Trong một số trường hợp mục đích sử dụng hàng hóa xuất nhập khẩu thay đổi thì cần làm đơn khai thay đổi mục đích sử dụng hàng hóa xuất nhập khẩu. Vậy khi khai tờ khai thay đổi mục đích sử dụng hàng hóa xuất nhập khẩu cần lưu ý những nội dung gì?
Mục lục bài viết
1. Mẫu tờ khai thay đổi mục đích sử dụng hàng hóa xuất nhập khẩu là gì?
Mẫu tờ khai thay đổi mục đích sử dụng hàng hóa xuất nhập khẩu là mẫu tờ khai được cá nhân lập ra khi có mong muốn thay đổi mục đích sử dụng hàng hóa xuất nhập khẩu.
Xuất nhập khẩu là là một trong những lĩnh vực kinh doanh hàng đầu đang được nhà nước ta quan tâm và ưu tiên nhằm giúp lưu thông hàng hóa, mở rộng thị trường, tạo mối quan hệ làm ăn với các quốc gia khác để thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Xuất nhập khẩu hàng hóa là việc
Mẫu tờ khai thay đổi mục đích sử dụng hàng hóa xuất nhập khẩu là mẫu tờ khai được cá nhân lập ra để khai thay đổi mục đích sử dụng hàng hóa xuất nhập khẩu đã được xử lý không thu thuế. Mẫu tờ khai nêu rõ thông tin của người khai, nội dung đã khai, nội dung cần thay đổi…
2. Mẫu tờ khai thay đổi mục đích sử dụng hàng hoá xuất nhập khẩu:
TÊN NGƯỜI NỘP THUẾ.
Số: …………..
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
..————..————
……, ngày….tháng…..năm…
KHAI THAY ĐỔI MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU ĐÃ ĐƯỢC XỬ LÝ KHÔNG THU THUẾ (THUỘC ĐỐI TƯỢNG KHÔNG CHỊU THUẾ), MIỄN THUẾ, XÉT MIỄN THUẾ
——————————————-
A- PHẦN DÀNH CHO NGƯỜI KHAI
1. Tên người nộp thuế: ……(1)
.2 . Mã số thuế: ……….(2)
3. Khai cho hàng hoá thuộc Tờ khai hải quan số…, ngày…:
Thuộc Phụ lục số… kèm theo Tờ khai hải quan
Số thứ tự mặt hàng khai thay đổi mục đích sử sụng trên tờ khai hải quan/Phụ lục Tờ khai: (3)
Thuộc
4. Nội dung đã khai: ………..(5)
4.1. Tên hàng, quy cách, phẩm chất, đặc điểm: ………..(6)
4.2. Mã số hàng hóa: …….(7)
4.3. Xuất xứ: ……(8)
4.4. Lượng hàng: ……(9)
4.5. Đơn vị tính: ………..(10)
4.6. Đơn giá nguyên tệ: ……..(11)
4.7. Trị giá nguyên tệ: ……..(12)
4.8. Trị giá tính thuế: ……….(13)
4.9. Tỷ giá tính thuế: ………..(14)
4.10. Thuế suất (%): …….(15)
– Thuế xuất khẩu: ………..
– Thuế nhập khẩu: ……….
– Thuế tiêu thụ đặc biệt: …….
– Thuế giá trị gia tăng: ………..
4.11. Tiền thuế: ………(16)
– Thuế xuất khẩu: ……..
– Thuế nhập khẩu: ………
– Thuế tiêu thụ đặc biệt: ……..
– Thuế giá trị gia tăng: ……….
4.12. Thu khác: ……(17)
4.13. Tổng số tiền thuế và thu khác: ………..(18)
4.14. Mục đích sử dụng đã khai: ……….(19)
4.15. Đã được miễn thuế theo Quyết định miễn thuế của Chi Cục/Cục/Tổng cục Hải quan/Bộ Tài chính…: (20)
5. Nội dung khai thay đổi: ……(21)
5.1. Tên hàng, quy cách, phẩm chất, tính chất, mục đích sử dụng: …….
5.2. Mã số hàng hóa: ……
5.3. Xuất xứ: ….
5.4. Lượng hàng: …..
5.5. Đơn vị tính: ……
5.6. Đơn giá nguyên tệ: …
5.7. Trị giá nguyên tệ: ……..
5.8. Trị giá tính thuế: ..
5.9. Tỷ giá tính thuế: ………
5.10. Thuế suất (%): ……
– Thuế xuất khẩu: …….
– Thuế nhập khẩu: …….
– Thuế tiêu thụ đặc biệt: ………..
– Thuế giá trị gia tăng: …………….
5.11. Số tiền thuế phải nộp: …………
– Thuế xuất khẩu: ……
– Thuế nhập khẩu: ……
– Thuế tiêu thụ đặc biệt: ….
– Thuế giá trị gia tăng: ……
5.12. Số tiền thuế chênh lệch: ……….
– Thuế xuất khẩu: ………
– Thuế nhập khẩu: ……..
– Thuế tiêu thụ đặc biệt: ………..
