Khai quyết toán là nghĩa vụ của người nộp thuế trong hầu hết các loại thuế như thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp,...trong đó có phí bảo vệ môi trường. Hoạt động khai quyết toán có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong hoạt động quản lý thuế, phí, lệ phí, do đó, pháp luật đã xem đây như một phương pháp, trách nhiệm mà người nộp thuế phải thực hiện.
Mục lục bài viết
1. Tờ khai quyết toán phí bảo vệ môi trường là gì?
Trước tình hình ô nhiễm môi trường nghiêm trọng như hiện nay thì yêu cầu về quản lí và bảo vệ môi trường càng trở nên bức thiết, cần có những công cụ hiệu quả để tăng cường quản lí và bảo vệ môi trường. Ở nước ta hiện nay, phí bảo vệ môi trường đưoc coi là một trong các công cụ kinh tế hữu hiệu và là một bước tiên hết sức quan trọng trong công tác quản lí và bảo vệ môi trường.
Điều 148 Luật Bảo vệ môi trường quy định rằng: “
1. Tổ chức, cá nhân xả thải ra môi trường hoặc làm phát sinh tác động xấu đối với môi trường phải nộp phí bảo vệ môi trường.
2. Mức phí bảo vệ môi trường được quy định trên cơ sở sau:
a) Khối lượng chất thải ra môi trường, quy mô ảnh hưởng tác động xấu đối với môi trường;
b) Mức độ độc hại của chất thải, mức độ gây hại đối với môi trường;
c) Sức chịu tải của môi trường tiếp nhận chất thải.
3. Mức phí bảo vệ môi trường được điều chỉnh phù hợp với yêu cầu bảo vệ môi trường và điều kiện kinh tế – xã hội của đất nước trong từng giai đoạn.
4. Nguồn thu từ phí bảo vệ môi trường được sử dụng cho hoạt động bảo vệ môi trường.”
Từ quy định trên, có thể xác định phí bảo vệ môi trường có những tính chất sau:
Thứ nhất, chủ thể nộp phí bảo vệ môi trường theo quy định là tất cả các tổ chức, cá nhân có hoạt động xả thải ra môi trường hoặc có hoạt động làm phát sinh nguồn tác động xấu đối với môi trường. Phí bảo vệ môi trường mà các tổ chức, cá nhân phải nộp thực chất là số tiền họ phải đóng cho Nhà nước để nhận lấy sự cung cấp dịch vụ từ phía Nhà nước, đó là những hoạt động nhằm bảo vệ và đầu tư cho môi trường tại địa phương nơi họ xả thải mà đáng lẽ ra những hoạt động này phải do chính các chủ thể xả thải phải thực hiện, nhưng Nhà nước đã đứng ra thực hiện thay cho họ.
Thứ hai, đối tượng chịu phí bảo vệ môi trường là các chất thải như nước thải, chất thải rắn, hoặc là các yếu tố vật chất là đối tượng tác động của các hoạt động làm phát sinh nguồn tác động xấu đối với môi trường như các loại khoáng sản kim loại, dầu thô, khí thiên nhiên…trong hoạt động khai thác khoáng sản.
Thứ ba, mức thu phí bảo vệ môi trường phải dựa trên các yếu tố sau đây:
– Khối lượng chất thải, quy mô ảnh hưởng tác động xấu đến môi trường khác nhau cho nên mức thu phí phải có sự phân hóa giữa chủ thể xả thải số lượng khác nhau. Bởi lẽ trên thực tế ta dễ dàng nhận thấy khối lượng chất thải càng nhiều thì nguy cơ gây ra tình trạng ô nhiễm, suy thoái môi trường càng lớn. Hơn nữa, khối lượng chất thải lớn thì chi phí xử lý có thể tăng theo. Trong quy định về mức thu phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn là dựa trên khối lượng đơn vị tấn, mức thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp dựa trên tổng lưu lượng nước thái và hàm lượng các chất gây ô nhiễm. Việc thu phí bảo vệ môi trường dựa trên khối lượng xả thải buộc các tổ chức, cá nhân xả thải phải tìm biện pháp giảm tồng khối lượng xả thải, giảm các tác nhân gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường.
– Mức thu phí BVMT phải dựa trên mức độ độc hại; mức độ gây hại tới môi trường: nhằm đảm bảo sự công bằng giữa các đối tượng nộp phí và buộc các chủ thể xả thải phải áp dụng công nghệ để xử lý, giảm thiếu độ độc hại có trong chất thải. Thực tiễn cho thấy các nhà máy, cơ sở sản xuất ở các lĩnh vực đặc thù, ngành nghề khác nhau thì thải chất thải ra môi trường sẽ có tính chất, mức độ độc hại khác nhau. Ví dụ khi quy định về phí BVMT đối với nước thải thì nước thải chứa các chất ô nhiễm nồng độ càng lớn thì mức phí áp dụng càng cao. Đế thực hiện nguyên tắc trên việc thu phí BVMT phải đảm bảo số tiền phí mà chủ thế xả thải phải trả phải tương ứng với mức độ tác động xấu đến môi trường, số phí này cũng phải đủ sức tác động tới lợi ích cũng như hành vi của các chủ thể, để các chủ thể này hạn chế việc xả thải. Nếu mức phí quá thấp sẽ không tạo ra động lực thay đổi hành vi, nếu mức phí quá cao có thể làm giảm tính cạnh tranh của sản phẩm, lợi ích DN bị giảm đi, ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế.
