Do nhiều lí do khác nhau, cá nhận chưa được nhận cha, mẹ do đó, pháp luật cho phép quyền được nhận cha, mẹ trong mọi thời điểm. Thủ tục bắt buộc là phải nộp tờ khai đăng ký việc nhận cha, mẹ.
Mục lục bài viết
1. Tờ khai đăng ký việc nhận cha, mẹ là gì?
Tờ khai đăng ký việc nhận cha, mẹ là văn bản do cá nhân (có thể là người nhận cha mẹ hoặc cá nhân khác) gửi tới cơ quan có thẩm quyền nhằm đề nghị cơ quan này xác định quan hệ cha mẹ mà không có tranh chấp xảy ra.
Tờ khai đăng ký việc nhận cha, mẹ dùng làm căn cứ để phát sinh nghĩa vụ của cơ quan có thẩm quyền trọng việc xác nhận quan hệ cha mẹ, là cơ sở bày tỏ nguyện vọng của cá nhân trong việc tìm đến một cơ quan có thẩm quyền để giải quyết mối quan hệ xã hội thuần túy này.
2. Mẫu tờ khai đăng ký việc nhận cha, mẹ mới nhất:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TỜ KHAI ĐĂNG KÝ NHẬN CHA, MẸ, CON
Kính gửi: (1)………
Họ, chữ đệm, tên người yêu cầu: ……………..
Nơi cư trú: (2) ………..
Giấy tờ tùy thân: (3)…………
Quan hệ với người nhận cha/mẹ/con: (4)………….
Đề nghị cơ quan công nhận người có tên dưới đây:
Họ, chữ đệm, tên:…….
Ngày, tháng, năm sinh:….
Giới tính:……………..Dân tộc:…………Quốc tịch:………………..
Nơi cư trú: (2)………..
Giấy tờ tùy thân: (3)………..
Là…………… của người có tên dưới đây:
Họ, chữ đệm, tên: ………..
Ngày, tháng, năm sinh:…………………….
Giới tính:…………….Dân tộc:…………………Quốc tịch:…………
Nơi cư trú: (2)…………
Giấy tờ tùy thân: (3)………..
Tôi cam đoan việc nhận………………nói trên là đúng sự thật, tự nguyện, không có tranh chấp và chịu trách nhiệm trước pháp luật về cam đoan của mình.
Làm tại………………..ngày …………tháng…………năm…………
Người yêu cầu
(Ký, ghi rõ họ, chữ đệm, tên)
Ý kiến của người hiện đang là mẹ hoặc cha(5)
Đề nghị cấp bản sao (6): Có Không
Số lượng:……….bản
3. Hướng dẫn viết tờ khai đăng ký việc nhận cha, mẹ chi tiết nhất:
(1) Ghi rõ tên cơ quan đăng ký nhận cha, mẹ, con;
(2)Ghi theo nơi đăng ký thường trú; nếu không có nơi đăng ký thường trú thì ghi theo nơi đăng ký tạm trú; trường hợp không có nơi đăng ký thường trú và nơi đăng ký tạm trú thì ghi theo nơi đang sinh sống.
(3)Ghi thông tin về giấy tờ tùy thân như: hộ chiếu, chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp lệ thay thế (ví dụ: Chứng minh nhân dân số 001089123 do Công an thành phố Hà Nội cấp ngày 20/10/2004).
(4)Chỉ khai trong trường hợp người khai không đồng thời là người nhận cha/mẹ/con.
(5)Chỉ khai trong trường hợp cha hoặc mẹ nhận con chưa thành niên hoặc người đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự, ghi ý kiến của người cha nếu mẹ là người yêu cầu, ý kiến người mẹ nếu cha là người yêu cầu (trừ trường hợp người đó đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự).
(5)Đề nghị đánh dấu X vào ô nếu có yêu cầu cấp bản sao và ghi rõ số lượng.
4. Các vấn đề pháp lý về việc nhận cha, mẹ:
Theo quy định tại điều 24
Thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con được thực hiện theo quy định tại điều 25 Luật Hộ tịch 2014, cụ thể:
– Người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con nộp tờ khai theo mẫu quy định và chứng cứ chứng minh quan hệ cha con hoặc mẹ con cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Khi đăng ký nhận cha, mẹ, con các bên phải có mặt.
– Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy việc nhận cha, mẹ, con là đúng và không có tranh chấp, công chức tư pháp – hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người đăng ký nhận cha, mẹ, con ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu.
Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 05 ngày làm việc.
Đăng ký nhận cha, mẹ, con trong một số trường hợp:
– Khi đăng ký khai sinh cho trẻ em mà có người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của cha hoặc mẹ kết hợp giải quyết thủ tục đăng ký khai sinh và thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con.
