Tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp ưu đãi là một văn bản để Cơ quan Quản lý thuế ghi nhận những thông tin ưu đãi mà doanh nghiệp được nhận. Vậy Tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp ưu đãi là gì?
Mục lục bài viết
1. Tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp ưu đãi là gì?
Mẫu tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp ưu đãi là mẫu tờ khai được doanh nghiệp có nghĩa vụ phải đóng thuế lập ra gửi cho Cơ quan quản lý thuế để khai về thuế thu nhập doanh nghiệp ưu đãi. Mẫu tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp ưu đãi phải nêu rõ điều kiện và mức độ ưu đãi thuế, xác định thuế được ưu đãi, xác định thu nhập chịu thuế tăng thêm được hưởng ưu đãi, số thuế TNDN chênh lệch do cơ sở kinh doanh hưởng thuế suất ưu đãi,…
Căn cứ vào quy định của Luật Quản lý thuế 2019 ta thấy được:
Cơ quan quản lý thuế bao gồm:
– Cơ quan thuế bao gồm Tổng cục Thuế, Cục Thuế, Chi cục Thuế, Chi cục Thuế khu vực;
– Cơ quan hải quan bao gồm Tổng cục Hải quan, Cục Hải quan, Cục Kiểm tra sau thông quan, Chi cục Hải quan.
– Công chức quản lý thuế bao gồm công chức thuế, công chức hải quan.
– Cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
Thuế là một khoản nộp ngân sách nhà nước bắt buộc của tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân theo quy định của các luật thuế.
Mẫu tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp ưu đãi là văn bản chứa đựng những thông tin về điều kiện và mức độ ưu đãi thuế, xác định thuế được ưu đãi, xác định thu nhập chịu thuế tăng thêm được hưởng ưu đãi, số thuế thuế thu nhập doanh nghiệp chênh lệch do cơ sở kinh doanh hưởng thuế suất ưu đãi,…
2. Mẫu tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp ưu đãi:
THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP ĐƯỢC ƯU ĐÃI
Đối với cơ sở kinh doanh đầu tư xây dựng dây chuyền sản xuất mới, mở rộng quy mô, đổi mới công nghệ, cải thiện môi trường sinh thái, nâng cao năng lực sản xuất
Kèm theo Tờ khai quyết toán thuế TNDN năm ….
Người nộp thuế…….
Mã số thuế:….
Xác định điều kiện và mức độ ưu đãi thuế:
1. Điều kiện ưu đãi:
– Ngành nghề, địa bàn đầu tư:
Đầu tư lắp đặt dây chuyền sản xuất mới không thuộc ngành nghề, lĩnh vực, địa bàn khuyến khích đầu tư.
Đầu tư vào ngành nghề, lĩnh vực thuộc Danh mục lĩnh vực ưu đãi đầu tư do Chính phủ ban hành theo qui định của Luật đầu tư.
Đầu tư vào ngành nghề, lĩnh vực thuộc Danh mục lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư do Chính phủ ban hành theo qui định của Luật đầu tư
Đầu tư vào địa bàn thuộc Danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn do Chính phủ ban hành theo qui định của Luật đầu tư.
Đầu tư vào địa bàn thuộc Danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn do Chính phủ ban hành theo qui định của Luật đầu tư.
– Dự án đầu tư:
Đầu tư xây dựng dây chuyền sản xuất mới
Đầu tư mở rộng quy mô, đổi mới công nghệ, cải thiện môi trường sinh thái, nâng cao năng lực sản xuất
Trong đó, dự án đầu tư bao gồm các hạng mục đầu tư:
– Hạng mục đầu tư : ….
– Hạng mục đầu tư:…..
– Thời gian đăng ký bắt đầu thực hiện miễn, giảm thuế:…
2. Mức độ ưu đãi thuế:
– Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp ưu đãi:…….%
– Thời hạn áp dụng thuế suất ưu đãi:…… năm, kể từ năm……
– Thời gian miễn thuế: …….. năm, kể từ năm……..
– Thời gian giảm 50% số thuế phải nộp: …….. năm, kể từ năm ……
Xác định số thuế được ưu đãi:
Đơn vị tiền: đồng Việt Nam
Chỉ tiêu Số tiền
3. Xác định thu nhập chịu thuế tăng thêm được hưởng ưu đãi:
3.1. Tổng nguyên giá TSCĐ dùng cho sản xuất, kinh doanh trong kỳ tính thuế
3.2. Tổng giá trị TSCĐ đầu tư mới đã đưa vào sản xuất kinh doanh
3.3. Tổng thu nhập chịu thuế trong năm
3.4. Thu nhập tăng thêm do đầu tư mang lại được miễn hoặc giảm
4. Xác định số thuế TNDN chênh lệch do cơ sở kinh doanh hưởng thuế suất ưu đãi
4.3. Thuế TNDN tính theo thuế suất phổ thông (28%)
4.2. Thuế TNDN tính theo thuế suất ưu đãi
4.4. Thuế TNDN chênh lệch
(4.4 = 4.3 – 4.2)
5. Xác định số thuế được miễn, giảm trong kỳ tính thuế:
5.1. Thuế suất thuế TNDN đang áp dụng (%)
5.2. Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp
5.3. Tỷ lệ thuế TNDN được miễn hoặc giảm (%)
5.4. Thuế Thu nhập doanh nghiệp được miễn, giảm
Địa danh, ngày.. tháng…năm…
NGƯỜI NỘP THUẾ hoặc ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ
Ký tên, đóng dấu (ghi rõ họ tên và chức vụ)
3. Hướng dẫn viết tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp ưu đãi:
Người nộp thuế hoặc người đại diện hợp pháp của người khai thuế phải cung cấp đầy đủ những thông tin như sau trong tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp ưu đãi, đồng thời cam kết những thông tin cung cấp đó là hoàn toàn đúng sự thật.
