Trong Việc xây dựng đập, hồ chứa nước thì cần làm Mẫu tờ khai đăng ký an toàn đập, hồ chứa nước theo quy định của pháp luật. Vậy, Mẫu tờ khai đăng ký an toàn đập, hồ chứa nước có nội dung như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mẫu tờ khai đăng ký an toàn đập, hồ chứa nước là gì?
– Hồ chứa nước là công trình được hình thành bởi đập dâng nước và các công trình có liên quan để tích trữ nước, có nhiệm vụ chính là điều tiết dòng chảy, cắt, giảm lũ, cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, sinh hoạt, phát điện và cải thiện môi trường; bao gồm hồ chứa thủy lợi và hồ chứa thủy điện.
– Đập là công trình được xây dựng để dâng nước hoặc cùng các công trình có liên quan tạo hồ chứa nước.
– Đập và hồ chứa có thể được sử dụng để cung cấp nước uống, tạo ra năng lượng thủy điện, tăng nguồn cung cấp nước tưới tiêu, cung cấp các cơ hội giải trí, và kiểm soát lũ lụt.
– Tờ khai đăng ký an toàn đập, hồ chứa nước là tờ khai về các thông tin và nội dung về đăng ký an toàn đập, hồ chứa nước
Tờ khai đăng ký an toàn đập, hồ chứa nước là mẫu tờ khai được lập ra để đăng ký về các quy định đảm bảo sự an toàn của đập, hồ chứa nước
2. Mẫu tờ khai đăng ký an toàn đập, hồ chứa nước:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
…….,ngày….tháng….năm…….
TỜ KHAI
Đăng ký an toàn đập, hồ chứa nước
1. Tên đập, hồ chứa nước:………
2. Địa điểm xây dựng thuộc tỉnh …….., huyện …….., xã………
3. Nhiệm vụ chính: Cấp nước tưới □ Phát điện □ Cắt, giảm lũ □
Cấp nước sinh hoạt □ Cấp nước cho công nghiệp □
4. Thời gian xây dựng: Năm bắt đầu……; Năm kết thúc ……
5. Kinh phí xây dựng: …..
6. Nguồn vốn đầu tư xây dựng: …….
7. Tên chủ sở hữu đập
Địa chỉ: ..
Điện thoại: ………Fax: …………
Email: ……….
Website: ……..
8. Tổ chức, cá nhân khai thác đập (có liên quan đến công tác quản lý đập): Địa chỉ….
Điện thoại: ……Fax: ….
Email: ……..
9. Hồ chứa
9.1. Cấp công trình: ……
9.2. Vị trí (xã, huyện, tỉnh): ……
9.3. Diện tích lưu vực (Km2): …………
9.4. Dung tích ứng với MNDBT (106m3): ……..
9.5. Dung tích hữu ích (106m3): …
9.6. Dung tích chết (106m3): ………
9.7. Dung tích phòng lũ (106m3): ………..
9.8. Mực nước lũ thiết kế (m): …………
9.9. Mực nước lũ kiểm tra (m): …………..
9.10. Mực nước dâng bình thường (m): ………..
9.11. Mực nước chết (m): ……………
9.12. Mực nước lớn nhất đã xảy ra (m): ………
9.13. Mực nước thấp nhất (m): …………
10. Đập chính
10.1. Chiều dài đỉnh đập (m): ……..
10.2. Chiều cao lớn nhất (m): ……..
10.3. Cao trình đỉnh đập (m): …..
10.4. Cao trình đỉnh tường chắn
10.5. Loại đập (đập đất, đập bê tông trọng lực, đập đá đổ…): ..
10.6. Tình trạng chất lượng: Bình thường □ Hư hỏng □
Mô tả hư hỏng (nếu có): ………..
11. Các đập phụ
11.1. Chiều dài (m): ……….
11.2. Chiều cao (m): ……..
11.3. Cao trình đỉnh đập (m): ……
11.4. Cao trình đỉnh tường chắn
11.5. Kết cấu: …………….
11.6. Tình trạng chất lượng: Bình thường □ Hư hỏng □
Mô tả hư hỏng (nếu có): ………
12. Các cống lấy nước
12.1. Tên cống: ……………….
12.2. Vị trí (dưới đập nào?): ……..
12.3. Lưu lượng thiết kế (Qtk m3/s):
12.4. Vật liệu: ………..
12.5. Chế độ chảy: Không áp □ Có áp □
12.6. Chiều dài cống (m): ……….
12.7. Kích thước cống (m): ………..
12.8. Cao trình đáy cống (m): ……..
12.9. Tình trạng chất lượng: Tốt □ Hư hỏng □
Mô tả hư hỏng (nếu có): …………….
