Giấy chứng tử được hiểu như thế nào? Xin cấp lại giấy chứng tử được không? Mẫu tờ khai (mẫu đơn) xin cấp lại giấy chứng tử mới nhất? Thủ tục cấp trích lục Giấy chứng tử?
Hiện nay, sinh lão bệnh tử là điều mà chúng ta không tránh khỏi trong cuộc đời. Sau nhiều thời gian, vì lý do khách quan, chủ quan mà nhiều quý bạn đọc làm mất, thất lạc, hư hỏng, rách giấy chứng tử, giấy xác nhận đã chết của người thân trong gia đình do đó gặp khó khăn trong việc thực hiện các thủ tục thừa kế di sản mà người chết để lại hoặc thực hiện các thủ tục hành chính. Pháp luật Việt Nam đã quy định trong trường hợp làm mất, thất lạc, hư hỏng, rách giấy chứng tử, giấy xác nhận đã chết của người thân thì quý bạn đọc hoàn toàn có thể đơn xin cấp lại giấy chứng tử, tuy nhiên nhiều bạn đọc thắc mắc Mẫu tờ khai (mẫu đơn) xin cấp lại giấy chứng tử mới nhất như thế nào? Giấy chứng tử được hiểu như thế nào? Xin cấp lại giấy chứng tử được không? Thủ tục cấp trích lục Giấy chứng tử?
Cơ sở pháp lý:
– Nghị định số 123/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch
Mục lục bài viết
1. Giấy chứng tử là gì?
Giấy chứng tử được hiểu là giấy tờ thuộc lĩnh vực hộ tịch do Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp cho thân nhân, gia đình, người đại diện có liên quan đến người chết nhằm mục đích xác nhận về tình trạng của một người đã chết.
Theo quy định pháp luật, khi quý bạn đọc hoàn thành thủ tục đăng ký khai tử do thân nhân, gia đình của người đã chết thực hiện khai báo tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc một người đã chết (sự kiện chết của một người) thì sẽ được Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng từ cho thân nhân, gia đình người đã chết.
Giấy chứng tử được sử dụng với mục đích sau đây:
Thứ nhất, sử dụng vào mục đích để thực hiện các thủ tục mai táng. Một khi có cá nhân chết thì thân nhân làm mai tang phải đăng ký khai tử theo quy định của pháp luật, để sau đó có thể tiến hành tổ chức lễ tang tại nghĩa trang hoặc tại nhà tang lễ.
Thứ hai, giấy chứng tử dùng trong mở và phân chia thừa kế theo quy định của pháp luật. Thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật sẽ được mở khi cá nhân có di sản chết. Theo đó, giấy chứng tử chính là giấy tờ chứng minh sự kiện chết của người để lại di sản và là tài liệu xác định thời điểm mở thừa kế.
Khi một cá nhân chết đi thì di sản mà họ để lại sẽ được phân chia theo di chúc (trường hợp để lại di chúc) hoặc phân chia theo quy định pháp luật (trường hợp không để lại di chúc).
Thứ ba, Giấy chứng tử được sử dụng trong các hoạt động chuyển nhượng, đăng ký, mua bán đất đai theo quy định pháp luật trong trường hợp đất đai thuộc quyền sở hữu của người đã chết thì khi làm thủ tục mua bán, chuyển nhượng thì cần phải có giấy chứng tử để chứng minh người sở hữu này đã chết.
Giấy chứng tử sẽ bao gồm các nội dung sau đây:
(1) Thông tin cấp xã/phường, cấp quận/huyện, cấp tỉnh nơi thực hiện đăng ký khai tử.
(2) Thông tin người đã chết bao gồm:
– Họ và tên; Giới tính;
– Ngày, tháng, năm sinh;
– Dân tộc;
– Quốc tịch;
– Nơi thường trú/nơi tạm trú cuối cùng trước khi chết;
– Số chứng minh thư nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu;
– Thời gian chết: giờ, phút, ngày, tháng, năm;
– Nguyên nhân chết;
– Nơi chết;
(3) Chữ ký cán bộ tư pháp hộ tịch, chữ ký của người đi khai tử, chữ ký của chủ tịch/phó chủ tịch Ủy ban nhân dân và đóng dấu Ủy ban nhân dân.
2. Xin cấp lại giấy chứng tử được không?
Hiện nay, theo quy định khai tử chính là việc cơ quan nhà nước xác nhận một người đã chết và chấm dứt các quan hệ pháp luật có liên quan đến người đã chết. Do đó, người thân của người đã chết phải tiến hành thủ tục đăng ký khai tử.
