Thuế tài nguyên để điều tiết thu nhập về hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên. Vậy để hiểu thêm về thuế tài nguyên hay thuế tài nguyên tạm tính và quy định về Tờ khai thuế tài nguyên tạm tính. Mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi
Mục lục bài viết
1. Tờ khai thuế tài nguyên tạm tính là gì?
Thuế tài nguyên là một loại thuế gián thu, đây là số tiền mà tổ chức, cá nhân phải nộp cho nhà nước khi khai thác tài nguyên thiên nhiên. Nói cách khác, thuế tài nguyên là một loại thuế điều tiết thu nhập về hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên của đất nước.
Thuế tài nguyên có những đặc điểm như Là một khoản thu của NSNN đối với người khai thác tài nguyên thiên nhiên do Nhà nước quản lý, Ngoài ra thuế tài nguyên thu trên sản lượng và giá trị thương phẩm của tài nguyên khai thác mà không phụ thuộc vào mục đích khai thác tài nguyên và Thuế tài nguyên được cấu thành trong giá bán tài nguyên mà người tiêu dùng tài nguyên hoặc sản phẩm được tạo ra từ tài nguyên thiên nhiên phải trả tiền thuế tài nguyên. theo quy định thì Thuế tài nguyên áp dụng cho mọi tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên thiên nhiên thuộc đối tượng chịu thuế, không phụ thuộc mục đích sử dụng.
Tờ khai thuế tài nguyên tạm tính là tờ khai được lập ra với các nội dung và thông tin về khai thuế tài nguyên tạm tính theo quy định của pháp luật trong các trường hợp khi khai thác tài nguyên thiên nhiên
Tờ khai thuế tài nguyên tạm tính là tờ khai để gửi lên các cơ quan có thẩm quyền về khai thuế tài nguyên tạm tính trong việc khai thác tài nguyên thiên nhiên để Tạo nguồn thu quan trọng cho ngân sách nhà nước và Góp phần tăng cường quản lý nhà nước trong việc bảo vệ, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên quốc gia theo quy định của pháp luật
2. Tờ khai thuế tài nguyên tạm tính:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————-
TỜ KHAI THUẾ TÀI NGUYÊN TẠM TÍNH
[01] Kỳ tính thuế: Từ ngày …. đến ngày …..:
[02] Lần đầu [03] Bổ sung lần thứ
[04] Người nộp thuế: ……..
[05] Mã số thuế:
[06] Địa chỉ: ……….
[07] Hợp đồng dầu khí lô:
[08] Giấy phép đầu tư số: ……….. ngày: ……….. Do Bộ KH&ĐT cấp: ………
[09] Lần xuất bán thứ: ……. [10] Ngày xuất bán ………
[11] Điện thoại: ……… [12] Fax: ………………. [13] Email: ……….
[14] Đại lý thuế (nếu có): …………
[15] Mã số thuế: …………
[16] Địa chỉ: ……………
[17] Quận/huyện: ………. [18] Tỉnh/Thành phố: ………….
[19] Điện thoại: …………. [20] Fax: ………….. [21] Email: ………..
[22] Hợp đồng đại lý thuế, số: ……….. ngày …………..
[23] Dầu thô Khí thiên nhiên
Số tiền thuế tài nguyên phải nộp tạm tính (viết bằng chữ): ……….
Tôi cam đoan số liệu khai trên là đúng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về số liệu đã khai./.
NHÂN VIÊN ĐẠI LÝ THUẾ
Họ và tên:
Chứng chỉ hành nghề số:
Ngày … tháng … năm …
NGƯỜI NỘP THUẾ hoặc ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ
Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu (nếu có)
3. Hướng dẫn làm Tờ khai thuế tài nguyên tạm tính:
– Điền đầy đủ các thông tin trong tờ khai thuế tài nguyên tạm tính
Ghi chú: – Trường hợp một người nộp thuế khai thác đồng thời dầu thô và khí thiên nhiên thì khai thành hai tờ khai thuế tài nguyên tạm tính riêng biệt và đánh dấu X vào ô
Dầu thô Hoặc Khí thiên nhiên
tại chỉ tiêu [23] tương ứng với loại tài nguyên kê khai.
– Chỉ tiêu [10] ghi ngày xuất bán hoặc ngày cơ quan hải quan xác nhận dầu thô xuất khẩu.
