Hiện nay đối với các cơ sở y tế hay bệnh viện thì việc khám chữa bệnh rất được quan tâm trong quá trình khám chữa bệnh có những thiếu sót hay hạn chế chưa thể thực hiện tốt được thì rất cần sự góp ý của các bệnh nhân và người nhà bệnh nhân. Vậy trong trường hợp này thì hòm thư góp ý ở cơ sở y tế.
Mục lục bài viết
1. Mẫu thư góp ý ở cơ sở y tế là gì?
Mẫu thư góp ý ở cơ sở y tế và bệnh viện là mẫu đơn được soạn thảo Với mong muốn được lắng nghe và tiếp thu ý kiến của bệnh nhân và các, thân nhân và toàn thể nhân viên, phát huy dân chủ cơ sở trong mọi mặt, Các Bệnh viện đã triển khai hòm thư góp ý để tạo thêm một kênh thông tin giúp cho Ban Giám đốc có thể đánh giá khách quan về kết quả hoạt động của Bệnh viện, các mối quan hệ, tình hình tư tưởng của nhân viên, những khiếm khuyết trong lãnh đạo chỉ huy… để có biện pháp chấn chỉnh xử lý kịp thời. và cũng góp phần đấu tranh chống những biểu hiện hách dịch, quan liêu, cửa quyền
2. Mẫu thư góp ý ở cơ sở y tế:
Ban hành kèm theo Thông tư số
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
ĐƠN VỊ …………
Số: /2015/TGY
……, ngày tháng năm 20…..
THƯ GÓP ý
Tên tôi là (Có thể ghi hoặc không):
Địa chỉ (Có thể ghi hoặc không):
Nội dung góp ý:………….
Kiến nghị, đề xuất:………….
KÝ TÊN (hoặc không cần ký tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo Mẫu thư góp ý ở cơ sở y tế:
– Ghi đầy đủ các thông tin trong mẫu thư góp ý ở cơ sở y tế và bệnh viện
– Mỗi cơ sở y tế phải thiết kế, in sẵn mẫu thư góp ý với các nội dung: Họ tên, địa chỉ người viết thư, nội dung phản ánh, kiến nghị đề xuất, ký tên hoặc không cần ký tên theo Phụ lục số 2 ban hành kèm theo Thông tư này.
– Mẫu thư góp ý được để ở ngăn sau của hòm thư góp ý, nhô cao hơn mặt trên của hòm thư góp ý khoảng 5cm, thuận tiện cho người dân khi có nhu cầu sử dụng.
4. Một số quy định của pháp luật về thư góp ý ở cơ sở y tế:
4.1. Nguyên tắc sử dụng hòm thư góp ý và xử lý thư phản ánh,kiến nghị của nhân dân:
1. Tuân thủ pháp luật, bảo đảm quyền phản ánh, kiến nghị của công chức, viên chức, người lao động, của người dân về hoạt động của các cơ sở y tế.
2. Công khai, minh bạch, đúng thẩm quyền, trách nhiệm trong việc tiếp nhận, xử lý và công bố kết quả xử lý phản ánh, kiến nghị theo quy định của pháp luật.
3. Không lợi dụng hòm thư góp ý để tố cáo sai sự thật, đả kích, bôi xấu làm ảnh hưởng đến uy tín, hoạt động của cá nhân, tổ chức được góp ý.
4. Thông tin, tài liệu thu thập từ hòm thư góp ý là một trong các căn cứ để xem xét khen thưởng, chấn chỉnh tác phong, lề lối làm việc và tinh thần phục vụ nhân dân của công chức, viên chức, người lao động tại các cơ sở y tế.