– Thuế giá trị gia tăng: ………
5.13. Số tiền thu khác phải nộp: ……….
5.14. Số tiền thu khác chênh lệch: …….
5.15. Tổng số tiền thuế và thu khác phải nộp: ………..
5.16. Tổng số tiền thuế và thu khác chênh lệnh: ……….
6. Cơ sở, lý do khai thay đổi: ……….(22)
………., ngày….tháng….năm.
Người khai
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
B- PHẦN DÀNH CHO KIỂM TRA VÀ XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN HẢI QUAN
1- Thời gian tiếp nhận hồ sơ khai thay đổi: ………
Cán bộ tiếp nhận: …….
2- Kết quả kiểm tra nội dung khai thay đổi: …
…, ngày…tháng…năm…
Số: ………………..
(Ghi rõ nội dung khai thay đổi đúng hay không đúng và cơ sở pháp lý/lý do. Ký ghi rõ họ tên, đóng dấu)
3. Hướng dẫn soạn thảo:
(1): Điền tên người nộp thuế
(2): Điền mã số thuế
(3): Điền số thứ tự mặt hàng khai thay đổi mục đích sử dụng trên tờ khai hải quan/Phụ lục Tờ khai
(4): Điền số của hợp đồng mua bán
(5): Điền các nội dung đã khai
(6): Điền tên hàng, quy cách, phẩm chất, đặc điểm
(7): Điền mã số hàng hóa.
(8): Điền xuất xứ hàng hóa
(9): Điền lượng hàng hóa
(10): Điền đơn vị tính
(11): Điền đơn giá nguyên tệ
(12): Điền giá trị nguyên tệ
(13): Điền trị giá tính thuế
(14): Điền tỷ giá tính thuế
(15): Điền thuế suất ( thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng)
(16): Điền tiền thuế ( thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng)
(17): Điền khoản thu khác
(18): Điền tổng tiền thuế và thu khác
(19) : Điền mục đích sử dụng đã khai
(20): Điền số tiền được miễn thuế theo quyết định miễn thuế của Chi cục/Cục/ Tổng cục Hải quan/ Bộ tài chính.
(21): Điền nội dung khai thay đổi ( tên hàng, quy cách, phẩn chất, tính chất, mục đích sử dụng, mã hàng hoá, xuất xứ, lượng hàng, đơn vị tính, đơn giá nguyên tệ, trị giá nguyên tệ, trị giá tính thuế, tỷ giá tính thuế…..)
(22): Điền cơ sở, lý do khai thay đổi
(23): Điền thời gian tiếp nhận hồ sơ khai thay đổi
(24): Điền tên cán bộ tiếp nhận
(25): Điền kết quả kiểm tra nội dung khai thay đổi
4. Quy định về thành phần, số lượng hồ sơ:
* Thứ nhất, thành phần hồ sơ:
– Hồ sơ hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu bao gồm”
+ Tờ khai hải quan theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 01 Phụ lục II ban hành kèm
Trong trường hợp thực hiện trên tờ khai hải quan giấy theo quy định tại khoản 2 Điều 25
+ Hóa đơn thương mại hoặc chứng từ có giá trị tương đương trong trường hợp người mua phải thanh toán cho người bán: 01 bản chụp.
Trong trường hợp chủ hàng mua hàng từ người bán tại Việt Nam nhưng được người bán chỉ định nhận hàng từ nước ngoài thì cơ quan hải quan chấp nhận hóa đơn do người bán tại Việt Nam phát hành cho chủ hàng.
– Người khai hải quan không phải nộp hóa đơn thương mại trong các trường hợp sau:
+ Hàng hóa nhập khẩu để thực hiện hợp đồng gia công cho thương nhân nước ngoài;
+ Hàng hóa nhập khẩu không có hóa đơn và người mua không phải thanh toán cho người bán, người khai hải quan khai trị giá hải quan theo quy định tại Thông tư số 39/2015/TT-BTC
+ Vận đơn hoặc các chứng từ vận tải khác có giá trị tương đương đối với trường hợp hàng hóa vận chuyển bằng đường biển, đường hàng không, đường sắt, vận tải đa phương thức theo quy định của pháp luật (trừ hàng hóa nhập khẩu qua cửa khẩu biên giới đường bộ, hàng hóa mua bán giữa khu phi thuế quan và nội địa, hàng hóa nhập khẩu do người nhập cảnh mang theo đường hành lý): 01 bản chụp.
Đối với hàng hóa nhập khẩu phục vụ cho hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí vận chuyển trên các tàu dịch vụ (không phải là tàu thương mại) thì nộp bản khai hàng hóa (cargo manifest) thay cho vận đơn;
+ Bảng kê lâm sản đối với gỗ nguyên liệu nhập khẩu quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: 01 bản chính;
+ Giấy phép nhập khẩu hoặc văn bản cho phép nhập khẩu của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về ngoại thương và thương mại đối với hàng hóa phải có giấy phép nhập khẩu; Giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch hoặc văn bản thông báo giao quyền sử dụng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu:
+ Nếu nhập khẩu một lần: 01 bản chính;
+ Nếu nhập khẩu nhiều lần: 01 bản chính khi nhập khẩu lần đầu.
+ Giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành: 01 bản chính.
Trường hợp pháp luật chuyên ngành quy định nộp bản chụp hoặc không quy định cụ thể bản chính hay bản chụp thì người khai hải quan được nộp bản chụp.
Trường hợp Giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành được sử dụng nhiều lần trong thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành thì người khai hải quan chỉ nộp 01 lần cho Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu lô hàng đầu tiên;
+ Chứng từ chứng minh tổ chức, cá nhân đủ điều kiện nhập khẩu hàng hóa theo quy định của pháp luật về đầu tư: nộp 01 bản chụp khi làm thủ tục nhập khẩu lô hàng đầu tiên;
+ Tờ khai trị giá: Người khai hải quan khai tờ khai trị giá theo mẫu, gửi đến Hệ thống dưới dạng dữ liệu điện tử hoặc nộp cho cơ quan hải quan 02 bản chính đối với trường hợp khai trên tờ khai hải quan giấy. Các trường hợp phải khai tờ khai trị giá và mẫu tờ khai trị giá thực hiện theo quy định tại Thông tư số 39/2015/TT-BTC;
+ Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định tại Thông tư của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
+ Danh mục máy móc, thiết bị trong trường hợp phân loại máy liên hợp hoặc tổ hợp máy thuộc các Chương 84, Chương 85 và Chương 90 của Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam hoặc phân loại máy móc, thiết bị ở dạng chưa lắp ráp hoặc tháo rời: 01 bản chụp và xuất trình bản chính Danh mục máy móc, thiết bị để đối chiếu kèm theo Phiếu theo dõi trừ lùi theo quy định tại Thông tư số 14/2015/TT-BTC trong trường hợp nhập khẩu nhiều lần;
+ Hợp đồng ủy thác: 01 bản chụp đối với trường hợp ủy thác nhập khẩu các mặt hàng thuộc diện phải có giấy phép nhập khẩu, chứng nhận kiểm tra chuyên ngành hoặc phải có chứng từ chứng minh tổ chức, cá nhân đủ điều kiện nhập khẩu hàng hóa theo quy định của pháp luật về đầu tư, pháp luật về quản lý, kiểm tra chuyên ngành, pháp luật về quản lý ngoại thương mà người nhận ủy thác sử dụng giấy phép hoặc chứng từ xác nhận của người giao ủy thác;
+ Hợp đồng bán hàng cho trường học, viện nghiên cứu hoặc hợp đồng cung cấp hàng hóa hoặc hợp đồng cung cấp dịch vụ đối với thiết bị, dụng cụ chuyên dùng cho giảng dạy, nghiên cứu, thí nghiệm khoa học đối với trường hợp hàng hóa nhập khẩu được áp dụng thuế suất thuế giá trị gia tăng 5% theo quy định của Luật Thuế giá trị gia tăng: 01 bản chụp.
Các chứng từ quy định tại điểm đ, điểm e, điểm g, điểm i khoản này nếu được cơ quan kiểm tra chuyên ngành, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành gửi dưới dạng điện tử thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia hoặc cơ quan có thẩm quyền ở nước xuất khẩu gửi dưới dạng điện tử thông qua Cổng thông tin một cửa ASEAN hoặc Cổng thông tin trao đổi với các nước khác theo quy định của Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, người khai hải quan không phải nộp khi làm thủ tục hải quan.
* Thứ hai, về thời hạn giải quyết:
– Thời hạn tiếp nhận, đăng ký, kiểm tra hồ sơ hải quan: ngay sau khi người khai hải quan nộp, xuất trình hồ sơ hải quan đúng quy định của pháp luật (Khoản 1, Điều 23 Luật Hải quan)
– Thời hạn hoàn thành thành kiểm tra hồ sơ và kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải:
+ Hoàn thành việc kiểm tra hồ sơ chậm nhất là 02 giờ làm việc kể từ thời điểm cơ quan hải quan tiếp nhận đầy đủ hồ sơ hải quan;
+ Hoàn thành việc kiểm tra thực tế hàng hóa chậm nhất là 08 giờ làm việc kể từ thời điểm người khai hải quan xuất trình đầy đủ hàng hoá cho cơ quan hải quan;
Trường hợp hàng hóa thuộc đối tượng kiểm tra chuyên ngành về chất lượng, y tế, văn hóa, kiểm dịch động vật, thực vật, an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật có liên quan thì thời hạn hoàn thành kiểm tra thực tế hàng hóa được tính từ thời điểm nhận được kết quả kiểm tra chuyên ngành theo quy định. Trường hợp lô hàng có số lượng lớn, nhiều chủng loại hoặc việc kiểm tra phức tạp thì Thủ trưởng cơ quan hải quan nơi làm thủ tục hải quan quyết định việc gia hạn thời gian kiểm tra thực tế hàng hóa, nhưng thời gian gia hạn tối đa không quá 02 ngày.