Hiện nay, khi xã hội ngày càng trở nên phát triển hơn trước thì các vấn đề liên quan đến pháp lý cũng là một trong những mối lo ngại của các cá nhân, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. Vậy để tránh những rủi ro có thể lường trước hành vi vi phạm pháp luật thì trước khi thực hiện công việc gì đó thì có thể tham khảo sự tư vấn của luật sư. Vậy mẫu thư tư vấn pháp luật cơ bản Luật sư đươc soạn thảo như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mẫu thư tư vấn pháp luật cơ bản của Luật sư thường sử dụng:
Hà Nội, ngày 06 tháng 1năm …..
Số VB:6.1…../TVPL
Gửi bằng: Email
THƯ TƯ VẤN PHÁP LÝ
(Về việc: tư vấn pháp lý)
Kính gửi: …
Lời đầu tiên, Văn phòng Luật sư xin gửi tới quý Công ty lời chào trân trọng, cảm ơn sự quan tâm, tin tưởng của Qúy công ty tới dịch vụ tư vấn pháp luật của Văn phòng chúng tôi. Dựa trên kết quả buổi trao đổi với quý khách ngày …, trên cơ sở thông tin và tài liệu khách cung cấp, chúng tôi đã nắm bắt các tài liệu, thông tin vụ việc và qua việc thực hiện chuyên môn nghiệp vụ của mình, từ đó nghiên cứu, áp dụng dẫn chiếu quy định của pháp luật hiện hành.
Sau đây Chúng tôi đưa ra ý kiến tư vấn của mình về các vấn đề mà quý Công ty quan tâm như: ….
Căn cứ trên yêu cầu tư vấn, bằng thư này, chúng tôi xin cung cấp các ý kiến pháp lý nhằm giúp quý khách hàng có được thông tin một cách chính xác và đầy đủ nhất như sau:
Tóm tắt nội dung:
Tóm tắt bối cảnh nêu sự việc, các tài liệu mà khách hàng cung cấp
Theo thời gian ngày.…. + Sự kiện pháp lý
– Nêu vấn đề giải quyết của khách hàng:……
– Căn cứ pháp lý/ Cơ sở pháp lý:…
Liệt kê các văn bản quy phạm pháp luật áp dụng hoặc các phương tiện giải thích bổ trợ
– Xác đinh các vấn đề luật sư được yêu cầu tư vấn:……
– Kết luận:……
Trên đây là toàn bộ ý kiến của chúng tôi liên quan đến vấn đề mà quý công ty yêu cầu tư vấn. Trong trường hợp cần làm rõ thêm bất kỳ nội dung nào, quý công ty vui lòng liên hệ với chúng tôi: ,,,,
Trân trọng!
TM. CÔNG TY LUẬT TẠI HÀ NỘI
Giám đốc
Luật sư tư vấn…
2. Hướng dẫn viết mẫu thư tư vấn pháp luật cơ bản:
– Phần mở đầu
Phần này cần giới thiệu Logo của tổ chức hành nghề luật (Công ty/Văn phòng Luật sư). Tiếp đó là các phần: tiêu đề, ngày tháng, họ tên, địa chỉ, số điện thoại, fax, email của người nhận.
Lưu ý nếu khách hàng là tổ chức thì cần đề tên người nhận gồm tên người đại diện theo pháp luật và tên đầy đủ của tổ chức đó.
Tiếp theo là lời chào và khẳng định ngắn gọn về phạm vi tư vấn.
– Tóm tắt nội dung sự việc và xác định yêu cầu tư vấn
Tóm tắt sự việc dựa trên những thông tin, tài liệu mà khách hàng cung cấp. Khi tóm tắt, cần chắt lọc để loại bỏ những chi tiết rườm rà và chỉ nêu những sự kiện có ý nghĩa pháp lý.
– Liệt kê các tài liệu khách hàng cung cấp
Phần này cần Liệt kê các tài liệu luật sư đã được khách hàng cung cấp liên quan đến vấn đề cần tư vấn mà luật sư đã kiểm tra để đưa ra câu trả lời của mình nhằm bảo lưu việc giới hạn phạm vi tư vấn.
Lưu ý ghi đúng tên, số, ngày tháng của từng tài liệu và phải sắp xếp thứ tự liệt kê phù hợp. Trong trường hợp có quá nhiều tài liệu thì có thể phân nhóm để liệt kê, ví dụ: tài liệu của khách hàng, tài liệu của cơ quan nhà nước, tài liệu người liên quan…
– Phần liệt kê văn bản áp dụng
Liệt kê các văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng để đưa ra ý kiến pháp lý.
Ngoài các văn bản quy phạm pháp luật, cần liệt kê thêm các phương tiện giải thích bổ trợ, ví dụ: các quyết định, công văn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền…Trường hợp quá nhiều văn bản thì có thể lựa chọn phương án chú thích.
