Trong quá trình hoạt động, cá nhân, doanh nghiệp có thể làm mất Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá vì nhiều lý do như bị mất hoặc bị rách nát. Theo quy định thì cá nhân, doanh nghiệp được quyền yêu cầu cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá. Dưới đây là mẫu tờ khai đề nghị cấp lại giấy chứng nhận đăng ký tàu cá:
Mục lục bài viết
1. Mẫu tờ khai đề nghị cấp lại giấy chứng nhận đăng ký tàu cá:
Mẫu số 07.ĐKT
MẪU TỜ KHAI ĐỀ NGHỊ CẤP LẠI
GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ TÀU CÁ/TÀU CÔNG VỤ THỦY SẢN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——–
…….., ngày……. tháng…… năm……..
TỜ KHAI ĐỀ NGHỊ CẤP LẠI GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ
TÀU CÁ/TÀU CÔNG VỤ THỦY SẢN(*)
Kính gửi: ……
Họ tên người khai:…..
Thường trú tại: …….
Số CCCD/CMND:……
Đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá/tàu công vụ thủy sản(*) với nội dung sau:
1. Đặc điểm cơ bản của tàu:
Tên tàu: …….; Số đăng ký:……
Năm, nơi đóng:…….
Nơi đăng ký:……..
Thông số cơ bản của tàu: Lmax=………; Bmax=……..; D=……
Ltk =………; Btk…=……….; d=……
Vật liệu vỏ: …….; Tổng dung tích (GT): ……
Trọng tải toàn phần, tấn: ……Số thuyền viên,người……
Nghề chính: ………Nghề kiêm:….
Vùng hoạt động:……..
Máy chính:
TT | Ký hiệu máy | Số máy | Công suất định mức, kW | Vòng quay định mức, rpm | Ghi chú |
2. Họ tên, địa chỉ của từng chủ sở hữu (Nếu tàu thuộc sở hữu nhiều chủ):
TT | Họ và tên | Địa chỉ | Chứng minh nhân dân/ Căn cước công dân | Giá trị cổ phần |
3. Lý do đề nghị cấp lại: ……….
Tôi xin cam đoan những nội dung nêu trên là đúng sự thật.
XÁC NHẬN CỦA UBND CẤP XÃ (**) | ĐẠI DIỆN CHỦ TÀU |
Ghi chú: (*) Gạch hoặc xóa bỏ chỗ không phù hợp
(**) Không áp dụng đối với tàu công vụ thủy sản
2. Hồ sơ, thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá hiện nay:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ:
Căn cứ tiết 2.3 tiểu mục 2 Mục B Phần II Thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung lĩnh vực thủy sản thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành kèm theo Quyết định số 676/QĐ-BNN-TCTS năm 2022 quy định hồ sơ cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá gồm có:
- Tờ khai đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá (mẫu số 07.ĐKT Phụ lục XVI ban hành kèm theo Thông tư số 01/2022/TT-BNNPTNT).
- Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá hoặc Giấy xác nhận đã đăng ký, Giấy chứng nhận đăng ký tàu công vụ thủy sản cũ (bản chính).
- Nếu như Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá bị mất thì chủ tàu phải có trách nhiệm khai báo và nêu rõ lý do.
- Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật của tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 12 mét trở lên (bản sao chụp).
- Ảnh màu (9 x 12 cm, chụp toàn tàu theo hướng 2 bên mạn tàu).
Bước 2: Nộp hồ sơ:
Sau khi chuẩn bị đủ hồ sơ như trên, đối tượng có nhu cầu sẽ nộp hồ sơ đến cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh.
Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ và giải quyết:
Trong thời gian là 03 ngày làm việc tính từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ theo quy định thì cơ quan có thẩm quyền sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá (theo mẫu số 05.ĐKT Phụ lục XVI ban hành kèm theo Thông tư số 01/2022/TT- BNNPTNT).
3. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá gồm có?
Căn cứ Điều 71 Luật thủy sản năm 2017 quy định điều kiện để đăng ký tàu cá gồm có:
Thứ nhất, điều kiện về tàu cá:
+ Chiều dài lớn nhất từ 06 mét trở lên.
+ Tàu cá phải được đăng ký vào sổ đăng ký tàu cá quốc gia và cấp Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá theo quy định.
+ Đối với trường hợp tàu cá chiều dài lớn nhất dưới 06 mét do Ủy ban nhân dân cấp xã thống kê phục vụ công tác quản lý.
Thứ hai, phải có giấy tờ chứng minh về sở hữu hợp pháp tàu cá.
Thứ ba, phải có Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá đối với tàu cá quy định phải đăng kiểm.
Thứ tư, đối với trường hợp thuê tàu trần phải có giấy chứng nhận tạm ngừng đăng ký tàu cá; còn đối với trường hợp nhập khẩu, mua bán, tặng cho hoặc chuyển tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì cần giấy chứng nhận xóa đăng ký tàu cá.