+ Tên Người nộp thuế, mã số thuế
+ Điều kiện và mức độ ưu đãi thuế
+ Thu nhập chịu thuế tăng thêm được hưởng ưu đãi
+ Số thuế thuế thu nhập doanh nghiệp chênh lệch do cơ sở kinh doanh hưởng thuế suất ưu đãi
+ Số thuế được miễn, giảm trong kỳ tính thuế.
Cuối tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp ưu đãi thì người nộp thuế hoặc người đại diện hợp pháp của người khai thuế sẽ ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu chứng vụ.
4. Những quy định về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp:
Căn cứ vào những quy định tại
4.1. Người nộp thuế:
Người nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế theo quy định của Luật này (sau đây gọi là doanh nghiệp), bao gồm:
– Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam;
– Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật nước ngoài (sau đây gọi là doanh nghiệp nước ngoài) có cơ sở thường trú hoặc không có cơ sở thường trú tại Việt Nam;
– Tổ chức được thành lập theo Luật hợp tác xã;
– Đơn vị sự nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam;
– Tổ chức khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh có thu nhập.
+Doanh nghiệp có thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 3 của Luật Thuế thu nhập Doanh nghiệp 2008 sửa đổi bổ sung 2013 phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp như sau:
– Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam và thu nhập chịu thuế phát sinh ngoài Việt Nam;
– Doanh nghiệp nước ngoài có cơ sở thường trú tại Việt Nam nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam và thu nhập chịu thuế phát sinh ngoài Việt Nam liên quan đến hoạt động của cơ sở thường trú đó;
– Doanh nghiệp nước ngoài có cơ sở thường trú tại Việt Nam nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam mà khoản thu nhập này không liên quan đến hoạt động của cơ sở thường trú;
– Doanh nghiệp nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam.
+ Cơ sở thường trú của doanh nghiệp nước ngoài là cơ sở sản xuất, kinh doanh mà thông qua cơ sở này, doanh nghiệp nước ngoài tiến hành một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam mang lại thu nhập, bao gồm:
– Chi nhánh, văn phòng điều hành, nhà máy, công xưởng, phương tiện vận tải, hầm mỏ, mỏ dầu, khí hoặc địa điểm khai thác tài nguyên thiên nhiên khác tại Việt Nam;
– Địa điểm xây dựng, công trình xây dựng, lắp đặt, lắp ráp;
– Cơ sở cung cấp dịch vụ, bao gồm cả dịch vụ tư vấn thông qua người làm công hay một tổ chức, cá nhân khác;
– Đại lý cho doanh nghiệp nước ngoài;
– Đại diện tại Việt Nam trong trường hợp là đại diện có thẩm quyền ký kết hợp đồng đứng tên doanh nghiệp nước ngoài hoặc đại diện không có thẩm quyền ký kết hợp đồng đứng tên doanh nghiệp nước ngoài nhưng thường xuyên thực hiện việc giao hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ tại Việt Nam.
4.2. Điều kiện áp dụng ưu đãi thuế:
– Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp quy định áp dụng đối với doanh nghiệp thực hiện chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ và nộp thuế theo kê khai.
Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo diện dự án đầu tư mới quy định tại Điều 13 và Điều 14 của Luật này không áp dụng đối với các trường hợp chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi hình thức doanh nghiệp, chuyển đổi sở hữu và trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
– Doanh nghiệp phải hạch toán riêng thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh được ưu đãi thuế quy định với thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh không được ưu đãi thuế; trường hợp không hạch toán riêng được thì thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh được ưu đãi thuế được xác định theo tỷ lệ giữa doanh thu của hoạt động sản xuất, kinh doanh được ưu đãi thuế trên tổng doanh thu của doanh nghiệp.
– Thuế suất 20% quy định tại khoản 2 Điều 10 và quy định về ưu đãi thuế tại khoản 1 và khoản 4 Điều 4, Điều 13 và Điều 14 của Luật thuế thu nhập Doanh Nghiệp 2008 được sửa đổi bổ sung 2013 không áp dụng đối với:
+ Thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng quyền góp vốn; thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, trừ nhà ở xã hội quy định tại Điều 13 của Luật thuế thu nhập Doanh Nghiệp 2008 được sửa đổi bổ sung 2013; thu nhập từ chuyển nhượng dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền tham gia dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác khoáng sản; thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh ở ngoài Việt Nam;
+ Thu nhập từ hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu, khí, tài nguyên quý hiếm khác và thu nhập từ hoạt động khai thác khoáng sản;
+ Thu nhập từ kinh doanh dịch vụ thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt;
+ Trường hợp khác theo quy định của Chính phủ.
– Trong cùng một thời gian, nếu doanh nghiệp được hưởng nhiều mức ưu đãi thuế khác nhau đối với cùng một khoản thu nhập thì doanh nghiệp được lựa chọn áp dụng mức ưu đãi thuế có lợi nhất.
Như vậy, để được nhận ưu đãi thuế tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế phải đáp ứng được các điều kiện được quy định tại Điều 18, Luật Thuế thu nhập Doanh nghiệp 2008 sửa đổi bổ sung 2013. Và trong cùng một thời gian, nếu doanh nghiệp được hưởng nhiều mức ưu đãi thuế khác nhau đối với cùng một khoản thu nhập thì doanh nghiệp được lựa chọn áp dụng mức ưu đãi thuế có lợi nhất. Trên đây là toàn bộ bài viết về mẫu tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp ưu đãi và một số quy định liên quan đến ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp.