Tăng lương là mong muốn, nguyện vọng mà người lao động luôn muốn được đảm bảo trong quá trình làm việc. Có rất nhiều hình thức đề nghị tăng lương. Một trong số đó là viết thư đề nghị. Dưới đây là phân tích về mẫu thư đề nghị tăng lương bằng tiếng Anh hữu hiệu nhất.
Mục lục bài viết
1. Mẫu thư đề nghị tăng lương bằng tiếng Anh hữu hiệu nhất:
Dear Director Tran Van M.
I Hope you have a nice day.
Yesterday, I was told by the HR manager about increasing salary transfers on an annual basis. I have also been discussed by the human resources manager about the percentage of my salary increase. I have thought a lot, and today decided to write to you to agree on my current salary.
I have worked and accompanied the company for 6 years. Currently, I am holding the position of Head of Finance. I am very grateful to my boss and the company for allowing me to hold this position. I am very happy and proud of that.
During the past working time, I find myself making efforts and trying my best to complete the assigned tasks, and the work results that I have achieved are relatively good.
From 2020 to now, my salary has not been adjusted to increase corresponding to the jobs I undertake. The salary adjustment in the coming time that the company offers, I think is not reasonable. In fact, the percentage of salary increase that the company offers is not really commensurate with the effort, the amount of work as well as the responsibility that the crime undertakes.
Because of these reasons, today, I am writing this letter to the Director, hoping that you can consider adjusting my salary to be increased, commensurate with my work efforts and work results. I achieved, as well as my contributions to the company.
I hope we can come to a favorable agreement.
Thank you for taking the time to read my letter.
Sign
V
Quach Thi V
Bản dịch:
Kính gửi Giám đốc Trần Văn M.
Chúc anh có một ngày tốt lành.
Hôm qua, tôi đã được quản lý nhân sự đề cập về việc tăng chuyển lương theo định kỳ hàng năm. Tôi cũng đã được quản lý nhân sự trao đổi về phần trăm lương tôi được tăng. Tôi đã suy nghĩ rất nhiều, và hôm nay quyết định viết thư này cho anh để thỏa thuận về mức lương hiện tại của tôi.
Tôi đã làm việc và đồng hành cùng công ty được 6 năm. Hiện tại, tôi đang được giữ chức danh là trưởng phòng tài vụ. Tôi rất cảm ơn Sếp và công ty đã tạo điều kiện cho tôi được giữ chức vụ này. Tôi rất vui và tự hào về điều đó.
Trong suốt thời gian làm việc vừa qua, tôi tự thấy mình đã nỗ lực và cố gắng hết sức mình để hoàn thiện các công việc được giao, và kết quả công việc mà tôi đạt được tương đối tốt.
Từ năm 2020 đến nay, mức lương của tôi chưa có sự điều chỉnh tăng cường tương ứng với các công việc tôi đảm nhận. Mức điều chỉnh lương trong thời gian tới mà công ty đưa ra, tôi thấy chưa hợp lý. Thực tế, phần trăm lương tăng lên mà công ty đưa ra chưa thực sự tương xứng với công sức, số lượng công việc cũng như trách nhiệm mà tôi đảm nhận.
Chính vì những lý do đó, hôm nay, tôi viết thư này gửi đến Giám đốc, hy vọng anh có thể xem xét để điều chỉnh mức lương của tôi được tăng lên, tương xứng với công sức làm việc, kết quả công việc mà tôi đạt được, cũng như những đóng góp của tôi đối với công ty.
Tôi hy vọng chúng ta có thể đi đến một thỏa thuận có lợi.
Cảm ơn Giám đốc đã dành thời gian đọc thư của tôi.
Ký tên
V
Quách Thị V.
2. Hướng dẫn viết thư đề nghị tăng lương:
Khi viết thư đề nghị tăng lương, người viết cần lưu ý một số thông tin, vấn đề sau đây:
– Về nội dung:
+ Thư đề nghị tăng lương phải đảm bảo có thông tin người nhận, lời chào. Ví dụ: “Kính gửi giám đốc A”, “Chúc giám đốc có một ngày làm việc tốt lành”. Điều này tạo nên thái độ lịch sự, gần gũi, chân thành của người viết thư đối với người nhận. Đây được xem là thông tin mang tính truyền thống nhất mà các cá nhân cần đảm bảo khi viết thư. Đây cũng được xem là lời mở đầu cho nội dung thư đề nghị tăng lương.
+ Nội dung chính của thư đề nghị tăng lương là mong muốn được điều chỉnh, thỏa thuận về mức lương. Do đó, khi viết thư, người viết cần đề cập luôn về thông tin này, tránh dài dòng, lan man. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý, việc đề cập này phải được thể hiện một cách tinh tế, nhẹ nhàng, tránh trường hợp như đi “đòi tăng lương”. Mục đích của thư là xin tăng lương, nhưng nội dung của thư không nên đề cập đến cụm từ “ xin tăng lương”, mà thể hiện qua cụm từ “thỏa thuận về vấn đề tăng lương”. Điều này giúp nội dung của bức thư nhẹ nhàng, mà người nhận vẫn hiểu được mong muốn, nguyện vọng của mình.
+ Lý do viết thư là để thỏa thuận về vấn đề tăng lương nên để ngay ở phần đầu của thư. Khi đề cập đến mong muốn tăng lương, người viết thư sẽ đưa ra những lý do xin tăng lương của mình. Những lý do mà người viết đưa ra phải mang tính khách quan, dựa trên thực tế xác thực. Tránh trường hợp đưa ra những lý do “ảo”, gây mất thiện cảm cho cấp trên. Bởi cấp trên sẽ biết và xác thực được những thông tin mà người này đưa ra có đúng hay không.
+ Mong muốn được tăng lương phải được thể hiện một cách cụ thể, dứt khoát, rõ ràng trong thư, không vòng vo. Việc bày tỏ dứt khoát mong muốn của mình cùng các lý do xác thực đưa ra sẽ giúp cấp trên nghiêm túc cân nhắc, nhìn nhận nguyện vọng của người viết. Đây được xem là một trong những bước thành công ban đầu đối với người viết thư.
+ Cuối thư, người viết phải bày tỏ mong muốn, hy vọng cấp trên sẽ xem xét nguyện vọng của mình, cùng lời cảm ơn.
– Về hình thức:
+ Thư đề nghị tăng lương phải đảm bảo đầy đủ về bố cục hình thức như các lá thư thông thường: Lời chào gửi- Lý do viết thư- Bày tỏ ý kiến- Lời chào cuối thư.
+ Bản chất của việc bày tỏ đề nghị là viết thư, nên ngôn từ không nên quá cứng nhắc. Ngôn từ vừa chân thành, vừa thể hiện sự tôn trọng với người viết.
+ Ngôn từ dễ hiệu, không được sử dụng lời lẽ phô trương, không viết tắt, viết sai chính tả.
3. Ý nghĩa của thư đề nghị tăng lương:
– Thư đề nghị tăng lương là hình thức bày tỏ quan điểm của nhân viên với cấp trên về vấn đề tăng lương. Khác với các hình thức đơn từ trang trọng khác, thư đề nghị tăng lương thể hiện sự thân mật, chân thành, gần gũi, thông qua viết thư, nhân viên sẽ bày tỏ được ý kiến, mong muốn của mình với cấp trên về việc tăng lương cho mình. Trong nội bộ hoạt động của các công ty, viết thư đề nghị tăng lương là hoạt động phổ biến, diễn ra nhiều. Đây được xem là phương thức trao đổi ý kiến, quan điểm, tâm tư, nguyện vọng giữa cấp dưới với cấp trên. Thông qua thư đề nghị tăng lương này, cấp trên sẽ nắm bắt được nguyện vọng của nhân viên mình. Từ đó xem xét, đưa ra phương hướng giải quyết nguyện vọng đó sao cho phù hợp nhất.
– Viết thư đề nghị tăng lương là cách thức bày tỏ nguyện vọng, mong muốn về lương thưởng một cách nhẹ nhàng và tinh tế. Thực tế, khi làm thư gửi cho cấp trên, chỉ có cấp trên (lãnh đạo) và cá nhân viết thư nắm bắt được nội dung của thư đề nghị đó. Điều này tạo nên tính riêng tư, nội bộ, tránh gây ảnh hưởng đến tư tưởng của các thành viên khác. Hơn hết, nó tạo điều kiện cho việc trao đổi thông tin được rõ ràng, vừa giúp công tác quản lý, giám sát hoạt động của công ty của cấp lãnh đạo vẫn được đảm bảo, tránh xảy ra tình trạng rối ren.
– Thư đề nghị tăng lương là việc trao đổi, thỏa thuận quan điểm, ý kiến giữa cấp trên đối với cấp dưới. Thông qua thư đề nghị tăng lương, nhân viên có thể bày tỏ rõ tâm tư, nguyện vọng của mình đối với việc tăng lương. Đồng thời, thư đề nghị tăng lương cũng là phương thức giúp cấp trên nắm bắt được mong muốn, tâm tư của nhân viên một cách nhẹ nhàng và khéo léo nhất. Đây là cách thức hữu hiệu trong việc trao đổi mong muốn của cấp trên đối với cấp dưới. Nếu cấp trên bằng bằng lòng, đồng ý với ý kiến, mong muốn của cấp dưới thì sẽ có phương hướng điều chỉnh. Trong trường hợp không đồng ý, cấp trên cũng sẽ dựa vào nội dung của thư để đưa ra câu trả lời phù hợp nhất.
– Khi ý kiến, quan điểm của cấp dưới và cấp trên được thỏa thuận, trao đổi, sẽ tìm ra tiếng nói chung cho cả hai bên. Đây được xem là đòn bẩy để tạo nên quan hệ lao động tốt đẹp. Đồng thời, khi người lao động thấy ý kiến của mình được lắng nghe, chia sẻ, họ sẽ có thêm động lực để làm việc, kết quả lao động sẽ đạt được hiệu quả tốt nhất.
Thực tế, trong quan hệ lao động sẽ thường xảy ra những mâu thuẫn, xung đột về quan điểm giữa cấp trên và nhân viên. Để quan hệ lao động đạt hiệu quả cao, cần cân bằng hai hòa các quan điểm khác biệt đó. Viết thư trao đổi ý kiến là một trong những cách thức tốt để thực hiện điều này.