Muốn được xuất bản đặc san thì cần phải có giấy phép xuất bản đặc san và làm mẫu tờ khai đề nghị cấp giấy phép xuất bản đặc san theo quy định. Vậy Mẫu tờ khai đề nghị cấp giấy phép xuất bản đặc san để làm gì?
Mục lục bài viết
1. Mẫu tờ khai đề nghị cấp giấy phép xuất bản đặc san là gì?
Mẫu tờ khai đề nghị cấp giấy phép xuất bản đặc san là mẫu tờ khai với các noi dung và thông tin về đề nghị cấp giấy phép xuất bản đặc san
Mẫu tờ khai đề nghị cấp giấy phép xuất bản đặc san là mẫu tờ khai đề nghị được cơ quan, tổ chức báo chí lập ra để đề nghị về việc cấp giấy phép xuất bản đặc san. Mẫu tờ khai nêu rõ người chịu trách nhiệm xuất bản đặc san, nội dung và mục đích xuất bản đặc san… Mẫu được ban hành kèm theo Thông tư 48/2016/TT-BTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông.
2. Mẫu tờ khai đề nghị cấp giấy phép xuất bản đặc san:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
CƠ QUAN, TỔ CHỨC
——-
TỜ KHAI
ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP XUẤT BẢN ĐẶC SAN
1. Tên cơ quan tổ chức đề nghị cấp phép: …..
– Địa chỉ: ………
– Điện thoại: …….. Fax: …………
– Quyết định/Giấy phép thành lập/Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Các giấy tờ khác ………..Cấp ngày: ……..
– Địa chỉ thư điện tử: ………..
2. Người chịu trách nhiệm xuất bản đặc san:
– Họ và tên: …….Sinh ngày: …….. Quốc tịch: ……..
– Chức danh: …….
– Số CMND (hoặc Hộ chiếu) số: ………. Nơi cấp: ……..
– Địa chỉ liên lạc: ………….
– Trình độ chuyên môn: ….
3. Tên gọi của đặc san: ……….
4. Mục đích xuất bản: …….
5. Nội dung thông tin: ……..
6. Đối tượng phục vụ: …..
7. Thể thức xuất bản: ……
– Ngôn ngữ thể hiện: ……
– Khuôn khổ: ……….
– Số trang: ……….
– Số lượng: ……….
– Thời gian xuất bản: …..
8. Phạm vi phát hành: ………..
9. Nơi in: ………
10. Địa điểm xuất bản đặc san: ……….
Cơ quan, tổ chức đề nghị cấp giấy phép xuất bản đặc san cam kết những điều trên đây là đúng và chịu trách nhiệm trước pháp luật.
………., ngày….tháng….năm….
NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU CƠ QUAN, TỔ CHỨC
(Ký tên, đóng dấu)
3. Hướng dẫn làm mẫu tờ khai đề nghị cấp giấy phép xuất bản đặc san:
– Ghi đầy đủ các thông tin trong tờ khai trên
– Tên cơ quan tổ chức đề nghị cấp phép
– Người chịu trách nhiệm xuất bản đặc san
– Người đứng đầu cơ quan, tổ chức kí và ghi rõ họ tên.
4. Một số quy định của pháp luật về Xuất bản đặc san:
4.1. Hồ sơ Xuất bản đặc san:
Theo Thông tư 16/2010/TT-BTTTT ngày 19/7/2010 quy định chi tiết và hướng dẫn việc cấp giấy phép hoạt động báo chí in, xuất bản số phụ, xuất bản phụ trương, xuất bản đặc san.
Tại Điều 11. Xuất bản đặc san:
1. Cơ quan, tổ chức muốn xuất bản đặc san gửi 01 bộ hồ sơ xin cấp phép về Cục Báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông. Hồ sơ gồm:
a) Tờ khai xin cấp phép xuất bản đặc san (Mẫu số 5);
b) Mẫu trình bày tên gọi của đặc san (măng-sét);
c) Văn bản của Sở Thông tin và Truyền thông cấp tỉnh chứng nhận có đủ điều kiện để xuất bản đặc san (đối với các cơ quan, tổ chức ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương).
2. Trong thời hạn ba mươi (30) ngày kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, Cục Báo chí có trách nhiệm xem xét giải quyết việc cấp phép xuất bản đặc san (Mẫu số 10); trường hợp không cấp phép, Cục Báo chí trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Căn cứ vào quy định như trên thì hồ sơ để Xuất bản đặc san phải đầy đủ các nội dung trên đây, Và lưu ý những trường hợp không được cấp phép sản xuất đặc san.