Thứ tư, chủ tàu cá phải có trụ sở hoặc nơi đăng ký thường trú ở tại Việt Nam.
4. Quyền và nghĩa vụ của thuyền trưởng, thuyền viên và người làm việc trên tàu cá:
Thứ nhất, quyền và nghĩa vụ của thuyền trưởng:
+ Được quyền đại diện cho chủ tàu cá và những người có lợi ích liên quan đến tài sản hoặc sản phẩm thủy sản trong quá trình hoạt động hoặc khai thác thủy sản.
+ Trong trường hợp xét thấy chưa đủ điều kiện an toàn cho người và tàu cá, an toàn thực phẩm, an toàn hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường thì có quyền không cho tàu cá hoạt động.
+ Đối với thuyền viên, người làm việc trên tàu cá không đủ trình độ chuyên môn theo chức danh hoặc có hành vi vi phạm pháp luật thì được quyền từ chối tiếp nhận hoặc buộc phải rời khỏi tàu cá.
+ Trong trường hợp tàu cá gặp nguy hiểm thì được quyền yêu cầu cứu nạn, cứu hộ.
+ Được quyền quyết định sử dụng biện pháp cấp bách để đưa tàu cá đến nơi an toàn trong tình thế cấp thiết.
Thứ hai, nghĩa vụ của thuyền trưởng:
+ Phải có trách nhiệm phổ biến, hướng dẫn, phân công, đôn đốc thuyền viên, người làm việc trên tàu cá thực hiện quy định an toàn hàng hải, an toàn lao động, an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường.
+ Thực hiện kiểm tra thuyền viên, người làm việc trên tàu cá và trang thiết bị, giấy tờ của tàu cá, thuyền viên, người làm việc trên tàu cá trước khi tàu cá rời bến.
+ Có trách nhiệm cập nhật thông tin về vị trí tàu cá, số thuyền viên, người làm việc trên tàu cá.
+ Khi có yêu cầu phải xuất trình giấy tờ với cơ quan có thẩm quyền để kiểm tra.
+ Phải có trách nhiệm đôn đốc thuyền viên, người làm việc trên tàu cá sẵn sàng ứng phó, điều động tàu tránh trú an toàn trong trường hợp thiên tai xảy ra.
+ Đảm bảo có biện pháp ứng phó kịp thời và thông báo cho đài thông tin duyên hải gần nhất hoặc cơ quan có thẩm quyền nếu như tàu cá bị tai nạn.
+ Tìm biện pháp cứu chữa nên như trên tàu cá có người bị nạn.
+ Phải có trách nhiệm giữ gìn tài sản, di chúc, đồng thời thông báo với đài thông tin duyên hải gần nhất, chủ tàu cá, gia đình người bị nạn hoặc cơ quan có thẩm quyền nếu như có người chết.
Thứ hai, điều kiện, quyền và nghĩa vụ của thuyền viên và người làm việc trên tàu cá:
Căn cứ Điều 74 Luật thủy sản năm 2017 quy định về điều kiện để làm thuyền viên và người làm việc trên tàu cá gồm có:
+ Phải là công dân Việt Nam, người nước ngoài được phép làm việc trên tàu cá.
+ Đảm bảo có đủ giấy tờ tùy thân gồm chứng minh thư nhân dân, thẻ Căn cước công dân, hộ chiếu hoặc giấy tờ tùy thân khác theo quy định.
+ Điều kiện về sức khỏe, tuổi lao động: phải đáp ứng đủ.
+ Đảm bảo có văn bằng hoặc chứng chỉ chuyên môn phù hợp với chức danh của mình.
Khi làm việc, thuyền viên, người làm việc trên tàu cá có những quyền sau:
+ Có quyền được bảo đảm chế độ lao động, quyền và lợi ích hợp pháp khi làm việc trên tàu cá theo quy định của pháp luật về lao động.
+ Được bố trí đảm nhận chức danh phù hợp trên tàu cá.
+ Nếu không đủ điều kiện bảo đảm an toàn thì được quyền từ chối làm việc trên tàu cá.
Bên cạnh đó, thuyền viên, người làm việc trên tàu cá cũng phải có nghĩa vụ sau:
+ Đảm bảo chấp hành đúng quy định của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
+ Phải có trách nhiệm chấp hành mệnh lệnh của thuyền trưởng.
+ Đảm bảo chủ động phòng ngừa tai nạn cho mình, cho thuyền viên, người làm việc trên tàu cá và sự cố đối với tàu cá.
+ Khi phát hiện tình huống nguy hiểm trên tàu cá phải có trách nhiệm báo ngay cho thuyền trưởng hoặc người trực ca.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Luật thủy sản năm 2017
Quyết định số 676/QĐ-BNN-TCTS về việc công bố thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung lĩnh vực thủy sản thuộc phạm vi chức năng quản lý của bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Thông tư số 01/2022/TT-BNNPTNT sửa đổi, bổ sung một số thông tư trong lĩnh vực thủy sản.
THAM KHẢO THÊM: