Về nguyên tắc, để nhãn hiệu của mình được pháp luật bảo hộ, các doanh nghiệp thường tiến hành đăng ký nhãn hiệu. Tuy nhiên, giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu chỉ có hiệu lực trong một khoảng thời gian nhất định. Khi hết hạn, doanh nghiệp sẽ tiến hành gia hạn đăng ký nhãn hiệu. Dưới đây là mẫu tờ khai gia hạn giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.
Mục lục bài viết
1. Mẫu tờ khai gia hạn giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu:
TỜ KHAI GIA HẠN/DUY TRÌ HIỆU LỰC VĂN BẰNG BẢO HỘ ĐỐI TƯỢNG SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP
Kính gửi: Cục Sở hữu trí tuệ
Chủ đơn dưới đây yêu cầu Cục Sở hữu trí tuệ gia hạn/duy trì hiệu lực văn bằng bảo hộ đối tượng sở hữu công nghiệp*
| DẤU NHẬN ĐƠN (Dành cho cán bộ nhận đơn) | |||
CHỦ ĐƠN (Tổ chức, cá nhân yêu cầu gia hạn/duy trì hiệu lực VBBH) Tên đầy đủ: Địa chỉ: Điện thoại: Fax: Email: | ||||
ĐẠI DIỆN CỦA CHỦ ĐƠN
là người đại diện theo pháp luật của chủ đơn. là tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp được ủy quyền của chủ đơn. là người khác được ủy quyền của chủ đơn. Tên đầy đủ: Địa chỉ: Điện thoại: Fax: Email: | ||||
ĐỐI TƯỢNG YÊU CẦU GIA HẠN/DUY TRÌ | ||||
Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp
| Số văn bằng bảo hộ: Các phương án cần gia hạn:
| |||
Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu | Số văn bằng bảo hộ: Các nhóm hoặc sản phẩm, dịch vụ cần gia hạn:
| |||
Bằng độc quyền sáng chế Bằng độc quyền giải pháp hữu ích
| Số Bằng độc quyền: Số điểm yêu cầu bảo hộ độc lập: Năm duy trì hiệu lực: | |||
2. Các vấn đề liên quan đến việc đăng ký nhãn hiệu:
– Nhãn hiệu là những dấu hiệu dùng phân biệt hàng hóa, dịch vụ cùng loại của các cơ sở sản xuất, kinh doanh khác nhau. Nhãn hiệu hàng hóa có thể là từ ngữ, hình ảnh, biểu trưng hoặc sự kết hợp các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.
– Nếu kiểu dáng công nghiệp của sản phẩm là đấu ấn đầu tiên mà người tiêu dùng nhìn vào nhằm quyết định mua sản phẩm hay không; thì nhãn hiệu là dấu hiệu nhận biết rõ ràng nhất, giúp người tiêu dùng phân biệt sản phẩm trên thị trường.
– Khi cho ra một một thương hiệu, sản phẩm bất kỳ, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh luôn chú trọng đến nhãn hiệu. Người ta thường tạo nhãn hiệu cho riêng mình bằng từ ngữ, hình ảnh. Nhãn hiệu mang đậm tính chất riêng của từng loại sản phẩm khác nhau. Nhãn hiệu tạo nên sự đa dạng trên thị trường tiêu thụ sản phẩm. Ví dụ: Trên thị trường hiện nay có rất nhiều nhãn hiệu trái cây khác nhau. Người dùng sẽ căn cứ vào nhãn hiệu thể hiện trên bao bì sản phẩm (nó có thể là logo) để nhận biết thương hiệu, từ đó lựa chọn dòng sản phẩm phù hợp, phục vụ cho nhu cầu sử dụng của bản thân và gia đình.
– Trong nền kinh tế thị trường hàng hóa phát triển mạnh mẽ, cạnh tranh cao như ngày nay, nhãn hiệu có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc thể hiện dấu ấn riêng của sản phẩm; tạo ấn tượng cho người sử dụng. Nó là căn cứ để người dùng xác định thương hiệu của sản phẩm.
– Nhãn hiệu có vai trò đặc biệt quan trọng đối với lợi ích của doanh nghiệp sản xuất và người tiêu dùng.
+ Đối với doanh nghiệp sản xuất: Nhãn hiệu giúp công ty, doanh nghiệp sản xuất lựa chọn chiến lược kinh doanh cho mình. Bởi nếu không có nhãn hiệu, doanh nghiệp sẽ không thể tiếp cận thị trường, không thể tạo ra dấu ấn để người tiêu dùng “nhớ mặt” mình. Cùng với đó, nhãn hiệu còn góp phần tạo ra một nguồn động lực khuyến khích công ty đầu tư vào việc duy trì và nâng cao chất lượng sản phẩm của mình nhằm đảm bảo rằng các sản phẩm mang nhãn hiệu có họ có một danh tiếng tốt. Hay nói cách khác, nhãn hiệu được xem là cơ sở để tạo nên danh tiếng, thương hiệu của một công ty, doanh nghiệp.
+ Đối với người sử dụng: Nhãn hiệu là cơ sở để người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm sử dụng cho mình. Bởi lẽ, nhãn hiệu dùng để phân biệt sản phẩm của doanh nghiệp này với sản phẩm của doanh nghiệp khác. Dựa vào nhãn hiệu, người sử dụng sẽ lựa chọn sản phẩm tốt nhất cho mình. Ví dụ: Chị Nguyễn Thị K mua dầu ăn thực vật có nhãn hiệu XX. Sau một khoảng thời gian sử dụng, chị rất thích và đánh giá cao loại dầu này. Vì vậy, chị quyết định mau lại để sử dụng. Chị K căn cứ vào nhãn hiệu trên bìa sản phẩm để tìm kiếm và lựa chọn sản phẩm dầu ăn cho mình.