Trường hợp đăng ký khai sinh kết hợp đăng ký nhận cha, mẹ, con mà một bên có yêu cầu là người nước ngoài, công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài thì thẩm quyền thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam.
– Hồ sơ đăng ký khai sinh kết hợp đăng ký nhận cha, mẹ, con bao gồm:
+ Tờ khai đăng ký khai sinh, Tờ khai đăng ký nhận cha, mẹ, con theo mẫu quy định;
+ Giấy chứng sinh hoặc giấy tờ thay thế Giấy chứng sinh theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Luật hộ tịch;
+ Chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại Điều 14 của Thông tư này.
– Trình tự, thủ tục giải quyết việc đăng ký khai sinh kết hợp nhận cha, mẹ, con được thực hiện theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 16 và Điều 25 Luật hộ tịch trong trường hợp thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp xã; theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 36 và Điều 44 Luật hộ tịch trong trường hợp thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Nội dung đăng ký khai sinh xác định theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP và Điều 6 Thông tư này. Giấy khai sinh và Trích lục đăng ký nhận cha, mẹ, con được cấp đồng thời cho người yêu cầu.
Trường hợp 2: Đăng ký nhận cha, mẹ, con, bổ sung hộ tịch trong một số trường hợp đặc biệt
– Trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng, không đăng ký kết hôn, sinh con, người con sống cùng với người cha, khi người cha làm thủ tục nhận con mà không liên hệ được với người mẹ thì không cần có ý kiến của người mẹ trong Tờ khai đăng ký nhận cha, mẹ, con.
Nếu có Giấy chứng sinh và giấy tờ tùy thân của người mẹ thì phần khai về người mẹ được ghi theo Giấy chứng sinh và giấy tờ tùy thân của người mẹ. Nếu không có Giấy chứng sinh và giấy tờ tùy thân của người mẹ thì ghi theo thông tin do người cha cung cấp; người cha chịu trách nhiệm về thông tin do mình cung cấp.
– Trường hợp con do người vợ sinh ra trước thời điểm đăng ký kết hôn, đã được đăng ký khai sinh nhưng không có thông tin về người cha, nay vợ chồng có văn bản thừa nhận là con chung thì không phải làm thủ tục nhận cha, con mà làm thủ tục bổ sung hộ tịch để ghi bổ sung thông tin về người cha trong Sổ đăng ký khai sinh và Giấy khai sinh của người con.
– Trường hợp con do người vợ sinh ra trước thời điểm đăng ký kết hôn, chưa được đăng ký khai sinh mà khi đăng ký khai sinh, vợ chồng có văn bản thừa nhận là con chung thì thông tin về người cha được ghi ngay vào Giấy khai sinh của người con mà không phải làm thủ tục đăng ký nhận cha, con.
Trách nhiệm, hệ quả pháp lý của việc cung cấp thông tin về người mẹ và lập văn bản thừa nhận con chung không đúng sự thật tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều này theo quy định tại Điều 5 Thông tư này.
– Trường hợp con do người vợ sinh ra hoặc có thai trong thời kỳ hôn nhân nhưng vợ hoặc chồng không thừa nhận là con chung hoặc người khác muốn nhận con thì do Tòa án nhân dân xác định theo quy định pháp luật.
Trường hợp Tòa án nhân dân từ chối giải quyết thì cơ quan đăng ký hộ tịch tiếp nhận, giải quyết yêu cầu đăng ký khai sinh cho trẻ em chưa xác định được cha hoặc đăng ký nhận cha, con, hồ sơ phải có văn bản từ chối giải quyết của Tòa án và chứng cứ chứng minh quan hệ cha, con theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Thông tư này.
Thực tế, việc đăng ký cha, cha, mẹ con xét theo Luật nội dung được quy định tại
Người có quyền yêu cầu xác định cha, mẹ, con
– Cha, mẹ, con đã thành niên không bị mất năng lực hành vi dân sự có quyền yêu cầu cơ quan đăng ký hộ tịch xác định con, cha, mẹ cho mình trong trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 101 của Luật này.
– Cha, mẹ, con, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án xác định con, cha, mẹ cho mình trong trường hợp được quy định tại khoản 2 Điều 101 của Luật này.
– Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án xác định cha, mẹ cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự; xác định con cho cha, mẹ chưa thành niên hoặc mất năng lực hành vi dân sự trong các trường hợp được quy định tại khoản 2 Điều 101 của Luật này:
+ Cha, mẹ, con, người giám hộ;
+ Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
+ Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
+ Hội liên hiệp phụ nữ.
Có thể thấy rằng, việc thực hiện thủ tục nộp tờ khai sẽ là căn cứ quan trọng để cơ quan có thẩm quyền giải quyết, nhanh chấp xác nhận quan hệ cha, mẹ, con để họ thực hiện các nghĩa vụ luật định với nhau.