Bảo hiểm xã hội và Bảo hiểm y tế là hình thức chi trả một phần hoặc toàn bộ chi phí thăm khám, điều trị, phục hồi sức khỏe,…Trong các trường hợp muốn điều chỉnh BHXH, BHYT thì các đơn vị tham gia cần làm gì?
Mục lục bài viết
1. Mẫu tờ khai đơn vị tham gia, điều chỉnh BHXH, BHYT là gì?
Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.
Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định của Luật này để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện. Bảo hiểm y tế (bảo hiểm sức khỏe) là loại hình bảo hiểm thuộc lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Theo đó, người mua bảo hiểm y tế sẽ được chi trả một phần hoặc toàn bộ chi phí thăm khám, điều trị, phục hồi sức khỏe,… nếu không may xảy ra tai nạn, ốm đau.
Tờ khai đơn vị tham gia, điều chỉnh BHXH, BHYT (Mẫu TK3-TS) là tờ khai về các nội dung và thông tin của đơn vị tham gia muốn điều chỉnh BHXH, BHYT
2. Mẫu tờ khai đơn vị tham gia, điều chỉnh BHXH, BHYT:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM
TỜ KHAI
ĐƠN VỊ THAM GIA, ĐIỀU CHỈNH BẢO HIỂM XÃ HỘI, BẢO HIỂM Y TẾ
Kính gửi: ………
[01]. Tên đơn vị: ………
[02]. Mã số đơn vị: ……….
[03]. Mã số thuế: ………..
[04]. Địa chỉ đăng ký kinh doanh:………..
[05]. Địa chỉ giao dịch hoặc liên hệ:……….
[06]. Loại hình đơn vị: …………
[07]. Số điện thoại………….. [07]. Địa chỉ email…………
[08]. Quyết định thành lập/Giấy phép đăng ký kinh doanh:
[09.1]. Số: …………………….; [09.2]. Nơi cấp: ………………………………………..
[10]. Phương thức đóng khác: [10.1].03 tháng một lần [10.2].06 tháng một lần
[11]. Nội dung thay đổi, yêu cầu: ……
[12]. Hồ sơ kèm theo (nếu có): …………
……, ngày …… tháng ….. năm ……….
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn làm Mẫu tờ khai đơn vị tham gia, điều chỉnh BHXH, BHYT:
a) Mục đích: kê khai các thông tin của đơn vị khi đăng ký tham gia BHXH, BHYT, BHTN và khi thay đổi thông tin của đơn vị.
b) Trách nhiệm lập: Đơn vị tham gia BHXH, BHYT.
c) Thời gian lập: đơn vị BHXH, BHYT tham gia lần đầu, đơn vị di chuyển từ địa bàn tỉnh, thành phố khác đến; khi có thay đổi thông tin của đơn vị.
d) Phương pháp lập:
[01]. Tên đơn vị: ghi đầy đủ tên đơn vị.
[02]. Mã số đơn vị: ghi mã số đơn vị do cơ quan BHXH cấp, trường hợp chưa được cấp mã thì để trống.
[03]. Mã số thuế: ghi mã số thuế của đơn vị, trường hợp đơn vị chưa được cấp mã số thuế thì để trống.
Lưu ý:
– Mã đơn vị lấy theo mã số thuế.
– Đối với đơn vị đã được cấp mã số đơn vị và mã số thuế thì ghi cả hai mã số vào chỉ tiêu tương ứng (đối với đơn vị di chuyển từ địa bàn tỉnh, thành phố khác đến; khi có thay đổi thông tin của đơn vị).
– Trường hợp đơn vị chưa, được cấp mã số thuế thì mã đơn vị được cấp theo quy định.
– Trường hợp đã được cấp mã số đơn vị, sau khi được bổ sung mã số thuế thì mã đơn vị được điều chỉnh theo mã số thuế.
[04]. Địa chỉ đăng ký kinh doanh: ghi địa chỉ theo quyết định thành lập, giấy phép kinh doanh.
[05]. Địa chỉ giao dịch hoặc liên hệ: ghi đầy đủ số nhà, đường phố, thôn xóm; xã, phường, thị trấn; quận, huyện thị xã, thành phố thuộc tỉnh; tỉnh, thành phố nơi đơn vị đóng trụ sở.