– Người nộp thuế hoặc người đại diện hợp pháp của người nộp thuế Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu (nếu có)
4. Một số quy định của pháp luật về khai thuế tài nguyên tạm tính:
4.1. Đối tượng nào phải chịu thuế tài nguyên:
– Khoáng sản kim loại
– Khoáng sản không kim loại
– Sản phẩm của rừng tự nhiên; trừ động vật và hồi, quế, sa nhân, thảo quả do người nộp thuế trồng tại khu vực rừng tự nhiên được giao khoanh nuôi, bảo vệ
– Hải sản tự nhiên, bao gồm động vật và thực vật
– Nước thiên nhiên, bao gồm nước mặt và nước dưới đất; trừ nước thiên nhiên dùng cho nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp và nước biển để làm mát máy
– Yến sào thiên nhiên; trừ yến sào do tổ chức, cá nhân thu được từ hoạt động đầu tư xây dựng nhà để dẫn dụ chim yến tự nhiên về nuôi và khai thác
– Tài nguyên thiên nhiên khác do Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định.
Như vậy, cá nhân, tổ chức nào tiến hành hoạt động khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên trên thì phải chịu thuế tài nguyên theo quy định của pháp luật và thực hiện đầy đủ các trình tự thủ tục khai nộp thuế
4.2. Ai là người nộp thuế tài nguyên?
Người nộp thuế tài nguyên là tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên thuộc đối tượng chịu thuế tài nguyên. Người nộp thuế tài nguyên trong một số trường hợp được quy định cụ thể như sau:
– Đối với hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản như sau:
+ Đối với hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản thì người nộp thuế là tổ chức, hộ kinh doanh được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép khai thác khoáng sản.
+ Trường hợp tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép khai thác khoáng sản, được phép hợp tác với tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên và có quy định riêng về người nộp thuế thì người nộp thuế tài nguyên được xác định theo văn bản đó theo quy định
+ Trường hợp tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép khai thác khoáng sản, sau đó có văn bản giao cho các đơn vị trực thuộc thực hiện khai thác tài nguyên thì mỗi đơn vị khai thác là người nộp thuế tài nguyên theo quy định
– Đối với doanh nghiệp khai thác là doanh nghiệp liên doanh như sau:
+ Doanh nghiệp khai thác tài nguyên được thành lập trên cơ sở liên doanh thì doanh nghiệp liên doanh là người nộp thuế theo quy định
+ Trường hợp đối với ở Việt Nam và bên nước ngoài cùng tham gia thực hiện
– Đối với tổ chức, cá nhân nhận thầu thi công mà trong quá trình thi công có phát sinh sản lượng tài nguyên đó là accs Tổ chức, cá nhân nhận thầu thi công công trình trong quá trình thi công có phát sinh sản lượng tài nguyên mà được phép của cơ quan quản lý nhà nước hoặc không trái quy định của pháp luật về quản lý khai thác tài nguyên khi thực hiện khai thác sử dụng hoặc tiêu thụ thì phải khai, nộp thuế tài nguyên với cơ quan thuế địa phương nơi phát sinh tài nguyên khai thác theo quy định
– Đối với tổ chức, cá nhân quản lý, sử dụng nước từ công trình thủy lợi đó là:
+ Tổ chức, cá nhân sử dụng nước từ công trình thủy lợi để phát điện là người nộp thuế tài nguyên, không phân biệt nguồn vốn đầu tư công trình thủy lợi.
+ Trong các Trường hợp tổ chức quản lý công trình thủy lợi cung cấp nước cho tổ chức, cá nhân khác để sản xuất nước sinh hoạt hoặc sử dụng vào các mục đích khác (trừ trường hợp sử dụng nước để phát điện) thì tổ chức quản lý công trình thủy lợi là người nộp thuế theo quy định
– Đối với tài nguyên thiên nhiên cấm khai thác hoặc khai thác trái phép bị bắt giữ đó là Đối với tài nguyên thiên nhiên cấm khai thác hoặc khai thác trái phép bị bắt giữ, tịch thu thuộc đối tượng chịu thuế tài nguyên và được phép bán ra thì tổ chức được giao bán phải khai, nộp thuế tài nguyên theo từng lần phát sinh trên thực tế
4.3. Công thức tính thuế tài nguyên:
Công thức tính thuế tài nguyên phải nộp trong kỳ như sau:
Thuế tài nguyên phải nộp trong kỳ = Sản lượng tài nguyên tính thuế x Giá tính thuế đơn vị tài nguyên x Thuế suất thuế tài nguyên
Hoặc nếu trong trường hợp được cơ quan nhà nước ấn định mức thuế tài nguyên phải nộp trên một đơn vị tài nguyên khai thác thì:
Thuế tài nguyên phải nộp trong kỳ = Sản lượng tài nguyên tính thuế x Mức thuế tài nguyên ấn định trên một đơn vị tài nguyên khai thác
Trên đây là nội dung chúng tôi tư vấn về vấn đề Mẫu số 01/TAIN-DK: Tờ khai thuế tài nguyên tạm tính chi tiết nhất dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.
Căn cứ pháp lý:
– Luật Quản lý Thuế 2019
– Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế số 2014
–