Căn cứ theo quy định tại Điều 37
Nếu mất Giấy chứng tử bản gốc, người thân của người đã mất có thể xin cấp bản sao trích lục từ Cơ sở dữ liệu hộ tịch để sử dụng trong trường hợp cần thiết bởi:
Theo khoản 9 Điều 4 Luật Hộ tịch quy định, trích lục hộ tịch là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp nhằm chứng minh sự kiện hộ tịch của cá nhân đã đăng ký tại cơ quan đăng ký hộ tịch. Bản chính trích lục hộ tịch được cấp ngay sau khi sự kiện hộ tịch được đăng ký. Thực tế, Bản sao trích lục hộ tịch bao gồm bản sao trích lục hộ tịch được cấp từ Cơ sở dữ liệu hộ tịch và bản sao trích lục hộ tịch được chứng thực từ bản chính.
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 3
Như vậy, Trong trường hợp mất bản gốc, quý bạn đọc hoàn toàn có thể xin cấp lại giấy chứng tử. Tuy nhiên, quý bạn đọc cần lưu ý rằng sẽ không thể thực hiện thủ tục chứng thực bản sao từ bản chính mà quý bạn đọc sẽ thực hiện thủ tục xin trích lục hộ tịch được cấp từ Cơ sở dữ liệu hộ tịch. Quý bạn đọc cần hiểu rằng, bản sao trích lục hộ tịch được cấp từ Cơ sở dữ liệu hộ tịch chính là bản sao được cấp từ sổ gốc.
3. Mẫu tờ khai (mẫu đơn) xin cấp lại giấy chứng tử mới nhất:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——–o0o——–
……, ngày … tháng … năm……
ĐƠN XIN CẤP LẠI GIẤY CHỨNG TỬ
Căn cứ Luật Hộ tịch năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 123/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch
Kính gửi: Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã/phường/thị trấn…
Họ và tên người khai: …Nơi thường trú/tạm trú: …
Số giấy CMND/Giấy tờ hợp lệ thay thế: …
Quan hệ với người đã chết: …
Lý do của việc xin cấp lại:…
Đề nghị Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã/phường/thị trấn xem xét và cấp lại bản sao Giấy chứng tử cho người có tên dưới đây:
Họ và tên: …Giới tính: …
Ngày, tháng, năm sinh: …
Dân tộc: … Quốc tịch: …
Nơi thường trú/tạm trú cuối cùng:…
Số giấy CMND/Giấy tờ hợp lệ thay thế:……
Đã chết vào lúc: …. giờ ….. phút, ngày … tháng … năm …
Nơi chết:…
Nguyên nhân chết: …
Số Giấy báo tử/ Giấy tờ thay thế Giấy báo tử …do… cấp ngày … tháng … năm …
Đã đăng ký khai tử tại:…… ngày … tháng ….. năm ..….
Theo Giấy chứng tử số: ……Quyển số: ……
Tôi cam đoan những nội dung khai trên đây là đúng sự thật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về cam đoan của mình.
Người làm đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)
4. Thủ tục cấp trích lục Giấy chứng tử:
Khi quý bạn đọc thực hiện thủ tục cấp trích lục Giấy chứng tử bao gồm các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Căn cứ theo quy định tại Điều 28 Nghị định 123/2015/NĐ-CP, quý bạn đọc cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ bao gồm các loại giấy tờ sau đây:
(1) Tờ khai theo mẫu quy định;
(2) Giấy chứng tử trước đây được cấp hợp lệ (bản sao). Trường hợp quý bạn đọc không có bản sao Giấy chứng tử hợp lệ thì quý bạn đọc tiến hành nộp bản sao hồ sơ, giấy tờ liên quan có nội dung chứng minh sự kiện chết;
(3) Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu (bản chính hoặc bản sao công chứng) còn giá trị sử dụng của người nộp hồ sơ;
Bước 2: Tiến hành nộp hồ sơ
Căn cứ theo quy định tại Điều 63 Luật Hộ tịch năm 2014, Cá nhân không phụ thuộc vào nơi cư trú có quyền yêu cầu Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch cấp bản sao trích lục hộ tịch về sự kiện hộ tịch của mình đã được đăng ký. Trong đó, căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 4 Luật Hộ tịch năm 2014:
– Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch bao gồm Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao, cơ quan đăng ký hộ tịch và cơ quan khác được giao thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Như vậy, quý bạn đọc, người thân đăng ký khai tử cho người đã mất có thể xin cấp trích lục Giấy chứng tử tại cơ quan đăng ký hộ tịch là Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú cuối cùng của người đã chết.
Bước 3: Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ
Công chức tư pháp – hộ tịch có trách nhiệm tiếp nhận và kiểm tiến hành kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ.
Trường hợp hồ sơ hợp lệ, Công chức tư pháp – hộ tịch tiến hành báo cáo, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký cấp bản chính trích lục cho quý bạn đọc (người yêu cầu) và ghi nội dung đăng ký lại khai tử và Sổ hộ tịch và yêu cầu người yêu cầu ký, ghi rõ họ và tên trong Sổ hộ tịch.
Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Công chức tư pháp – hộ tịch tiến hành ra thông báo và nêu rõ lý do.
Thời gian giải quyết: Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, trong 5 ngày làm việc. Ngoài ra, đối với các trường hợp cần xác minh thông tin thời gian gian giải quyết không quá 10 ngày làm việc.