[06]. Loại hình đơn vị: ghi các loại hình đơn vị như: Cơ quan hành chính, Đảng, đoàn; Sự nghiệp công lập; Sự nghiệp ngoài công lập; Doanh nghiệp nhà nước; doanh nghiệp ngoài nhà nước; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; Hợp tác xã; Tổ hợp tác; hộ kinh doanh cá thể; cá nhân có sử dụng lao động; Văn phòng đại diện, tổ chức quốc tế.
[07]. Số điện thoại: ghi số điện thoại của đơn vị.
[08]. Địa chỉ email: ghi địa chỉ email của đơn vị.
[09]. Quyết định thành lập/Giấy phép đăng ký kinh doanh:
[09.1]. Số: ghi số quyết định thành lập/Giấy phép đăng ký kinh doanh.
[09.2]. Nơi cấp: ghi cơ quan cấp Quyết định thành lập/Giấy phép đăng ký kinh doanh cho đơn vị.
[10]. Phương thức đóng khác (chỉ áp dụng đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp trả lương theo sản phẩm, theo khoán): nếu chọn phương thức đóng 03 tháng một lần thì đánh dấu x với ô [10.1]; nếu chọn phương thức đóng 06 tháng một lần thì đánh dấu x với ô [10.2].
[11]. Nội dung thay đổi, yêu cầu: ghi nội dung yêu cầu thay đổi như: tên đơn vị, địa chỉ đơn vị, loại hình đơn vị…
[12]. Hồ sơ kèm theo: kê chi tiết, số lượng các loại giấy tờ gửi kèm.
Lưu ý:
Khi thay đổi thông tin đơn vị tham gia BHXH, BHYT, BHTN thì chỉ cần ghi mã số thuế đơn vị và chỉ tiêu [01], [02], [09], [10];
Đơn vị chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc lập hồ sơ; lưu trữ hồ sơ tham gia BHXH, BHYT, BHTN.
Đ) Sau khi hoàn tất việc kê khai, thủ trưởng đơn vị ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu.
4. Một số quy định của pháp luật về điều chỉnh BHXH, BHYT:
4.1. Điều chỉnh thông tin tham gia bảo hiểm xã hội:
Tại Điều 98. Điều chỉnh thông tin tham gia bảo hiểm xã hội:
1. Người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản với cơ quan bảo hiểm xã hội khi có thay đổi thông tin tham gia bảo hiểm xã hội.
2. Hồ sơ điều chỉnh thông tin cá nhân của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bao gồm:
– Tờ khai điều chỉnh thông tin cá nhân;
– Sổ bảo hiểm xã hội;
– Bản sao giấy tờ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến việc điều chỉnh thông tin cá nhân theo quy định của pháp luật.
4.2. Quyền của cơ quan bảo hiểm xã hội:
Tại Điều 22. Quyền của cơ quan bảo hiểm xã hội:
1. Tổ chức quản lý nhân sự, tài chính và tài sản theo quy định của pháp luật.
2. Từ chối yêu cầu trả bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế không đúng quy định của pháp luật.
3. Yêu cầu người sử dụng lao động xuất trình sổ quản lý lao động, bảng lương và thông tin, tài liệu khác liên quan đến việc đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.
4. Được cơ quan đăng ký doanh nghiệp, cơ quan cấp giấy chứng nhận hoạt động hoặc giấy phép hoạt động gửi bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy phép hoạt động, giấy chứng nhận hoạt động hoặc quyết định thành lập để thực hiện đăng ký lao động tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với doanh nghiệp, tổ chức thành lập mới.
5. Định kỳ 06 tháng được cơ quan quản lý nhà nước về lao động ở địa phương cung cấp thông tin về tình hình sử dụng và thay đổi lao động trên địa bàn.
6. Được cơ quan thuế cung cấp mã số thuế của người sử dụng lao động; định kỳ hằng năm cung cấp thông tin về chi phí tiền lương để tính thuế của người sử dụng lao động.
7. Kiểm tra việc thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội; thanh tra chuyên ngành việc đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.
8. Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xây dựng, sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và quản lý quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.