3. Khái niệm giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu:
– Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu là chứng từ pháp lý bảo vệ tư cách pháp lý của chủ sở hữu nhãn hiệu. Hiểu cách khác, giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu là tài liệu chứng minh quyền sở hữu hợp pháp và duy nhất của chủ sở hữu với nhãn hiệu đã đăng ký.
– Như đã phân tích ở trên, nhãn hiệu có vai trò, ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của sản phẩm, đẩy mạnh sự tiếp thị sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Do đó, với các nhãn hiệu của sản phẩm mà doanh nghiệp mình tạo ra, các doanh nghiệp sẽ tiến hành đăng ký nhãn hiệu cho mình.
– Theo quy định của luật sở hữu trí tuệ, giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có thời hạn 10 năm. Khi giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hết hạn, doanh nghiệp có thể xin gia hạn thêm. Gia hạn giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu là việc làm cần thiết mà các doanh nghiệp cần phải tiến hành thực hiện. Bởi khi đăng ký nhãn hiệu, doanh nghiệp sẽ được pháp luật bảo hộ về pháp luật, tránh những trường hợp rủi ro xảy ra: Nhãn hiệu bị đánh cắp, sao chép,…Khi xin gia hạn đăng ký nhãn hiệu, quyền về nhãn hiệu mà mình tạo lập lên của doanh nghiệp luôn được pháp luật bảo hộ.
– Thông thường, người ta thường tiến hành gia hạn nhãn hiệu trong hai thời điểm nhất định sau đây:
+ Thời điểm thứ nhất: Gia hạn nhãn hiệu trước 06 tháng tính từ ngày nhãn hiệu hết hiệu lực;
+ Thời điểm thứ hai: Gia hạn giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu 06 tháng sau khi nhãn hiệu hết hiệu lực.
– Về cơ bản, nội dung trên giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu sẽ bao gồm các thông tin cụ thể sau đây:
+ Số giấy chứng nhận;
+ Chủ sở hữu giấy chứng nhận bao gồm thông tin: Tên chủ sở hữu, địa chỉ chủ sở hữu
+ Thông tin về số đơn và ngày nộp đơn đăng ký nhãn hiệu
+Thông tin về nhóm sản phẩm/dịch vụ đăng ký
+ Thông tin về số quyết định cấp giấy chứng nhận đăng ký
+ Thông tin về thời gian hiệu lực giấy chứng nhận đăng ký
4. Quy trình Gia hạn giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu:
Quy trình gia hạn nhãn hiệu sẽ được thực hiện theo các quy trình, thủ tục cụ thể sau đây:
Bước 1: Xác định thời điểm nhãn hiệu hết hiệu lực để gia hạn
Hiệu lực của giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu là 10 năm tính từ ngày nộp đơn. Doanh nghiệp, chủ sở hữu cần tiến hành thực hiện gia hạn nhãn hiệu theo hai thời điểm đã nêu ở trên: trong thời gian 6 tháng trước và sau khi nhãn hiệu hết hiệu lực. Bởi chỉ trong hai thời điểm như trên, doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp mới có thể xin gia hạn đăng ký nhãn hiệu.
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ khi gia hạn giấy chứng nhận nhãn hiệu
Hồ sơ gia hạn nhãn hiệu sẽ gồm những tài liệu sau:
+ Tờ khai gia hạn nhãn hiệu theo mẫu – 02 bản
+ Bản gốc giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (trường hợp muốn ghi nhận trực tiếp thời gian hiệu lực của giấy chứng nhận mới trên văn bằng bảo hộ)
Chỉ khi đảm bảo đầy đủ các giấy tờ như trên, hồ sơ xin gia hạn đăng ký nhãn hiệu mới có hiệu lực và được thụ lý. Những giấy tờ trên là căn cứ để cơ quan chức năng có thẩm quyền xem xét, và đưa ra quyết định xem nhãn hiệu đó có được gia hạn hay không.
Bước 3: Nộp hồ sơ gia hạn nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ:
Sau khi đảm bảo đầy đủ các giấy tờ về mặt hồ sơ, doanh nghiệp, chủ sở hữu nhãn hiệu sẽ nộp hồ sơ theo trực tiếp qua bưu điện trực tuyến tới các địa chỉ của cục sở hữu trí tuệ nơi mà doanh nghiệp đặt trụ sở.
Bước 4: Theo dõi hồ sơ gia hạn nhãn hiệu sau khi nộp
Sau khi nộp xong hồ sơ, chủ sở hữu sẽ kiểm tra tình trạng hồ sơ để kịp thời sửa đổi hoặc bổ sung tài liệu, thông tin cần thiết theo yêu cầu của cơ quan đăng ký (nếu có). Tại giai đoạn này, Cục sở hữu trí tuệ sẽ xem xét hồ sơ, nếu hồ sơ đầy đủ các giấy tờ theo luật định, đồng thời doanh nghiệp đó đủ điều kiện gia hạn nhãn hiệu, Cục sở hữu trí tuệ sẽ tiến hành gia hạn đăng ký nhãn hiệu.
Bước 5: Nhận giấy chứng nhận nhãn hiệu đã ghi nhận hiệu lực mới
Sau thời gian thẩm định, cục Sở hữu trí tuệ sẽ ghi nhận thông tin hiệu lực mới của giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho chủ sở hữu thêm 1 khoảng thời gian 10 năm nữa.