4.2. Xuất bản đặc san:
Tại Điều 35. Xuất bản đặc san theo
1. Điều kiện cấp giấy phép xuất bản đặc san gồm:
a) Có người có nghiệp vụ báo chí chịu trách nhiệm về việc xuất bản đặc san;
b) Tổ chức bộ máy hoạt động phù hợp bảo đảm cho việc xuất bản đặc san;
c) Xác định rõ tên đặc san, Mục đích xuất bản, nội dung thông tin, đối tượng phục vụ, phạm vi phát hành, ngôn ngữ thể hiện, khuôn khổ, số trang, số lượng, nơi in, thời gian xuất bản;
d) Có địa Điểm làm việc chính thức của cơ quan, tổ chức xin cấp giấy phép.
2. Trình tự, thủ tục cấp giấy phép xuất bản đặc san được thực hiện theo quy định sau đây:
a) Cơ quan, tổ chức có nhu cầu xuất bản đặc san gửi hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông cấp giấy phép;
Hồ sơ, thủ tục đề nghị cấp giấy phép xuất bản đặc san do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định.
b) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm cấp giấy phép xuất bản đặc san; trường hợp từ chối cấp phải
3. Thời gian hiệu lực của giấy phép xuất bản đặc san được quy định trong từng giấy phép nhưng không quá 01 năm kể từ ngày cấp.
Đến thời hạn xuất bản ghi trên giấy phép, cơ quan, tổ chức không xuất bản đặc san thì giấy phép hết hiệu lực và bị thu hồi. Nếu có nhu cầu xuất bản đặc san, cơ quan, tổ chức phải làm thủ tục xin phép lại.
4. Chậm nhất là 15 ngày trước ngày tạm ngừng hoặc chấm dứt xuất bản đặc san, cơ quan, tổ chức phải
5. Cơ quan, tổ chức có nhu cầu thay đổi một trong các nội dung ghi trong giấy phép xuất bản đặc san phải có văn bản đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông.
Như vậy, Xuất bản đặc san theo
4.3. Các hành vi bị nghiêm cấm:
Tại Điều 9. Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Đăng, phát thông tin chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có nội dung:
a) Xuyên tạc, phỉ báng, phủ nhận chính quyền nhân dân;
b) Bịa đặt, gây hoang mang trong Nhân dân;
c) Gây chiến tranh tâm lý.
2. Đăng, phát thông tin có nội dung:
a) Gây chia rẽ giữa các tầng lớp nhân dân, giữa Nhân dân với chính quyền nhân dân, với lực lượng vũ trang nhân dân, với tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội;
b) Gây hằn thù, kỳ thị, chia rẽ, ly khai dân tộc, xâm phạm quyền bình đẳng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam;
c) Gây chia rẽ người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, giữa người theo các tôn giáo khác nhau, chia rẽ các tín đồ tôn giáo với chính quyền nhân dân, với tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội; xúc phạm niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo;
d) Phá hoại việc thực hiện chính sách đoàn kết quốc tế.
3. Đăng, phát thông tin có nội dung kích động chiến tranh nhằm chống lại độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
4. Xuyên tạc lịch sử; phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm dân tộc, anh hùng dân tộc.
5. Tiết lộ thông tin thuộc danh Mục bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác theo quy định của pháp luật.
6. Thông tin cổ súy các hủ tục, mê tín, dị đoan; thông tin về những chuyện thần bí gây hoang mang trong xã hội, ảnh hưởng xấu đến trật tự, an toàn xã hội và sức khỏe của cộng đồng.
7. Kích động bạo lực; tuyên truyền lối sống đồi trụy; miêu tả tỉ mỉ những hành động dâm ô, hành vi tội ác; thông tin không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam.
8. Thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân; quy kết tội danh khi chưa có bản án của
9. Thông tin ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường về thể chất và tinh thần của trẻ em.
10. In, phát hành, truyền dẫn, phát
11. Cản trở việc in, phát hành, truyền dẫn, phát
12. Đe dọa, uy hiếp tính mạng, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nhà báo, phóng viên; phá hủy, thu giữ phương tiện, tài liệu, cản trở nhà báo, phóng viên hoạt động nghề nghiệp đúng pháp luật.
13. Đăng, phát trên sản phẩm thông tin có tính chất báo chí thông tin quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 và 10 của Điều này.
Dựa trên các quy định như trên thì việc sản xuất đặc san cần được lưu ý Các hành vi bị nghiêm cấm trong luật báo chí, về việc đăng phát các thông tin phải được thực hiện đúng theo các quy định của pháp luật. Việc đề nghị cấp giấy phép xuất bản đặc san cần kèm theo Mẫu tờ khai đề nghị cấp giấy phép xuất bản đặc san với đầy đủ nội dung theo quy định. Trên đây là thông tin của chúng tôi về Mẫu tờ khai đề nghị cấp giấy phép xuất bản đặc san, hướng dẫn làm Mẫu tờ khai đề nghị cấp giấy phép xuất bản đặc san mới nhất hiện nay.