13. Tràn xả lũ
13.1. Tên tràn: …………….
13.2. Vị trí: …………
13.3. Lưu lượng xả thiết kế (Qxảtk m3/s):
13.4. Cao trình ngưỡng tràn (m): ………
13.5. Chiều rộng tràn (m): ……..…..
Số khoang: ………..Bề rộng khoang tràn: ………………
13.6. Kết cấu: …………..
13.7. Hình thức: ……………
13.8. Hình thức tiêu năng: …..
13.9. Hình thức đóng mở: …………..
13.10. Tình trạng chất lượng: Tốt □ Hư hỏng □
Mô tả hư hỏng (nếu có): ………
14. Công trình tháo nước khác
14.1. Tên công trình: ……………
14.2. Lưu lượng thiết kế (Qtk m3/s): ……….
14.3. Kết cấu: …………..
14.4. Chế độ chảy: Không áp □ Có áp □
14.5. Chiều dài (m): …………..
14.6. Kích thước (m): ………
14.7. Cao trình ngưỡng (m): …….
14.8. Tình trạng chất lượng: Bình thường □ Hư hỏng □
Mô tả hư hỏng (nếu có): ……….
15. Đường quản lý: Có □ không có □
15.1. Chiều dài: ………………….(m)
15.2. Mặt đường: Đất □ Cấp phối □ Nhựa, bê tông □
15.3. Chất lượng đường: Tốt □ Xấu□ Bình thường □
16. Các loại quan trắc
16.1. Quan trắc công trình
Quan trắc thấm □ Quan trắc chuyển vị □ Ứng suất □
16.2. Quan trắc khí tượng thủy văn chuyên dùng
Đo mưa Tự động □ Thủ công □
Số lượng trạm: …………….
Mô tả hiện trạng: ………..
Đo mực nước: Tự động □ Thủ công □
Số lượng trạm: ……………..
Mô tả hiện trạng: ………
17. Hệ thống giám sát vận hành
Có □ Không □
Mô tả hiện trạng: ………..
18. Cơ sở dữ liệu đập, hồ chứa nước
Có □ Không □
Mô tả hiện trạng: ………………………
19. Quy trình vận hành Có □ Không□
19.1. Năm phê duyệt:
19.2. Năm điều chỉnh:
20. Phương án bảo vệ Có □ Không □
20.1. Năm phê duyệt: ……….
20.2. Năm điều chỉnh: ……………
21. Cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ đập, hồ chứa
Có □ Không □
22. Phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp
Có □ Không □
22.1. Năm phê duyệt: ……
22.2. Năm điều chỉnh: …….
23. Phương án ứng phó thiên tai
Có □ Không □
23.1. Năm phê duyệt: …..
23.2. Năm điều chỉnh: …..
24. Kiểm định an toàn đập, hồ chứa nước
24.1. Số lần kiểm định: ……..
24.2. Năm thực hiện: ………
25. Lưu trữ hồ sơ đập, hồ chứa nước:
Đầy đủ □ Không đầy đủ □ Không có □
26. Thiết bị thông tin cảnh báo an toàn cho đập và vùng hạ du đập:
Có □ Không có □
27. Quy trình vận hành cửa van, quy trình bảo trì công trình
27.1. Quy trình vận hành cửa van
Có □ Không có □
27.2. Quy trình bảo trì công trình
Có □ Không có □
28. Quá trình quản lý khai thác
Tóm tắt các sự cố lớn, nội dung sửa chữa nâng cấp đã được thực hiện, năm thực hiện.
29. Đánh giá chung về an toàn đập
29.1. Đánh giá chung
29.2. Đề nghị
Ngày……tháng…..năm…..
(Tổ chức, cá nhân khai khác đập
ký tên, đóng dấu)
3. Hướng dẫn làm Mẫu tờ khai đăng ký an toàn đập, hồ chứa nước:
– Khai đầy đủ các thông tin trong mẫu tờ khai như trên
– Tránh tẩy xóa làm sai lệch thông tin trong tờ khai
– Tổ chức, cá nhân khai khác đập ký tên, đóng dấu
4. Một số quy định của pháp luật về an toàn đập, hồ chứa nước:
Căn cứ dựa trên nghị định Số: 114/2018/NĐ-CP về quản lý an toàn đập, Hồ chứa nước quy định như sau:
4.1. Kê khai đăng ký an toàn đập, hồ chứa nước:
Tại Điều 10. Kê khai đăng ký an toàn đập, hồ chứa nước
1. Trách nhiệm kê khai đăng ký an toàn đập, hồ chứa nước
a) Chủ đầu tư xây dựng đập, hồ chứa nước lập và gửi bản kê khai đăng ký an toàn đập, hồ chứa nước đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nghiệm thu đưa vào khai thác.
b) Đối với đập, hồ chứa nước đang khai thác mà chưa kê khai đăng ký an toàn đập, hồ chứa nước thì tổ chức, cá nhân khai thác đập, hồ chứa nước có trách nhiệm lập và gửi bản kê khai đăng ký an toàn đập, hồ chứa nước đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong thời hạn 45 ngày làm việc kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.
c) Đập, hồ chứa nước đang khai thác khi điều chỉnh quy mô, mục đích sử dụng; thay đổi chủ sở hữu, chủ quản lý, tổ chức, cá nhân khai thác thì tổ chức, cá nhân khai thác phải điều chỉnh bản kê khai đăng ký an toàn đập, hồ chứa nước và gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày có thay đổi.
