Đối với kiểu dáng công nghiệp, để thực hiện việc đăng ký SHTT với cơ quan Nhà nước, Chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp phải soạn thảo tờ khai kiểu dáng công nghiệp theo mẫu quy định.
Mục lục bài viết
1. Tờ khai đăng ký kiểu dáng công nghiệp là gì?
Kiểu dáng công nghiệp là một trong những đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Theo quy định tại Khoản 13, Điều 4 Luật SHTT 2005 SĐ -BS 2019: “Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này”.
Khoản 4, Điều 4 Luật SHTT 2005 SĐ -BS 2019 định nghĩa quyền sở hữu công nghiệp là: “quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh”.
Từ những khái niệm nêu trên, có thể hiểu đơn gian, tờ khai đăng ký kiểu dáng công nghiệp là văn bản được soạn thảo bởi cá nhân, tổ chức thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền
2. Khi nào soạn thảo tờ khai đăng ký kiểu dáng công nghiệp:
Quyền sở hữu công nghiệp là một trong các quyền sở hữu trí tuệ được quy định cụ thể tại
“Điều 63. Điều kiện chung đối với kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ
Kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
1. Có tính mới;
2. Có tính sáng tạo;
3. Có khả năng áp dụng công nghiệp”
– Tính mới đối với kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ là việc kiểu dáng công nghiệp đó có khác biệt đáng kể so với các kiểu dáng công nghiệp khác có trên thị trường
– Tính sáng tạo của kiểu dáng công nghiệp có vai trò vô cùng quan trọng đối với người thiết kế ra chúng hay là các cơ sở kinh doanh sử dụng chúng như một sản phẩm hàng hóa lưu thông trên thị trường. Tính sáng tạo dùng để chỉ tính đột phá trong việc người thiết kể tạo ra nó. Tính sáng tạo có sự khác biệt cơ bản đôi với tính mới. Nếu như tính mới chỉ đơn thuần chỉ ra sự ra đời của một sản phẩm khác biệt với các sản phẩm đã có trên thị trường thì tính sáng tạo bao hàm cả sự khác biệt đó nhưng đòi hỏi sự khác biệt ở tầm cao hơn, đốt phá hơn. Tính sáng tạo của kiểu dáng công nghiệp không chấp nhận sự kết hợp đơn thuần giữ các chất liệu vốn có ở hiện thực khách quan.
– Sáng chế được coi là có khả năng áp dụng công nghiệp nếu có thể thực hiện được việc chế tạo, sản xuất hàng loạt sản phẩm hoặc áp dụng lặp đi lặp lại quy trình là nội dung của sáng chế và thu được kết quả ổn định.
Như vậy, kiểu dáng công nghiệp chỉ được bảo hộ khi đáp ứng các yêu cầu về tính mới, tính sáng tạo và khả năng áp dụng công nghiệp.
3. Mẫu tờ khai đăng ký kiểu dáng công nghiệp mới nhất:
TỜ KHAI DẤU NHẬN ĐƠN
ĐĂNG KÝ KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP (Dành cho cán bộ nhận đơn)
Kính gửi: Cục Sở hữu trí tuệ
Chủ đơn dưới đây yêu cầu Cục Sở hữu trí tuệ xem xét
đơn và cấp Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp.
(1) TÊN KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP Kiểu dáng cần bảo hộ được tách ra từ đơn Phân loại quốc tế KDCN
số:…….
nộp ngày:…
(2) CHỦ ĐƠN
(Tổ chức, cá nhân yêu cầu cấp Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp)
Tên đầy đủ: ……..
Địa chỉ:…….
Điện thoại:………Fax:……….E-mail: ….
Chủ đơn đồng thời là tác giả kiểu dáng công nghiệp
Ngoài chủ đơn khai tại mục này còn có những chủ đơn khác khai tại trang bổ sung
(3) ĐẠI DIỆN CỦA CHỦ ĐƠN
Là người đại diện theo pháp luật của chủ đơn
Là tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp được uỷ quyền của chủ đơn
Là người khác được uỷ quyền của chủ đơn
Tên đầy đủ:……
Địa chỉ:…..
Điện thoại:………..Fax:…..E-mail:….
(4) TÁC GIẢ
Tên đầy đủ: ……Quốc tịch:……
Địa chỉ:….
Điện thoại:…….Fax:…….. E-mail: ……
Ngoài tác giả khai tại mục này còn có những tác giả khác khai tại trang bổ sung
(10) CHỦ ĐƠN/ĐẠI DIỆN CỦA CHỦ ĐƠN KÝ TÊN
(5) YÊU CẦU HƯỞNG QUYỀN ƯU TIÊN
CHỈ DẪN VỀ ĐƠN (CÁC ĐƠN) LÀ CĂN CỨ ĐỂ XÁC ĐỊNH NGÀY ƯU TIÊN
Theo đơn (các đơn) đầu tiên nộp tại Việt Nam Số đơn Ngày nộp đơn Nước nộp đơn
Theo đơn (các đơn) nộp theo Công ước Paris
Theo thoả thuận khác:
(6) PHÍ, LỆ PHÍ
Loại phí, lệ phí Số đối tượng tính phí Số tiền
Lệ phí nộp đơn cho mỗi sản phẩm của bộ sản … sản phẩm/phương án
phẩm/phương án của kiểu dáng công nghiệp
Lệ phí công bố đơn
Lệ phí công bố từ hình thứ 2 trở đi .. hình
Lệ phí yêu cầu hưởng quyền ưu tiên
Phí tra cứu phục vụ thẩm định nội dung …. sản phẩm/phương án
Phí thẩm định nội dung … sản phẩm/phương án
Tổng số phí, lệ phí phải nộp theo đơn là:
Số chứng từ (trường hợp nộp qua bưu điện hoặc chuyển khoản):
(7) CÁC TÀI LIỆU CÓ TRONG ĐƠN KIỂM TRA DANH MỤC TÀI LIỆU
Tài liệu tối thiểu: (Dành cho cán bộ nhận đơn)
Tờ khai, gồm…….trang x …….bản –
Bản mô tả bằng tiếng……., gồm…….trang –
Bộ ảnh chụp/bản vẽ, gồm…….ảnh x …….bộ –
Chứng từ phí, lệ phí Cán bộ nhận đơn
Tài liệu khác: (Ký và ghi rõ họ tên)
Giấy uỷ quyền bằng tiếng…….. –
bản dịch tiếng Việt, gồm…….trang –
bản gốc –
bản sao ( bản gốc sẽ nộp sau –
bản gốc đã nộp theo đơn số:…………….)
Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên:
Bản sao đơn đầu tiên, gồm…….bản
Giấy chuyển nhượng quyền ưu tiên (nếu thụ hưởng từ người khác)
Tài liệu xác nhận quyền đăng ký (nếu thụ hưởng từ người khác)
Có tài liệu bổ trợ khai tại trang bổ sung
(10) CAM KẾT CỦA CHỦ ĐƠN
Tôi cam đoan mọi thông tin trong tờ khai trên đây là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Khai tại:..
…… ngày … tháng … năm
(ghi rõ chức vụ và đóng dấu, nếu có)
Trang bổ sung
(2) CHỦ ĐƠN KHÁC
(Ngoài chủ đơn thứ nhất đã khai tại trang đầu tiên)
Tên đầy đủ:….
Địa chỉ:…..
Điện thoại:…..Fax:…..Email:……
Chủ đơn này đồng thời là tác giả kiểu dáng công nghiệp
Có yêu cầu cấp Phó bản bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp
Tên đầy đủ:…
Địa chỉ:….
Điện thoại:…..Fax:….Email:..
Chủ đơn này đồng thời là tác giả kiểu dáng công nghiệp
Có yêu cầu cấp Phó bản bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp
(4) TÁC GIẢ KHÁC
(Ngoài tác giả thứ nhất đã khai tại trang đầu tiên)
Tên đầy đủ: ………Quốc tịch: ….
Địa chỉ:…..
Điện thoại:….Fax:…..Email:…
Tên đầy đủ: …/…….Quốc tịch: ……
Địa chỉ:……..
Điện thoại:…..Fax:……Email:…
(9) CÁC TÀI LIỆU KHÁC
(Khai chi tiết từng loại tài liệu: tên, số trang…)
(10) CHỦ ĐƠN/ ĐẠI DIỆN CỦA CHỦ ĐƠN KÝ TÊN
4. Hướng dẫn thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp chi tiết nhất:
(1) Tên kiểu dáng công nghiệp: Đây là nơi chủ đơn tự đặt tên cho kiểu dáng của mình, tên phải ngắn gọn, phản ánh chính xác bản chất của sản phẩm mang kiểu dáng
– Phân loại quốc tế kiểu dáng công nghiệp: Là phần chủ đơn phải ghi chỉ số phân loại kiểu dáng theo Bảng phân loại quốc tế theo kiểu dáng Locarno
(2) Phần thông tin chủ đơn
Tên đầy đủ: Ghi rõ họ tên theo thông tin trên CCCD bằng chữ in hoa có dấu
Địa chỉ: Ghi theo thông tin theo sổ hộ khẩu. Trong trường hợp thay đổi địa chỉ thường trú phải ghi theo địa chỉ đã thay đổi
Điện thoại: Ghi số điện thoại liên lạc gần nhất
Chủ đơn đồng thời là tác giả kiểu dáng công nghiệp
Ngoài chủ đơn khai tại mục này còn có những chủ đơn khác khai tại trang bổ sung
(3) Phần thông tin của đại diện chủ đơn:
Đại diện của chủ đơn có thể là người được chủ đơn ủy quyền/tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp được ủy quyền
– Trường hợp đại diện chủ đơn là cá nhân:
Tên đầy đủ: Ghi rõ họ tên theo thông tin trên CCCD bằng chữ in hoa có dấu
Địa chỉ: Ghi theo thông tin theo sổ hộ khẩu. Trong trường hợp thay đổi địa chỉ thường trú phải ghi theo địa chỉ đã thay đổi
Điện thoại: Fax:…….
– Trường hợp đại diện chủ đơn là tổ chức
Tên đầy đủ: Ghi tên tổ chức theo giấy ĐKKD được cấp
Địa chỉ: Ghi theo địa chỉ trụ sở chính hiện tại ( ghi rõ tên đường, khu phố, phường/xã/thị trấn, Tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương)
(4) Phần thông tin tác giả
– Điền các thông tin gồm: tên đầy đủ, quốc tịch, địa chỉ, điện thoại, email và fax của tác giả.
(5) Yêu cầu hưởng quyền ưu tiên
Đánh dấu (x) vào ô phù hợp và điền thông tin theo yêu cầu ở cột bên cạnh về số đơn, ngày nộp đơn và nước nộp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp.
(6) Phí, lệ phí
Đánh dấu (x) vào ô tương ứng với loại phí, lệ phí mà bạn đã nộp cho Cục Sở hữu trí tuệ và điền thông tin theo yêu cầu ở cột bên cạnh như: Số đối tượng tính phí và số tiền nộp
(7) Các tài liệu có trong đơn
– Đánh dấu x vào ô vuông phù hợp, với các tài liệu bạn nộp kèm trong hồ sơ và điền thông tin mô tả về số trang, số bản theo mẫu.
– Ghi rõ cụ thể có bao nhiêu trang, bao nhiêu bản của từng loại tài liệu
– Ngoài các loại tài liệu nêu trong mẫu tờ khai kiểu dáng công nghiệp nếu còn có thêm các loại tài liệu bổ trợ khác thì đánh dấu “x” vào ô vuông “Có tài liệu bổ trợ khai tại trang bổ sung”
– Bên cột “Kiểm tra danh mục tài liệu” chúng ta không được điền bởi đây là phần của cán bộ nhận đơn đảm nhiệm.
(8) Cam kết của chủ đơn
Chủ đơn ký và ghi rõ tên cá nhân điền tờ khai đơn đăng ký kiểu dáng hoặc người được ủy quyền đại điện của chủ đơn lập tờ khai ký.
(9) Trang bổ sung
Ở phần trang bổ sung của tờ khai đăng kí kiểu dáng công nghiệp sẽ có 3 phần tương ứng với phần mà bạn đánh dấu x ở các phần trên có trang bổ sung, cụ thể:
– Chủ đơn khác (2): Ghi tên, địa chỉ chủ đơn thứ hai trở đi.
– Tác giả khác (4): ngoài tác giả khai ở trang thứ nhất, ghi họ tên , thông tin đầy đủ theo yêu cầu.
– Các tài liệu khác (7): Nếu có tài liệu bổ trợ thì ghi rõ tên và số trang tài liệu kèm theo tờ khai.
Thành phần hồ sơ đăng ký kiểu dáng công nghiệp gồm:
– Bản vẽ hoặc ảnh chụp kiểu dáng công nghiệp (04 bộ);
– Tờ khai đăng ký kiểu dáng công nghiệp theo mẫu quy định (02 bản);
– Bản mô tả kiểu dáng công nghiệp (01 bản);
– Chứng từ nộp phí, lệ phí;
–
– Các tài liệu khác (nếu có).
(10) Chủ đơn/đại diện chủ đơn ký tên
5. Thủ tục đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp:
Thủ tục đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp hiện nay được quy định chi tiết tại
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Hồ sơ đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp gồm:
– Tờ khai đăng ký kiểu dáng công nghiệp theo mẫu
– Bản mô tả kiểu dáng công nghiệp
– Bộ ảnh chụp, bản vẽ kiểu dáng công nghiệp.
– Giấy ủy quyền nếu gửi qua người đại diện
– Tài liệu chứng minh quyền đăng ký nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đăng ký của người khác
– Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên
– Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí
Bước 2: Gửi hồ sơ
Hồ sơ nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện tới Cục Sở hữu trí tuệ.
Bước 3: Tiếp nhận và thẩm định hồ sơ
– Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tiếp nhận và thẩm định hình thức đơn. Trường hợp đơn được tiếp nhận, Cục Sở hữu trí tuệ trao (gửi) một bản tờ khai cho người nộp đơn trong đó có đóng dấu xác nhận ngày nộp đơn, số đơn và kết quả kiểm tra danh mục tài liệu đơn có ghi rõ họ tên, chữ ký của cán bộ nhận đơn. Tờ khai được trao (gửi) lại nói trên có giá trị thay giấy biên nhận đơn
– Trường hợp hồ sơ hợp lệ về hình thức ra công bố đơn hợp lệ và tiến hành thẩm định nội dung đơn
– Trường hợp hồ sơ không hợp lệ về hình thức cơ quan thực hiện đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp trả lại hồ sơ và nêu rõ lý do.
Bước 4: Cấp văn bằng bảo hộ
– Sau khi thẩm định về nội dung hồ sơ, trường hợp hồ sơ hợp lệ và đảm bảo các điều kiện về cấp bằng sáng chế kiểu dáng công nghiệp thì thực hiện cấp văn bằng bảo hộ.
– Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện cơ quan có thẩm quyền thông báo từ chối cấp văn bằng bảo hộ