9. Xử lý vi phạm pháp luật hoặc kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.
Dựa trên các quy định trên thì Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội. Bảo hiểm xã hội hay bảo hiểm y tế đều có điểm chung là nhằm bảo đảm cho con người trong các trường hợp gặp rủi do nhất định.
4.3. Những vấn đè thường gặp liên quan rới sổ bảo hiểm xã hội:
1. Bị thất lạc sổ BHXH, mất sổ BHXH phải giải quyết thế nào?
Do quá trình công tác hoặc quá trình giữ sổ BHXH rất nhiều người lao động bị thất lạc sổ BHXH hoặc mất sổ BHXH. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến việc theo dõi quá trình tham gia BHXH cũng như làm hồ sơ thủ tục hưởng BHXH cho người lao động.
Phương án giải quyết:
Trong trường hợp làm thất lạc sổ BHXH hoặc mất sổ BHXH người lao động làm đơn xin cấp lại sổ BHXH mới. Tiến hành lập tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT theo Mẫu TK1-TS ban hành kèm theo Quyết định 888/QĐ-BHXH.
Sau khi hoàn tất hồ sơ xin cấp sổ BHXH người lao động hoặc đơn vị nộp cho cơ quan BHXH để được xem xét, giải quyết. Được cấp sổ mới, tuy nhiên tuy nhiên mã sổ BHXH vẫn được lấy theo mã sổ BHXH cũ và cũng là mã số định danh duy nhất trong suốt quá trình tham gia BHXH.
Trong trường hợp nếu đơn vị cũ chưa thực hiện xác nhận quá trình đóng BHXH cho người lao động thì khi giải quyết các chế độ BHXH, cơ quan BHXH sẽ không tính thời gian tham gia BHXH tại đơn vị đó để tính hưởng các chế độ BHXH.
2. Có được tự chốt sổ BHXH không?
Rất nhiều người lao động muốn được tự chốt BHXH, tuy nhiên theo Luật người lao động không được tự chốt BHXH. Cụ thể như sau:
Căn cứ theo quy định tại Khoản 3, Điều 47,
“Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động”.
Căn cứ vào Khoản 5, Điều 21,
“Người sử dụng lao động phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động, xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật”.
Như vậy, ở thời điểm hiện tại người lao động không thể tự chốt sổ BHXH cho mình. Người sử dụng lao động hoặc cơ quan BHXH có nghĩa vụ và trách nhiệm chốt sổ BHXH cho người lao động khi được người lao động yêu cầu.
Phương án giải quyết:
Khi người lao động muốn chốt sổ BHXH, người lao động cần yêu cầu người sử dụng lao động, các cơ quan BHXH có thẩm quyền trực tiếp quản lý hồ sơ BHXH của mình thực hiện chốt sổ.
Người lao động tuyệt đối không tự ý chốt sổ, như vậy là sai quy định của Pháp luật. Người lao động có thể bị phạt nếu cố tình chốt sổ làm sai lệch thông tin và gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Có nên tiếp tục dùng sổ BHXH công ty cũ hay xin cấp sổ mới
Lấy sổ BHXH tại công ty cũ hay xin cấp lại sổ BHXH mới khi chuyển nơi công tác? Điều này khiến rất nhiều lao động băn khoăn. Theo quy định của Pháp luật thì mỗi người khi tham gia BHXH sẽ được cấp duy nhất 1 mã số định danh. Mã số này cũng là mã số BHXH của người đó, được sử dụng cho người lao động suốt quá trình tham gia BHXH.
Người lao động khi chuyển công tác không còn đóng BHXH ở đơn vị cũ và không lấy sổ ở đơn vị cũ. Nhưng mã số này vẫn được giữ nguyên khi chuyển đến đơn vị mới. Toàn bộ quá trình tham gia BHXH của người lao động sẽ được cập nhật lại trong sổ mới.
Trên đây là thông tin của chúng tooi về Mẫu tờ khai đơn vị tham gia, điều chỉnh BHXH, BHYT (Mẫu TK3-TS), Hướng dẫn làm Mẫu tờ khai đơn vị tham gia, điều chỉnh BHXH, BHYT (Mẫu TK3-TS) chi tiết nhất và các quy định của pháp luật liên quan