Ngoài ra mức thu phí bảo vệ môi trường cũng dựa trên cơ sở sức chịu tải của môi trường hay dựa vào môi trường tiếp nhận các chất gây ô nhiễm. Sức chịu tải của môi trường là giới hạn cho phép mà môi trường có thể tiếp nhận và hấp thụ các chất gây ô nhiễm.
Suy cho cùng, có thể hiểu phí bảo vệ môi trường là khoản tiền mà tổ chức, hộ gia đình, cá nhân xả thải ra môi trường hoặc có hoạt động làm phát sinh nguồn tác động xấu với môi trường phải nộp vào ngân sách nhà nước nhằm đầu tư lại vào hoạt động môi trường.
Khai quyết toán phí bảo vệ môi trường là việc xác định số phí phải nộp của năm tính thuế hoặc thời gian từ đầu năm tính thuế đến khi chấm dứt hoạt động phát sinh nghĩa vụ phí hoặc thời gian tính từ khi phát sinh đến khi chấm dứt hoạt động phát sinh nghĩa vụ phí theo quy định của pháp luật.
Tờ khai quyết toán phí bảo vệ môi trường là văn bản do Bộ tài chính ban hành và được người nộp phí thực hiện với nội dung xác định số phí phải nộp trong một khoảng thời gian nhất định, thường là một năm hoặc từ đầu năm tính thuế đến khi chấm dứt hoạt động phát sinh nghĩa vụ phí hoặc thời gian tính từ khi phát sinh đến khi chấm dứt hoạt động phát sinh nghĩa vụ phí theo quy định của pháp luật.
Tờ khai quyết toán phí bảo vệ môi trường ngày nay thường được sử dụng thông qua kệnh thông tin điên tử, tức là khai trực tuyến, điều này khiến hoạt động khai quyết toán trở nên nhanh chóng, hiệu quả hơn. Tuy nhiên, việc khái quyết toán phí bảo vệ qua mẫu giấy cũng không bị loại bỏ, khái quyết toán phí bảo vệ thể hiện tính tuân thủ pháp luật của cá nhân, tổ chức, là căn cứ để cơ quan thuế xem xét, xác định chính xác số phí phải nộp, cũng là cơ sở để cơ quan thuế quản lý hoạt động của cá nhân, tổ chức, tiến hành thu phí, nộp phí, truy thu phí trong trường hợp cần thiết. Tờ khai quyết toán phí sẽ được lưu trữ trong hồ sơ của người nộp phí.
2. Mẫu số 02/BVMT: Mẫu tờ khai quyết toán phí bảo vệ môi trường:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TỜ KHAI QUYẾT TOÁN PHÍ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
[01] Kỳ tính thuế: Từ …… đến…..
[02] Lần đầu * [03] Bổ sung lần thứ *
[04] Tên người nộp thuế :…..
[05] Mã số thuế:
[06] Địa chỉ: ………..
[07] Quận/huyện: ………………. [08] Tỉnh/Thành phố: …………
[09] Điện thoại: ………………… [10] Fax: ……………… [11] Email: ………………
[12] Đại lý thuế (nếu có) :………………
[13] Mã số thuế:
[14] Địa chỉ: …………….
[15] Quận/huyện: ………………. [16] Tỉnh/Thành phố: ………….
[17] Điện thoại: ………………… [18] Fax: ……………… [19] Email: ………………
[120] Hợp đồng đại lý thuế số:…………….ngày …………
Đơn vị tiền: Đồng Việt Nam
STT | Loại khoáng sản | Sản lượng khoáng sản tính phí trong kỳ | Mức phí | Số phí phải nộp trong kỳ | Số phí đã kê khai trong kỳ | Chênh lệch giữa số quyết toán và kê khai | |
Đơn vị tính | Sản lượng | ||||||
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) | (8)= (6) – (7) |
I | Khoáng sản do cơ sở tự khai thác: | ||||||
1 | ….. | ||||||
…. | …… | ||||||
II | Khoáng sản do cơ sở thu mua nộp thay người khai thác | ||||||
1 | …. | ||||||
…. | …. | ||||||
Tổng cộng: |
Tôi cam đoan số liệu kê khai trên là đúng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về số liệu đã khai./.
NHÂN VIÊN ĐẠI LÝ THUẾ
Họ và tên:
Chứng chỉ hành nghề số:
…, ngày……tháng…… năm….
NGƯỜI NỘP THUẾ hoặc
ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ
(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu (nếu có))
3. Hướng dẫn mẫu tờ khai quyết toán phí bảo vệ môi trường:
(01) Ghi thời gian từ tháng/năm mấy đến tháng/năm mấy (thường là một năm, ví dụ: Từ tháng 1/2020 đến tháng 12/2020)
(02; 03) Chọn một trong hai, khai thuế lần đầu hay khai thuế bổ sung
(04) Ghi tên theo chứng minh nhân dân nếu là cá nhân; ghi tên theo giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp nếu là tổ chức
(05) Ghi mã số thuế được cơ quan thuế cấp và ấn định
(12) Nội dung không bắt buộc
Nhìn chung, người nộp phí chỉ cần nắm bắt được các thông tin cơ bản về phí bảo vệ môi trường, nếu gặp khó khăn trong quá trình thực hiện khai quyết toán thuế thì cá nhân, tổ chức có quyền liên hệ với cơ quan thuế, cán bộ công chức thuế để được tư vấn, giúp đỡ, hỗ trợ miễn phí.