường hợp khai theo tháng) không phát sinh nghĩa vụ thuế hoặc người nộp thuế đang thuộc diện được hưởng ưu đãi giảm thuế (do thiên tai, dịch họa, tai nạn bất ngờ) thì người nộp thuế vẫn phải nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế theo đúng thời hạn quy định (trừ trường hợp đã chấm dứt hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế và trường hợp tạm ngừng kinh doanh và không phát sinh nghĩa vụ thuế).
– Trong thời gian tạm ngừng kinh doanh và không phát sinh nghĩa vụ thuế thì người nộp thuế không phải nộp hồ sơ khai thuế. Chậm nhất là 5 ngày trước khi tạm ngừng kinh doanh, người nộp thuế phải có
– Kỳ tính thuế đầu tiên theo tháng được tính từ ngày bắt đầu hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế đến ngày cuối cùng của tháng, kỳ tính thuế cuối cùng được tính từ ngày đầu tiên của tháng đến ngày kết thúc hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế.
– Người nộp thuế tự tính số tiền thuế phải nộp vào Ngân sách Nhà nước, trừ trường hợp cơ quan thuế ấn định thuế hoặc tính thuế theo quy định tại Điều 37 và Điều 38 của Luật Quản lý thuế.
– Người nộp thuế phải khai chính xác, trung thực và đầy đủ các nội dung trong tờ khai thuế với cơ quan thuế theo mẫu do Bộ Tài chính quy định ban hành kèm theo các Thông tư liên quan.
5. Một số vai trò của thuế tiêu thụ đặc biệt:
– Thứ nhất, thuế tiêu thụ đặc biệt là một trong những công cụ giúp Nhà nước thực hiện chính sách quản lý đổi với các cơ sở sản xuất kinh doanh và nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ; góp phần thúc đẩy sản xuất, kinh doanh đối với một so hàng hóa, dịch vụ.
– Thứ hai, thuế tiêu thụ đặc biệt là một trong những công cụ kinh tế để Nhà nước điều tiết thu nhập của các tầng lớp dân cư có thu nhập cao, hướng dẫn tiêu dùng hợp lý:
Thuế tiêu thụ đặc biệt không đánh vào tất cả các loại hàng hóa và dịch vụ mà chi đánh vào một số loại hàng hóa, dịch vụ đặc biệt Nhà nước không khuyên khích tiêu dùng. Bản thân thuế tiêu thụ đặc biệt là thuế gián thu, do đó, thuế suất cao sẽ làm cho giá bán hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tăng lên. Hệ quả là đối tượng tiêu dùng các mặt hàng và dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt không thể là quảng đại quần chúng lao động mà chỉ là những tầng lớp khá giả trong xã hội.
Như vậy, thông qua việc thu thuế tiêu thụ đặc biệt, Nhà nước, có thể định hướng tiêu dùng xã hội, góp phần tích cực vào việc hình thành xu hướng tiêu dùng xã hội lành mạnh, xu hướng tiêu dùng phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh kinh tế của đất nước. Ngoài ra, cũng thông qua việc thu thuế tiêu thụ đặc biệt, nhà nước còn có thể huy động một bộ phận thu nhập của những đối tượng có thu nhập cao và có khả năng tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ không thiết yếu, không được khuyến khích tiêu dùng vào ngân sách nhà nước để sử dụng cho những mục tiêu công cộng, góp phần đảm bảo công bằng xã hội.
– Thứ ba, thuế tiêu thụ đặc biệt là công cụ quan trọng được sử dụng nhằm ổn định và tăng cường nguồn thu cho ngân sách nhà nước.
Thuế tiêu thụ đặc biệt mặc dù có diện thu hẹp nhưng lại có thuế suất cao hơn thuế suất của các loại thuế gián thu khác, vì vậy, số tiền thu được từ thuế tiêu thụ đặc biệt chiếm tỉ trọng đáng kể trong tổng thu của ngân sách nhà nước.