Như vậy Kê khai đăng ký an toàn đập, hồ chứa nước phải thục hiện trên các nội dung trên đây về Trách nhiệm kê khai đăng ký an toàn đập, hồ chứa nước, và kèm theo Tờ khai đăng ký an toàn đập, hồ chứa nước theo mẫu, Đối với Trách nhiệm tiếp nhận kê khai đăng ký an toàn đập, hồ chứa nước thì được chia ra Đối với đập, hồ chứa thủy lợi và Đối với đập, hồ chứa thủy điện: Sở Công Thương tiếp nhận kê khai đăng ký an toàn đập, hồ chứa thủy điện; tổng hợp, xây dựng cơ sở dữ liệu về thông số kỹ thuật, thông tin quản lý đập, hồ chứa thủy điện trên địa bàn; báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Công Thương.
Theo đó khi thực hiện Trong phạm vi bảo vệ đập, hồ chứa nước các hoạt động phải có giấy phép của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, Việc thực hiện cấp, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ, thu hồi giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ đập, hồ chứa thủy lợi thực hiện theo quy định tại Chương IV Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi..
4.2 Bảo vệ đập, hồ chứa nước:
– Chủ sở hữu đập, hồ chứa thủy điện; tổ chức, cá nhân khai thác đập, hồ chứa thủy lợi có trách nhiệm lập phương án bảo vệ đập, hồ chứa nước.
– Phương án bảo vệ đập, hồ chứa nước bao gồm các nội dung chính sau đây:
+Đặc điểm địa hình, thông số thiết kế, sơ đồ mặt bằng bố trí công trình và chỉ giới cắm mốc phạm vi bảo vệ đập, hồ chứa nước;
+ Tình hình quản lý, khai thác và bảo vệ đập, hồ chứa nước;
+ Chế độ báo cáo, kiểm tra thường xuyên, định kỳ, đột xuất;
+ Quy định việc giới hạn hoặc cấm các loại phương tiện giao thông có tải trọng lớn lưu thông trong phạm vi bảo vệ công trình; quy định về phòng cháy chữa cháy; bảo vệ an toàn nơi lưu trữ tài liệu, kho tàng cất giữ vật liệu nổ, chất dễ cháy, chất độc hại;
+ Tổ chức lực lượng và phân công trách nhiệm bảo vệ đập, hồ chứa nước; trang thiết bị hỗ trợ công tác bảo vệ;
+ Tổ chức kiểm tra, kiểm soát người và phương tiện ra, vào công trình;
+ Phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn các hành vi xâm phạm, phá hoại công trình và vùng phụ cận của đập, hồ chứa nước;
+ Bảo vệ, xử lý khi đập, hồ chứa nước xảy ra sự cố hoặc có nguy cơ xảy ra sự cố;
+ Nguồn lực tổ chức thực hiện phương án;
+ Trách nhiệm của chủ sở hữu, chủ quản lý, tổ chức, cá nhân khai thác đập, hồ chứa nước, chính quyền các cấp và các cơ quan, đơn vị liên quan.
– Đập, hồ chứa thủy lợi phải được cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ công trình theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
– Trách nhiệm cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ đập, hồ chứa thủy lợi
+ Chủ đầu tư xây dựng đập, hồ chứa thủy lợi có trách nhiệm cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ đập, hồ chứa nước. Kinh phí cắm mốc được tính trong tổng mức đầu tư xây dựng công trình;
+ Đối với đập, hồ chứa thủy lợi đang khai thác mà chưa được cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ hoặc phạm vi bảo vệ không còn phù hợp thì tổ chức, cá nhân khai thác đập, hồ chứa nước có trách nhiệm cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ. Kinh phí cắm mốc được lấy từ nguồn tài chính trong quản lý, khai thác và nguồn hợp pháp khác.
– Thẩm quyền phê duyệt phương án bảo vệ đập, hồ chứa nước
+ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt phương án bảo vệ đập, hồ chứa nước do bộ quản lý;
+ Bộ Công Thương phê duyệt phương án bảo vệ đập, hồ chứa nước được xây dựng trên địa bàn 02 tỉnh trở lên;
+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt hoặc phân cấp cho Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt phương án bảo vệ đập, hồ chứa nước trên địa bàn, trừ đập, hồ chứa nước quy định tại điểm a, điểm b khoản này và khoản 6 Điều này.
+ Tổ chức, cá nhân khai thác đập, hồ chứa nước nhỏ quyết định phương án bảo vệ đập, hồ chứa nước.
+ Việc tổ chức thực hiện phương án bảo vệ đập, hồ chứa nước quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia thực hiện theo quy định của Nghị định này và pháp luật về bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia.
Trên đây là bài viết của chúng tôi về Mẫu tờ khai đăng ký an toàn đập, hồ chứa nước, Hướng dẫn làm Mẫu tờ khai đăng ký an toàn đập, hồ chứa nước mới nhất hiện nay