– Ý kiến pháp lý
Đây là nội dung chính và quan trọng nhất của bản ý kiến pháp lý. Luật sư phải phân tích sự việc, kết luận, đưa ra khuyến nghị, giải pháp hoặc lời khuyên. Thông thường, để giúp khách hàng có thể dễ nắm bắt nhất thì ý kiến pháp lý cần được diễn đạt theo lối “diễn dịch”, tức đưa phần kết luận trước phần lập luận, phân tích khi kết luận là rõ ràng và có lợi cho khách hàng. Tuy nhiên, khi phần kết luận tỏ ra chưa chắc chắn hoặc bất lợi cho khách hàng thì nên phân tích lập luận trước rồi mới đưa ra kết luận.
Trong nội dung ý kiến pháp lý cần đảm bảo được các yêu cầu sau:
– Tính lôgic: cần trình bày trong một trật tự lôgic, thường sẽ được sắp xếp theo trật tự thời gian: vấn đề nảy sinh trước thì cần đề cập trước.
– Tính súc tích: Phải diễn đạt sự việc bằng số lượng từ ít nhất chừng có thể. Điều đó có nghĩa là tránh diễn đạt dài dòng, không nhắc lại hai ba lần cùng một sự việc và đừng nói đến những điều không liên quan đến vấn đề mà khách hàng đặt ra.
– Tính chính xác: Phải đảm bảo độ chính xác của ngôn từ, tránh sử dụng những từ có thể hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau. Mục đích của tiêu chí này là nhằm đảm bảo việc người đọc hiểu đúng ý của người soạn thảo.
– Ngôn ngữ thích hợp, lịch sự: Ngôn ngữ luật sư sử dụng phải là ngôn ngữ trang trọng, lịch sự, thể hiện đạo đức nghề nghiệp của nghề luật sư.
– Kỹ thuật trình bày văn bản: Cần viết mỗi ý chính là một đoạn văn. Việc chia đoạn và xuống dòng theo từng ý sẽ giúp cho người đọc dễ dàng nắm bắt nội dung của văn bản.
– Phần kết thúc
Đưa ra nội dung bảo lưu ý kiến pháp lý và giới hạn trách nhiệm của luật sư.
Đưa ra nội dung về tính riêng biệt và bảo mật của ý kiến pháp lý.
3. Kết cấu mẫu thư tư vấn pháp luật cơ bản của Luật sư thường sử dụng:
Một dạng thư từ trao đổi giữa Luật sư và khách hàng được nhận định đó chính là mẫu thư tư vấn pháp lý hay còn gọi là y kiến pháp lý. Thông qua mẫu giấy này thì Luật sư có thể giải đáp, cung cấp ý kiến pháp lý về câu hỏi tư vấn của khách hàng. Tuy nhiên, trong nội dung của mẫu thư tư vấn này Luật sư phải biết đưa ra các ý kiến pháp lý bằng văn bản một cách rành mạch, khoa học nhằm đưa những thông tin chuẩn xác, có căn cứ thiết thực cho khách hàng và đặc biệt ý kiến phải đủ rõ ràng để tránh việc khách hàng hiểu lầm ý của luật sư dẫn đến những thiệt hại đáng tiếc.
Ngoài
Phần mở đầu: Phần mở đầu có thể bao gồm lời chào tới khách hàng tư vấn và khẳng định cơ sở tư vấn theo Hợp đồng dịch vụ pháp lý đã ký kết với khách hàng.
Phần nội dung:Trong phần này sẽ bao gồm các đề mục:
I. Bối cảnh tư vấn: Trong phần này, sẽ trình bày các nội dung như sau:
1. Tài liệu vụ việc: nêu tên các tài liệu khách hàng cung cấp và tài liệu luật sư thu thập được (nếu có);
Hợp đồng mua bán hàng hóa số …. ký ngày … tháng … năm … giữa công ty A với công ty B;
Công văn yêu cầu thanh toán số …
2. Tóm lược bối cảnh tư vấn
(Nêu tóm tắt vụ việc tư vấn)
II. Yêu cầu tư vấn của khách hàng
Quý công ty đã ký Hợp đồng dịch vụ pháp lý số … với Công ty Luật … để công ty Luật … đưa ra ý kiến tư vấn đối với các yêu cầu thanh toán của phía công ty đối tác gửi cho Qúy khách trong công văn yêu cầu thanh toán số … gửi ngày … tháng … năm …
III. Căn cứ pháp lý:
(Nêu các căn cứ pháp lý sẽ sử dụng để đưa ra phương án tư vấn)
…
IV. Giả định, Bảo lưu
Nhằm hạn chế rủi do cũng như loại trừ trách nhiệm của luật sư nếu khách hàng cung cấp không đúng, không đủ các tài liệu vụ việc, gây ảnh hưởng tới hướng tư vấn.
V. Ý kiến tư vấn ngắn gọn
Nêu kết luận, đề xuất các phương án giải quyết. Thông thường, tâm lý khách hàng sẽ muốn nhìn thấy kết quả tư vấn ngay nên khi viết thư tư vấn, có thể đưa ý kiến tư vấn ngắn gọn trước (trình bày theo hướng diễn dịch) sau đó xuống các phần dưới sẽ viết cụ thể ý kiến sau.
VI. Ý kiến tư vấn chi tiết
Phân tích chi tiết và ký lưỡng các kết luận và các phương án giải quyết đã nếu ở mục V.
Phần kết thúc:
– Khẳng định thiện chí tư vấn và Lời chào cuối thư.