Như vậy đối với các vướng mắc cụ thể trong thực hiện quy định hành chính do hành vi chậm trễ trong khám chữa bệnh, gây phiền hà hoặc không thực hiện, thực hiện không đúng quy định hành chính của bệnh viện như từ chối thực hiện, kéo dài thời gian thực hiện thủ tục bệnh viện hay tự ý yêu cầu, bổ sung, đặt thêm hồ sơ, giấy tờ ngoài quy định của pháp luật, sách nhiễu, gây phiền hà, đùn đẩy trách nhiệm; không niêm yết công khai, minh bạch thủ tục hành chính hoặc niêm yết công khai không đầy đủ các thủ tụctai các cơ sở y tế thì cần góp ý tại hòm thư để được giải quyết các vấn đề còn tồn đọng
Đối với việc góp ý cần thực hiện theo các Nguyên tắc sử dụng hòm thư góp ý và xử lý thư phản ánh, kiến nghị của nhân dân và Tuân thủ pháp luật, bảo đảm quyền phản ánh, kiến nghị của công chức, viên chức, người lao động, của người dân về hoạt động của các cơ sở y tế theo quy định của pháp luật, Không lợi dụng hòm thư góp ý để tố cáo sai sự thật mọi trường hợp làm sai các quy định tùy theo mức độ sẽ được xử lý theo quy định của pháp luật
4.2. Quy cách của hòm thư góp ý:
Ngày 01 tháng 10 năm 2015, Bộ Y tế ban hành
Đối với việc lựa chọn vị trí để Hòm thư góp ý được đặt tại nơi dễ nhận thấy, và đặt tại nơi đông người qua lại; được treo cố định trên tường, độ cao cách nền nhà khoảng 1,5m. vị trí đặt hòm thư góp ý Đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, tại khoa/phòng khám bệnh, mỗi khoa lâm sàng, cận lâm sàng, phòng chức năng, hành chính thực hiện dịch vụ công ít nhất phải có 01 hòm thư góp ý theo quy định
– Quy cách của hòm thư góp ý được thực hiện đó là Trên Hòm thư góp ý phải có dòng chữ in hoa “Hòm thư góp ý” ở phía trên, chính giữa mặt chính hòm thư và tên cơ sở y tế ở phía trên bảo đảm rõ ràng, dễ đọc, màu sắc chữ phải tương phản với màu của hòm thư theo quy định để dễ ràng nhận thấy
– Đối với thiết kế các Kích thước của hòm thư góp ý tối thiểu phải bảo đảm chiều cao, và đảm bảo chiều ngang và độ dày tương ứng là: 40 cm, 30cm, 20cm. Khe bỏ thư góp ý phải có kích thước dài tối thiểu 20 cm và rộng từ 0,5 đến 01cm. Hòm thư có ngăn để mẫu thư góp ý ở phía sau hòm thư
– Đối với Màu sắc của hòm thư góp ý do cơ sở y tế quyết định và phải bảo đảm tương phản với màu nền tại khu vực đặt hòm thư góp ý để người dân dễ nhận biết. và Quy cách hòm thư góp ý được ban hành tại Phụ lục số 1 kèm theo Thông tư này.
4.3. Quy trình mở hòm thư góp ý:
Nhằm tiếp nhận các ý kiến phản ánh, đơn thư và xử lý kịp thời, đúng quy định của pháp luật về khám chữa bệnh tại các cơ sởi y tế và bệnh viện cần có các hòm thư góp ý theo quy dịnh và thực hiện theo các bước như sau:
Bước 1: Định kỳ 01 lần/01 tuần, cơ sở y tế tổ chức mở hòm thư góp ý vào một thời điểm nhất định, phù hợp do Thủ trưởng cơ sở y tế quy định và Việc mở hòm thư góp ý được theo dõi bằng sổ mở hòm thư góp ý. các Thành phần mở hòm thư có tối thiểu 03 người, gồm: Lãnh đạo Phòng Tổ chức cán bộ, đại diện Ban Thanh tra nhân dân và đại diện Ban Chấp hành Công đoàn của cơ sở y tế.
Bước 2: Trước khi mở hòm thư, những người tham gia mở hòm thư phải kiểm tra khóa hòm thư, nếu phát hiện nghi ngờ về sự an toàn hòm thư thì phải báo cáo Thủ trưởng cơ sở y tế biết để có biện pháp giải quyết.
Bước 3: Khi tiếp nhận thư góp ý, người tham gia mở hòm thư góp ý phải cam kết bằng văn bản không tiết lộ nội dung thư góp ý; tập hợp thư góp ý vào phong bì và ký niêm phong chuyển cho bộ phận xử lý theo thẩm quyền và Chìa khóa và sổ theo dõi chuyển cho bộ phận được giao nhiệm vụ quản lý sau khi mở hòm thư.
Bước 4: tiếp nhận, phân loại, xử lý đơn, thư từ hòm thư góp ý được thực hiện theo quy định tại
Như chúng ta dã biết, hòm thư góp ý vô cùng tiên ích và rất phù hợp để nguoi dân có thể góp ý những hạn chế và thiếu sót của bệnh viện hay cơ sở y tế để từ đó hoàn thành và sửa chữa những thiếu sót trong công việc. Trên đây,
Cơ sở pháp lý: Thông tư số 25/2015/TT-BYT quy định về hòm thư góp ý tại các cơ sở y tế