Chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp là việc chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp chuyển giao quyền sở hữu của chính mình cho tổ chức, cá nhân khác. Vậy mẫu tờ khai đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp được thực hiện như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mẫu tờ khai đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp:
Trước ngày 30 tháng 11 năm 2023, khi Thông tư 16/2016/TT-BKHCN còn hiệu lực thì mẫu tờ khai đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp phải thực hiện theo mẫu số 01-HĐCN được ban hành kèm theo Thông tư 16/2016/TT-BKHCN, nhưng từ ngày 30 tháng 11 năm 2023 Thông tư 23/2023/TT-BKHCN bắt đầu có hiệu lực thì không còn quy định về mẫu tờ khai đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp như Thông tư 16/2016/TT-BKHCN. Chính vì thế, khi thực hiện chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp, người chuyển nhượng không cần phải tuân thủ về mẫu tờ khai đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp như là Thông tư 16/2016/TT-BKHCN đã quy định. Tuy nhiên người chuyển nhượng vẫn có thể tham khảo về mẫu tờ khai đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp tại Thông tư 16/2016/TT-BKHCN. Cụ thể như sau:
TỜ KHAI ĐĂNG KÝ HỢP ĐỒNG CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP Kính gửi: Cục Sở hữu trí tuệ 386 Nguyễn Trãi, Hà Nội Chủ đơn dưới đây yêu cầu Cục Sở hữu trí tuệ đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp.
| DẤU NHẬN ĐƠN (Dành cho cán bộ nhận đơn) | ||||
CHỦ ĐƠN (Tổ chức, cá nhân yêu cầu chuyển nhượng) Tên đầy đủ:…. Địa chỉ:…. Điện thoại:…. Fax: Email: là bên chuyển nhượng là bên nhận chuyển nhượng | |||||
ĐẠI DIỆN CỦA CHỦ ĐƠN là người đại diện theo pháp luật của chủ đơn là tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp được uỷ quyền của chủ đơn là người khác được ủy quyền của chủ đơn Tên đầy đủ:… Địa chỉ:… Điện thoại:… Fax:… Email:… | |||||
ĐỐI TƯỢNG CỦA HỢP ĐỒNG Bằng độc quyền sáng chế Bằng độc quyền giải pháp hữu ích Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu | Số văn bằng bảo hộ:
| ||||
BÊN THỨ HAI TRONG HỢP ĐỒNG (KHÔNG ĐỨNG TÊN CHỦ ĐƠN) Tên đầy đủ:… Địa chỉ:… Điện thoại:… Fax:… Email:… | |||||
PHÍ, LỆ PHÍ | |||||
Loại phí, lệ | Số đối tượng tính phí | Số tiền | |||
Phí thẩm định hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển nhượng | …văn bằng bảo hộ |
| |||
Phí tra cứu nhãn hiệu liên kết phục vụ việc thẩm định hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển nhượng | …văn bằng bảo hộ |
| |||
Phí thẩm định đơn (trường hợp chuyển nhượng nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận) |
|
| |||
Lệ phí cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (trường hợp chuyển nhượng một phần danh mục hàng hóa/dịch vụ mang nhãn hiệu) |
|
| |||
Phí đăng bạ quyết định ghi nhận chuyển nhượng quyền SHCN | …văn bằng bảo hộ |
| |||
Phí công bố quyết định ghi nhận chuyển nhượng quyền SHCN | quyết định |
| |||
Tổng số phí và lệ phí nộp theo đơn là: |
| ||||
Số chứng từ (trường hợp nộp qua bưu điện hoặc chuyển khoản): | |||||
CÁC TÀI LIỆU CÓ TRONG ĐƠN
Tờ khai, gồm …….trang Hợp đồng chuyển nhượng, bằng tiếng…….gồm…….trang Bản gốc Bản sao Bản dịch hợp đồng ra tiếng Việt, gồm…… trang Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu (trong trường hợp đối tượng sở hữu công nghiệp thuộc sở hữu chung), gồm…….trang Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể, quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận của Bên nhận chuyển nhượng; Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn của bên nhận chuyển nhượng đối với nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể Bản gốc văn bằng bảo hộ ( bản gốc đã nộp theo đơn số:…) Giấy uỷ quyền bằng tiếng…… bản dịch tiếng Việt, gồm…….trang bản gốc bản sao ( bản gốc sẽ nộp sau bản gốc đã nộp theo đơn số:…) Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ) Tài liệu khác, cụ thể: | KIỂM TRA DANH MỤC TÀI LIỆU (Dành cho cán bộ nhận đơn)
| ||||
CAM KẾT CỦA CHỦ ĐƠN Tôi cam đoan mọi thông tin trong tờ khai trên đây là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Khai tại: …..ngày … tháng … năm … Chữ ký, họ tên chủ đơn/đại diện của chủ đơn (ghi rõ chức vụ và đóng dấu, nếu có) |
2. Hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp:
Căn cứ Điều 149 Văn bản hợp nhất 11/VBHN-VPQH 2022 hợp nhất Luật Sở hữu trí tuệ quy định về hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp, Điều này quy định hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp bao gồm những giấy tờ sau:
– Tờ khai đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp (tham khảo theo mẫu trên)
– Bản gốc hoặc bản sao hợp lệ của hợp đồng;
– Bản gốc của văn bằng bảo hộ đối với trường hợp chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp;
– Văn bản đồng ý của những đồng chủ sở hữu, văn bản giải trình lý do không đồng ý của bất kỳ một đồng chủ sở hữu nào về việc chuyển giao quyền nếu quyền sở hữu công nghiệp thuộc sở hữu chung;
– Các chứng từ nộp phí, lệ phí;
–
3. Quy định về chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp:
3.1. Quy định chung về chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp:
Căn cứ Điều 138 Văn bản hợp nhất 11/VBHN-VPQH 2022 hợp nhất Luật Sở hữu trí tuệ thì quy định chung về chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp bao gồm:
-Chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp là việc chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp chuyển giao quyền sở hữu của chính mình cho tổ chức, cá nhân khác.
– Việc chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp sẽ phải được thực hiện dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản (sau đây sẽ gọi là hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp).
3.2. Các điều kiện hạn chế việc chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp:
Căn cứ Điều 139 Văn bản hợp nhất 11/VBHN-VPQH 2022 hợp nhất Luật Sở hữu trí tuệ thì các điều kiện hạn chế việc chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp bao gồm có:
– Chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp sẽ chỉ được chuyển nhượng quyền của mình trong phạm vi được bảo hộ.
– Quyền đối với chỉ dẫn địa lý sẽ không được chuyển nhượng.
– Quyền đối với tên thương mại chỉ được chuyển nhượng cùng với việc chuyển nhượng toàn bộ những cơ sở kinh doanh và hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại đó.
– Việc chuyển nhượng quyền đối với nhãn hiệu không được gây ra sự nhầm lẫn về đặc tính, về nguồn gốc của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu.
– Quyền đối với nhãn hiệu chỉ được chuyển nhượng cho tổ chức, cá nhân đáp ứng được những điều kiện đối với người có quyền đăng ký nhãn hiệu đó.
– Quyền đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí chính là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước chỉ được chuyển nhượng cho các tổ chức được thành lập theo pháp luật Việt Nam, cá nhân là công dân của Việt Nam và thường trú tại Việt Nam. Tổ chức, cá nhân mà nhận chuyển nhượng quyền sở hữu phải thực hiện những nghĩa vụ tương ứng của tổ chức chủ trì theo quy định của pháp luật.
3.3. Nội dung của hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp:
Căn cứ Điều 139 Văn bản hợp nhất 11/VBHN-VPQH 2022 hợp nhất Luật Sở hữu trí tuệ thì hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp phải có những nội dung chủ yếu sau đây:
– Các căn cứ chuyển nhượng;
– Giá cả chuyển nhượng;
– Quyền và nghĩa vụ của 2 bên là bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng.
Những văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất 11/VBHN-VPQH 2022 hợp nhất Luật Sở hữu trí tuệ
– Thông tư 23/2023/TT-BKHCN hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ và Nghị định 65/2023/NĐ-CP về quyền sở hữu công nghiệp.